Nguyên Nhân Trẻ Bị đổ Mồ Hôi Trộm - 3T Pharma

Tham vấn y khoa: Lương Y Ngô Trí Tuệ

Biên tập viên: Nguyễn Thị Giang

Mồ hôi trộm ở trẻ là tình trạng trẻ ra nhiều mồ hôi cho dù trẻ không hoạt động nhiều và thời tiết cũng không nóng. Tình trạng này đặc biệt hay xảy ra nhất vào ban đêm khiến các mẹ lo lắng. Nếu trẻ vẫn ăn ngủ sinh hoạt bình thường, ra mồ hồi trộm khi ngủ ở trẻ được cho là vấn đề bình thường không đáng lo ngại. Tuy nhiên, việc ra mồ hôi làm trẻ nhỏ bứt rứt, quấy khóc, ăn ngủ không yên thì các mẹ nên hết sức lưu ý! Hiểu được nguyên nhân thì tìm cách trị mồ hôi trộm cho trẻ rất đơn giản. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây ngay nhé!

Trẻ bị đổ mồ hôi trộm - cách trị mồ hôi trộm cho trẻ như thế nào?

Trẻ bị đổ mồ hôi trộm – cách trị mồ hôi trộm cho trẻ như thế nào?

  1. 1. Đổ mồ hôi trộm ở trẻ là gì?
  2. 2. Mồ hôi trộm ở trẻ gồm mấy loại?
  3. 3. Nguyên nhân ra mồ hôi trộm ở trẻ em
    1. 3.1. Trẻ thiếu vitamin D
    2. 3.2. Hệ thần kinh đại não của trẻ chưa phát triển hoàn thiện
    3. 3.3. Hội chứng tăng tiết mồ hôi
    4. 3.4. Hội chứng ngưng thở khi ngủ
    5. 3.5. Ảnh hưởng bởi một số bệnh lý
    6. 3.6. Cha mẹ chăm sóc chưa đúng cách
  4. 4. Mồ hôi trộm ở trẻ nguy hiểm như thế nào?
  5. 5. Cách chữa ra mồ hôi trộm ở trẻ
  6. 6. Thuốc trị mồ hôi trộm Đức Thịnh – Cách chữa ra mồ hôi trộm ở trẻ an toàn và hiệu quả!
  7. 7. Kết luận

1. Đổ mồ hôi trộm ở trẻ là gì?

Dấu hiệu mồ hôi trộm ở trẻ mà cha mẹ có thể dễ dàng nhận biết nhất là khi trẻ ra nhiều mồ hôi đặc biệt ở vùng lưng, trán, nách, lòng bàn tay, lòng bàn chân và háng. Những vị trí này có rất nhiều tuyến mồ hôi vì thế trẻ rất dễ ra mồ hôi trộm ở đây. Đặc biệt, đổ mồ hôi trộm ở trẻ thường diễn ra vào ban đêm khiến trẻ thức giấc giữa chừng, bị giật mình, ngủ không ngon và quấy khóc. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của trẻ nếu diễn ra thường xuyên và gây mệt mỏi cho cả cha mẹ.

Trong một vài trường hợp, ra mồ hôi trộm khi ngủ ở trẻ trong giai đoạn ngủ sâu thì trẻ sẽ vẫn ngủ bình thường. Tuy nhiên, mồ hôi ra ướt quần áo có thể thấm ngược lại cơ thể và gây bệnh. Chỗ ngủ của trẻ nóng, không thoáng khí thì sẽ khiến trẻ ra mồ hôi trước khi ngủ và khó ngủ.

2. Mồ hôi trộm ở trẻ gồm mấy loại?

Điều đầu tiên các mẹ cần biết đó là mồ hôi trộm ở trẻ được phân ra làm 2 loại là: mồ hôi trộm sinh lý và mồ hôi trộm bệnh lý.

