Nguyên Nhân Trần Nhà Bị Thấm Nước Và Cách Xử Lý Hiệu Quả

Chọn nội dung cần xem

Toggle
  • Nguyên nhân trần nhà bị thấm nước
  • Cách xử lý trần nhà bị thấm dột
    • Các bước xử lý trần nhà bị thấm dột bằng keo chống thấm
      • Bước 1: Chuẩn bị vật liệu thi công
      • Bước 2: Vệ sinh bề mặt trần nhà
      • Bước 3: Tiến hành khoan và gắn kim bơm keo
      • Bước 4: Bơm keo chống thấm trần nhà
    • Các loại keo chống thấm dột trần nhà tốt nhất hiện nay
  • Một số lưu ý quan trọng về biện pháp chống thấm dột trần nhà
  • Tại sao bạn nên chọn dịch vụ chống thấm dột tại Sơn Sửa Nhanh
5/5 - (2 bình chọn)

Trần nhà bị thấm nước là hiện tượng thường xuyên xảy ra vào những mùa mưa khiến cho nhiều gia chủ lo lắng không biết cách xử lý thế nào?  Ngoài đưa ra lựa chọn giải pháp tốt nhất và đúng kỹ thuật, thì gia chủ cần phải biết nguyên nhân trần nhà bị thấm nước là gì? Từ đó, giúp gia chủ biết cách kiểm tra và xử lý chống thấm một cách triệt để nhất.

Nguyên nhân trần nhà bị thấm nước

Với những công trình nhà ở lâu năm hoặc những căn hộ chung cư giá rẻ xảy ra tình trạng thấm dột nước khiến trần nhà và góc tường có nhiều vết chân chim rạn nứt ngả vàng. Kèm theo đó là trần nhà bị đọng nước, nhỏ giọt vừa gây mất thẩm mỹ, vừa nguy hiểm với gia đình. Có một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến trần nhà bị thấm nước như:

Nguyên nhân trần nhà bị thấm dột
Tạo sao trần nhà bị thấm dột nước và ố vàng

– Nguyên nhân trần nhà bị thấm nước không thể tránh khỏi, đó là do thời tiết khí hậu nóng ẩm mưa nhiều khiến công trình chịu tác động mạnh.

– Do chất lượng thi công không đảm bảo về kỹ thuật, phương pháp, vật liệu.

– Đội ngũ phụ trách tay nghề non kém, thi công ẩu, làm việc tắc trách, thiếu trách nhiệm.

– Nền nhà không được dầm nén chặt, khi thi công xong vẫn chịu tác động sụt lún khiến cho trần nhà bị nứt và bị thấm dột.

– Thi công trước nhà liền kề nên chịu không ít tác động khi công trình bên cạnh xây dựng.

– Bỏ qua khâu chống thấm trần nhà hoặc chống thấm trần không đạt tiêu chuẩn cần thiết.

Tất cả những nguyên nhân trần nhà bị thấm nước trên xảy ra khá phổ biến ở các công trình xây dựng, nhà ở. Biểu hiện của việc trần nhà bị thấm dột là trên trần xuất hiện những vệt ố vàng, bị ngả màu, có những vết rạn nứt chân chim, có thể bị đọng nước và nhỏ giọt xuống dưới. Vì vậy, khi xuất hiện những dấu hiệu thấm dột , hãy liên hệ với dịch vụ chống thấm nhà có uy tín để được xử lý chống thấm trần nhà một cách hiệu quả nhất.

Ngoài ra, gia chủ cũng cần phải lưu ý về vấn đề kiểm tra chống thấm và bảo dưỡng trần nhà thường xuyên. Bởi nếu không xử lý tình trạng trần nhà bị thấm nước kịp thời sẽ gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nó không chỉ làm mất tính thẩm mỹ cho ngôi nhà mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe cho mọi người trong gia đình.

Cách xử lý trần nhà bị thấm dột

Có nhiều cách để chống thấm trần nhà tạm thời, như: tạo mảng cây xanh leo có kết hợp với vòi phun nước giúp cho bề mặt tường không bị co ngót đột ngột. Ngoài ra, trong xây dựng cơ bản còn có phương pháp sử dụng cao su lỏng và sơn để chống thấm hiệu quả.

Tuy vậy, tất cả các giải pháp chống thấm dột cần được xử lý ngay khi công trình còn đang thi công sẽ là yếu tố tiên quyết giúp nhà ở luôn kiên cố, hạn chế hiện tượng thấm dột trần nhà.

Sử dụng keo chống thấm là một trọng những biện pháp an toàn và hiệu quả đối với trần nhà bê tông, mái tôn, mái ngói,… Không những vậy, keo chống thấm dột giúp gia chủ tiết kiệm chi phí, kéo dài tuổi thọ cho trần nhà.

Keo chống thấm
Các loại keo chống thấm tốt nhất hiện nay

Các bước xử lý trần nhà bị thấm dột bằng keo chống thấm

Trước khi bắt tay vào xử lý trần nhà bị thấm nước, cần có bước đánh giá và kiểm tra tình trạng trần nhà bị thấm dột ở đâu và nguyên nhân do đâu. Từ đó đưa ra giải pháp phù hợp và xử lý một cách triệt để. Dưới đây là một số hướng dẫn các bước chống thấm trần nhà bằng keo chống thấm hiệu quả:

Bước 1: Chuẩn bị vật liệu thi công

  • Bàn chải sắt, chổi, bay, máy đục, máy bài, máy thổi bụi, kim bơm keo, phễu rót, máy khoan,…
  • Máy bơm keo epoxy áp lực cao Hawa – 600, áp lực bơm là 10.000 PSI (tương đương 700kg/cm2)
  • Chuẩn bị vật liệu chống thấm trần nhà:
  • Keo chống thấm trần nhà dùng để bơm vào vết nứt
  • Keo trám SL 1401 để gắn kim và trám kín các đường nứt tránh hiện tượng keo bị chảy ra ngoài khi bơm

Bước 2: Vệ sinh bề mặt trần nhà

  • Khoanh vùng các vết nứt, sử dụng máy mài chà dọc theo đường nứt.
  • Thổi sạch các đường nứt bằng máy chuyên dụng, bàn chải sắt, cọ quét.
  • Đánh dấu vết nứt bê tông bằng vạch dấu các vị trí quan trọng để xử lý vết nứt.
  • Đánh dấu các vị trí trọng yếu để khoan gắn kim bơm.

