Nguyên Nhân, Triệu Chứng Của Bệnh Ghẻ

Bệnh ghẻ là bệnh ngoài da phổ biến, dễ lây lan, ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày và làm mất thẩm mỹ. Bài viết dưới đây đề cập đến nguyên nhân, triệu chứng của bệnh ghẻ.

Bệnh ghẻ là gì?

Bệnh ghẻ là một trong những bệnh ngoài da phổ biến, dễ lây lan từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp, mặc chung quần áo, dùng chung khăn tắm, khăn lau, bồn tắm, ngủ chung giường, dùng chung chăn, màn, gối với người bệnh…

Bệnh ghẻ do một loại côn trùng ký sinh trên da có tên là Sarcoptes scabiei, hominis (cái ghẻ) gây ra. Ghẻ có thể gặp ở bất cứ ai, bất cứ thời điểm nào trong năm nhưng gặp nhiều nhất vào mùa xuân – hè.

Dù không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng ghẻ ngứa khiến người bệnh có cảm giác khó chịu, mệt mỏi do ngứa ngáy, mất tự tin trong cuộc sống và giao tiếp. Vậy, nguyên nhân, triệu chứng của bệnh ghẻ là gì?

Ghẻ là bệnh da liễu thường gặp.

Nguyên nhân bệnh ghẻ

Bệnh ghẻ do kí sinh trùng Scarcoptes scabiei hominis – cái ghẻ gây ra. Đây là bệnh ngoài da rất dễ lây lan, nhất là ở những nơi kém vệ sinh.

Triệu chứng của bệnh ghẻ như thế nào?

Các triệu chứng bệnh thường bắt đầu sau khoảng 2 tuần người bệnh nhiễm ký sinh trùng. Bệnh nhân bị ngứa nhiều về đêm, ngứa tăng khi trời nóng, lao động và tập thể dục thể thao. Ngứa khiến người bệnh gãi nhiều làm tổn thương da gây nhiễm trùng.

Tại vùng da tổn thương có nhiều đường hầm hơi gồ , ngoằn ngoèo, hình chữ chi, màu trắng xám ở kẽ tay, chân, cổ tay chân trẻ sơ sinh. Có nhiều mụn nước hơi lồi ở kẽ ngón tay.

Ghẻ gây ngứa ngáy khó chịu.

Bệnh thường gặp ở kẽ ngón tay, ngấn cổ tay, cùi tay, bờ trước nách, quanh rốn, nếp lằn mông, chân, sinh dục ngoài… Đầu, cổ, lưng không bị nhiễm bệnh.

Điều trị bệnh ghẻ

-Để điều trị bệnh ghẻ đạt hiệu quả cao cần phát hiện bệnh sớm, điều trị tích cực ngay từ đầu và tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định điều trị của bác sĩ da liễu.

-Vì bệnh ghẻ rất dễ lây lan nên cần điều trị kết hợp cho cả bệnh nhân và điều trị cho những người sống chung.

-Tổng vệ sinh quần áo, giường chiếu, chăn màn.

-Sử dụng thuốc bôi vào buổi tối, bôi trước khi đi ngủ, bôi như bôi dầu bóng, sử dụng 3 ngày liên tục mới được tắm giặt, thay quần áo.

-Không được sử dụng các thuốc có độc tính đối với cơ thể để điều trị ghẻ.

-Tránh gãi, chà xát làm nhiễm trùng da.

-Kết hợp điều trị tại chỗ và sử dụng các loại thuốc uống toàn thân khác như kháng histamine, vitamin B, C… Việc dùng thuốc cần có chỉ định của bác sĩ.

Theo Benhdalieu.vn

Từ khóa » Hien Tuong Ghẻ