  • Đổ mồ hôi trộm sinh lý: Ở trẻ nhỏ, quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ hơn so với người lớn; đồng thời hệ thần kinh đại não của trẻ vẫn đang trong quá trình phát triển. Vì thế đổ mồ hôi trộm là 1 cách tự nhiên của cơ thể nhằm điều hoà thân nhiệt, giúp cơ thể trẻ bớt nóng. Bên cạnh đó, số lượng tuyến mồ hôi nhiều trong khi kích thước của trẻ vẫn nhỏ cũng khiến ra mồ hôi nhiều hơn. Trong trường hợp này, đổ mồ hôi trộm sinh lý thường không gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của trẻ.
  • Đổ mồ hôi trộm bệnh lý: Hiện tượng này thường gặp khi trẻ mắc các bệnh như còi xương, lao sơ nhiễm… Mẹ sẽ thấy trẻ đổ mồ hôi rất nhiều, nhất là đổ mồ hôi đầu mà không phải do thời tiết nóng hay do hoạt động mạnh, đặc biệt dễ thấy sau khi trẻ bú mẹ hay khi ngủ. Các vùng ra mồ hôi trộm nhiều thường ở trán, lưng, nách, bàn tay và bàn chân. Đổ mồ hôi trộm do bệnh lý ở trẻ còi xương còn kèm theo biểu hiện như: xương đầu to, ngực nhô, chân vòng kiềng; ở trẻ bị lao sơ nhiễm sẽ kèm theo biểu hiện như: ho kéo dài, ăn uống kém, phổi bị tổn thương.
mồ hôi trộm ở trẻ có 2 loại mồ hôi trộm sinh lý và mồ hôi trộm bệnh lý - 3Tpharma

Mồ hôi trộm ở trẻ được phân ra làm 2 loại là: mồ hôi trộm sinh lý và mồ hôi trộm bệnh lý

3. Nguyên nhân ra mồ hôi trộm ở trẻ em

Theo Lương Y Ngô Trí Tuệ – Giám đốc Nhà thuốc Đức Thịnh Đường với hơn 40 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh cho biết: các nguyên nhân gây ra hiện tượng đổ mồ hôi trộm ở trẻ phổ biến gồm có:

3.1. Trẻ thiếu vitamin D

Trẻ nhỏ rất hay bị thiếu vitamin D, nhất là với trẻ sơ sinh trong khi đây là giai đoạn hệ xương phát triển mạnh mẽ nhất sẽ khiến trẻ đổ mồ hôi trộm nhiều. Ngoài ra, những trẻ bị sinh non, nhẹ cân, trẻ mắc các chứng bệnh nhiễm khuẩn, trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, trẻ còi xương… cũng do bị thiếu vitamin D và bị đổ mồ hôi trộm.

Cha mẹ có thể dễ dàng nhận thấy trẻ ra mồ hôi nhiều ở trán, gáy ngay cả khi trời lạnh. Đặc biệt lúc trẻ ngủ hay bị rụng tóc ở phần sau gáy. Đây chính là dấu hiệu trẻ đổ mồ hôi trộm do thiếu canxi và vitamin D.

3.2. Hệ thần kinh đại não của trẻ chưa phát triển hoàn thiện

Cơ thể trẻ đang trong thời kỳ phát triển hoàn thiện vì thế sự trao đổi chất ở trẻ diễn ra mạnh hơn người lớn. Nếu tăng thêm một chút hưng phấn và kích thích thì sẽ ra mồ hôi trộm để tỏa nhiệt trong cơ thể. Tuy nhiên, đây là cơ chế điều chỉnh giữ cho nhiệt độ cơ thể luôn ổn định. Mồ hôi trộm do lý do này thường không gây ảnh hưởng sức khỏe của trẻ.

Trẻ còn nhỏ nên hệ thần kinh đại não chưa phát triển hoàn thiện

Trẻ còn nhỏ nên hệ thần kinh đại não chưa phát triển hoàn thiện

3.3. Hội chứng tăng tiết mồ hôi

Chứng tăng tiết mồ hôi thường biểu hiện rõ rệt ở lòng bàn tay và bàn chân thường xuyên ướt do ra mồ hôi ngay cả khi thời tiết mát mẻ và không gian thoáng. Chứng tăng tiết mồ hôi này phần lớn gặp ở người lớn nhưng cũng có thể gặp ở trẻ nhỏ.

3.4. Hội chứng ngưng thở khi ngủ

Ngưng thở khi ngủ là hiện tượng trẻ ngưng thở kéo dài trong khoảng 20 giây. Hiện tượng này thường gặp ở trẻ bị sinh non. Trẻ gặp hiện tượng này thường sẽ thấy da tái nhợt, thở khò khè và cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi.

3.5. Ảnh hưởng bởi một số bệnh lý

Một số bệnh lý cũng khiến trẻ đổ mồ hôi trộm nhiều như: còi xương, lao sơ nhiễm, bệnh tim bẩm sinh. Trẻ thường bị ra nhiều mồ hôi ở đầu và không liên quan tới thời tiết. Bên cạnh đó mồ hôi trộm ở trẻ xảy ra không chỉ khi ngủ mà trong khi diễn ra các hoạt động khác thì có thể là dấu hiệu của bệnh tim mạch.