Bước 3: Tiến hành khoan và gắn kim bơm keo

  • Dùng máy khoan vào các vị trí đã đánh dấu, khoảng cách các lỗ khoan từ 15 – 20 cm. Khoan xuyên góc dọc theo hai bên vết nứt, độ sâu lỗ khoan phải đảm bảo xuyên qua vết nứt.
  • Dùng kim bơm keo đặt vào các vị trí lỗ khoan sau đó siết chặt lại.
  • Trám keo SL 1401 dọc theo vết nứt (như đã nói ở trên việc làm này sẽ ngăn keo không bị chảy khi bơm).
  • Chờ khoảng 30 phút cho keo khô thì tiến hành bơm keo.

Bước 4: Bơm keo chống thấm trần nhà

Tùy vào từng dòng sản phẩm mà có cách pha trộn keo khác nhau. Do đó, thợ thi công cần xem kỹ hướng dẫn ghi trên bao bì.

  • Trộn các thành phần keo với nhau theo đúng tỷ lệ. Gắn máy bơm vào kim bơm;
  • Bơm keo vào vết nứt bằng máy áp lực cao cho tới khi không thể bơm keo vào được nữa thì dừng.
  • Khi keo khô tiến hành tháo kim bơm keo.
  • Trám lỗ khoan bằng vữa trộn phụ gia Sika latex.
  • Vệ sinh bề mặt và khu vực sửa chữa.

Các loại keo chống thấm dột trần nhà tốt nhất hiện nay

Một số loại keo chống thấm hiệu quả tốt nhất mà chuyên gia thi công chống thấm tại Sơn Sửa Nhanh khuyên dùng, đó là:

  • Keo chống thấm trần nhà Selleys No More Gaps
  • Keo chống thấm dột Hawa CT02
  • Keo chống thấm trần nhà TX911
  • Keo chống thấm AS- 4001SG

Một số lưu ý quan trọng về biện pháp chống thấm dột trần nhà

Đối với những công trình chuẩn bị xây dựng, bạn cần hoạch định một phương pháp chống thấm hiệu quả, mang tính bền vững trong tương lai. Lời khuyên duy nhất là bạn nên tìm một đội ngũ thi công uy tín để xây dựng, vừa để đảm bảo công trình khi hoàn thành sẽ đạt chất lượng, vừa đáp ứng được các yêu cầu của bạn.

Bên cạnh việc khắc phục khi xảy ra thấm, dột, bạn cần thiết kế kết cấu mái sao cho phù hợp kiến trúc và khí hậu địa phương, đảm bảo hướng phân thuỷ và độ dốc thoát nước mưa, tránh tạo ra những khu vực dễ bị đọng nước. Lưu ý với những công trình mái bằng,bạn cần đảm bảo độ dốc tối thiểu là 3%.

Đồng thời, bạn cũng nên chú trọng việc cố định kết cấu mái (sử dụng vật liệu bê tông), tránh tác động trực tiếp của mưa nắng bằng các giải pháp như lợp, dán ngói (với mái dốc), kê tấm đan, phủ mái tôn, tấm bao che nhẹ (với mái bằng).

Tại sao bạn nên chọn dịch vụ chống thấm dột tại Sơn Sửa Nhanh

Nếu là các vết nứt nhỏ và không có hiện tượng phát triển theo thời gian bạn có lẽ không cần lo lắng. Tuy nhiên, với các khe nứt lớn và ngày càng có xu hướng mở rộng ra quý khách nên tìm đến các dịch vụ thi công sửa chữa chuyên nghiệp. Như vậy, bạn sẽ nhanh chóng có được những giải pháp xử lý tối ưu nhất.

sonsuanhanh.com là đơn vị uy tín trong thi công xử lý sự cố thấm dột. Với đội ngũ thi công sửa chữa nhà kinh nghiệm nhiều năm giúp bạn yên tâm và tin tưởng sử dụng dịch vụ chống thấm trần nhà, bởi vì những lý do sau:

  • Sơn Sửa Nhanh cam kết dịch vụ uy tín và chất lượng tay nghề của đội ngũ thi công
  • Mọi vấn đề đều được xử lý kỹ càng từng chi tiết nhỏ trong thi công.
  • Chúng tôi luôn minh bạch tuyệt đối để chủ đầu an tâm về mọi chi phí
  • Dịch vụ chống thấm trần nhà đảm bảo chất lượng triệt để 100%, bảo hành toàn diện đến 20 năm
  • Thi công nhanh chóng, hoàn thiện đúng tiến độ yêu cầu
  • Chi phí giá rẻ, cạnh tranh hơn hẳn

Hi vọng, thông tin về nguyên nhân trần nhà bị thấm nước và cách xử lý hiệu quả sẽ giúp ích cho bạn. Hãy liên hệ Sơn Sửa Nhanh để được tư vấn miễn phí và cách lựa chọn vật liệu thi công cho công trình của bạn tốt nhất.

Từ khóa » Cách Xử Lý Trần Nhà Bị Nứt Dột