3.6. Cha mẹ chăm sóc chưa đúng cách

Nhiều cha mẹ cẩn thận quá nên đắp nhiều chăn sợ trẻ lạnh, nhưng thật ra khiến trẻ bí bách khó chịu rồi bị toát mồ hôi. Nếu phòng ngủ bí hơi, không có chỗ thông gió khiến tăng sự nóng bức, ngột ngạt, trẻ ngủ bị khó chịu rồi toát mồ hôi. Trường hợp này, mồ hôi nhiều không nguy hiểm. Cha mẹ nên cho trẻ ăn mặc thông thoáng, đắp chăn vừa phải, cải thiện môi trường sống cho trẻ là trẻ có thể ngủ ngon và không bị ra nhiều mồ hôi nữa.

trẻ đắp nhiều chăn, mặc nhiều quần áo khiến ra mồ hôi nhiều - 3Tpharma

Cha mẹ đắp quá nhiều chăn hay cho trẻ mặc nhiều quần áo khiến cơ thể trẻ bí bách và ra nhiều mồ hôi

Tình trạng đổ mồ hôi trộm ở bé nhà bạn như thế nào? Hãy để lại thông tin để Nhà thuốc tư vấn cụ thể nhé:

Nút tư vấn cho tôi - 3Tpharma

»»» Có thể bạn quan tâm: 7 nguyên nhân khiến trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu khi ngủ

4. Mồ hôi trộm ở trẻ nguy hiểm như thế nào?

  • Đổ mồ hôi trộm ở trẻ nhiều và liên tục sẽ khiến cơ thể trẻ dễ bị mất nước và muối. Nếu không được bù lại kịp thời sẽ khiến cơ thể trẻ yếu đi, người mệt hơn, lỗ chân lông mở rộng khiến cơ thể trẻ dễ bị nhiễm lạnh. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm phổi, bé hay bị cảm, ho, sổ mũi…
  • Ra mồ hôi nhiều khi ngủ sẽ làm cơ thể trở nên khô, mệt mỏi, chán ăn, cơ thể suy kiệt dần, lâu dần gây gầy gò dẫn tới suy dinh dưỡng, còi xương, chậm lớn.
  • Mất nước do mồ hôi ra nhiều còn làm tăng nguy cơ bị táo bón ở trẻ, trẻ đi tiểu ít, nước tiểu vàng, rối loạn tiêu hóa, cơ thể nóng, mất trạng thái cân bằng ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
  • Trẻ bị đổ mồ hôi trộm nhiều còn làm lỗ chân lông giãn ra gây ứ đọng các chất cặn bã, dễ bị viêm nhiễm, mụn nhọt, rôm sảy, ngứa… Trường hợp bé ra mồ hôi trộm kết hợp với lên cơn sốt, tinh thần sa sút, đầu tóc lưa thưa, mọc răng, thóp đầu chậm lấp đầy thì bé cần được đưa tới bác sĩ để kiểm tra ngay. Đây có thể là triệu chứng của một số bệnh nguy hiểm.
Đổ nhiều mồ hôi và liên tục sẽ khiến cơ thể trẻ dễ bị mất nước và muối - 3Tpharma

Đổ nhiều mồ hôi và liên tục sẽ khiến cơ thể trẻ dễ bị mất nước và muối

5. Cách chữa ra mồ hôi trộm ở trẻ

Trẻ có thể bị ra nhiều mồ hôi ở các vị trí khác nhau trên cơ thể. Tuy nhiên thường gặp nhất vẫn là ở phần đầu. Để hạn chế và hỗ trợ chữa trị hiện tượng mồ hôi trộm ở trẻ, cha mẹ có thể thực hiện các cách sau:

  • Tạo môi trường thoáng khí: Sắp xếp phòng ngủ cho trẻ thông thoáng, giữ nhiệt độ phòng thoáng mát, nhất là vào ban đêm khi trẻ ngủ.
  • Để cơ thể trẻ mát mẻ, thoải mái: Tránh mặc quá nhiều quần áo hay đắp quá nhiều chăn cho trẻ khi ngủ.
  • Bổ sung vitamin D: Cho trẻ tắm nắng buổi sáng sớm từ 6 – 9 giờ vào mùa hè và 9 – 10 giờ vào mùa đông. Lưu ý, cha mẹ chỉ để da trẻ tiếp xúc với ánh nắng, không nên để mắt trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Cho trẻ ăn nhiều các loại rau củ quả có tính mát như: bí, cải ngọt, cam… Hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ.
  • Cho trẻ uống đủ nước: Trẻ ra mồ hôi nhiều sẽ bị mất nước do đó cha mẹ cần bổ sung đủ nước cho trẻ mỗi ngày. Có thể cho trẻ uống nước lọc hoặc các loại nước trái cây.
  • Sử dụng các mẹo dân gian: Có một vài mẹo dân gian chữa mồ hôi trộm ở trẻ qua các món ăn như: cháo trai lá dâu, tim lợn hầm đậu đen, nước lá dâu…
cách chữa ra mồ hôi trộm ở trẻ bằng cách cho trẻ mặc đồ thoáng mát - 3Tpharma

Giữ phòng ngủ của trẻ thông thoáng và cho trẻ mặc đồ thoáng mát để hạn chế mồ hôi trộm ở trẻ

Trong trường hợp tình trạng ra mồ hôi trộm ở trẻ kèm theo các triệu chứng như sốt, chậm mọc răng, chậm đi… thì cha mẹ nên đưa trẻ tới cơ sở y tế để được khám, xác định nguyên nhân và có cách chữa trị kịp thời.

6. Thuốc trị mồ hôi trộm Đức Thịnh – Cách chữa ra mồ hôi trộm ở trẻ an toàn và hiệu quả!

Dựa trên nguyên lý “chữa bệnh chữa tận gốc” của Y học Phương Đông, một số bài thuốc Y học cổ truyền sử dụng các thảo dược để tăng cường chức năng của phổi, hỗ trợ phổi điều hoà hệ thống thần kinh thực vật, qua đó kiểm soát hiệu quả việc điều tiết ra vào mồ hôi của cơ thể và chữa trị dứt điểm tình trạng mồ hôi trộm ở trẻ.

Thuốc trị Mồ hôi trộm Đức Thịnh là thuốc trị mồ hôi trộm cho bé được điều chế dưới dạng thuốc nước thảo dược, rất dễ uống do có độ ngọt thấp hơn nhiều so với các loại thuốc sirô trên thị trường. Thuốc phù hợp với trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu, tay, chân, khi ngủ… Ngoài ra, đây còn là loại thuốc bổ, trẻ em và người lớn dùng thường xuyên sẽ ngủ ngon, ăn tốt, ít bị ho và cảm vặt. Nếu bé nhà mình bị đổ mồ hôi trộm bạn có thể tham khảo thêm về sản phẩm này. Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.

Thuốc trị Mồ hôi trộm Đức Thịnh

Thuốc trị Mồ hôi trộm Đức Thịnh được điều chế dưới dạng thuốc nước thảo dược

Các bạn quan tâm tới sản phẩm thuốc trị Mồ hôi trộm Đức Thịnh có thể xem thông tin chi tiết và đặt mua ở đây:

Nút đặt mua ngay - 3Tpharma

7. Kết luận

Như vậy bài viết đã cung cấp cho cha mẹ những thông tin về bệnh mồ hôi trộm ở trẻ: nguyên nhân và cách chữa trị. Mồ hôi trộm ở trẻ là hiện tượng rất phổ biến ở trẻ vì thế cha mẹ không nên quá lo lắng và cần áp dụng từ từ các biện pháp để giúp trẻ dần khỏi hẳn hiện tượng này. Nếu còn thắc mắc nào về tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ, bạn có thể để lại thông tin ở bên dưới hoặc liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0876.37.8866 để được các chuyên gia tư vẫn miễn phí nhé!

  • About
  • Latest Posts
Lương y Ngô Trí Tuệ Lương y Ngô Trí TuệSinh năm 1943, tại xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Ông là hậu duệ đời thứ 6 của cụ Lương y Ngô Đình Huấn – cụ Lương y nổi tiếng xứ Thanh thế kỷ 18 và là người có công gây dựng nền tảng ban đầu cho Nhà thuốc Đông y gia truyền Đức Thịnh Đường. Hiện nay, Lương y Ngô Trí Tuệ đã có hơn 40 năm làm thuốc chữa bệnh, cứu người. Lương y Ngô Trí Tuệ Latest posts by Lương y Ngô Trí Tuệ (see all)
  • Cách làm hết mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh - 20/08/2024
  • Thuốc trị mồ hôi trộm Đức Thịnh có tốt không? - 20/08/2024
  • Các triệu chứng bệnh ho ra máu - 19/08/2024

Từ khóa » Nguyên Nhân Ra Mồ Hôi Trộm ở Trẻ Em