Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị Bệnh Ghẻ

Trungtamthuoc.com - Ghẻ là một bệnh lý nhiễm trùng, ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, chủng tộc và tầng lớp kinh tế xã hội trên thế giới. Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh ghẻ cao ở những nơi sống tấp nập, đông đúc như các thành phố lớn hoặc là những nơi có môi trường ô nhiễm. Vậy bệnh ghẻ có đặc điểm như thế nào? Hãy cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tìm hiểu qua bài viết sau đây.

1 Bệnh ghẻ là gì?

Bệnh ghẻ không phải là một bệnh nhiễm trùng, mà là một bệnh truyền nhiễm do sự xâm nhập của loài ve Sarcoptes scabiei đào hang trong da, gây ngứa dữ dội và nổi mẩn đỏ. [1] Lúc này, người bệnh bị ngứa không ngừng, đặc biệt là vào ban đêm. Những tiếp xúc da kề da có thể truyền sinh vật truyền nhiễm này do đó thường dễ dàng lây lan giữa các thành viên trong gia đình. Các cá nhân bị nhiễm bệnh cần được xác định và điều trị kịp thời vì chẩn đoán sai có thể dẫn đến bùng phát gây nhiều ảnh hưởng nặng nề.

2 Nguyên nhân gây ra bệnh ghẻ

Loài ve gây bệnh ghẻ ngứa là Sarcoptes scabiei Hominis, là loài động vật chân đốt. Trên lâm sàng, nó biểu hiện dưới ba dạng: Cổ điển, nốt sần hoặc một biến thể vỏ dễ lây lan còn được gọi là bệnh ghẻ Na Uy.

Sarcoptes scabiei cư trú trong các lớp hạ bì và biểu bì của con người cũng như động vật. Sự phá hủy da bắt đầu khi con ve cái đào hang trong lớp sừng của vật chủ nơi nó đẻ trứng. Sau hai hoặc ba ngày, ấu trùng xuất hiện và đào hang mới. Chúng trưởng thành, giao phối và lặp lại chu kỳ này hai tuần một lần.

Bệnh ghẻ rất dễ lây lan, và lây lan từ người sang người xảy ra thông qua tiếp xúc trực tiếp với da. Chúng cũng có lây truyền qua quần áo và giường ngủ và thường chỉ khi chúng bị nhiễm ve ghẻ ngay trước đó.

Nguyên nhân gây ra bệnh ghẻ
Nguyên nhân gây ra bệnh ghẻ

3 Thời gian ủ bệnh ghẻ

Nếu một người chưa từng bị ghẻ trước đây, các triệu chứng có thể mất 4-8 tuần để phát triển. Điều quan trọng cần nhớ là người bị nhiễm bệnh có thể lây bệnh ghẻ trong thời gian này, ngay cả khi người đó chưa có triệu chứng.

Ở một người đã bị ghẻ trước đó, các triệu chứng thường xuất hiện sớm hơn nhiều (1-4 ngày) sau khi tiếp xúc. [2]

4 Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ghẻ

Ngứa (thường dữ dội nhất vào ban đêm) có thể nghiêm trọng và xuất hiện trước khi các tổn thương lâm sàng biểu hiện như:

  • Thường gặp các sẩn, hang (đường màu trắng xám như sợi chỉ), mụn nước mụn mủ .
  • Các nốt, chủ yếu gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, có thể tồn tại trong nhiều tháng và thể hiện phản ứng miễn dịch mạnh của vật chủ
  • Các vị trí phổ biến bao gồm các kẽ ngón, cổ tay, mắt cá chân, nách, thắt lưng, háng/cơ quan sinh dục, lòng bàn tay và lòng bàn chân.
  • Có thể thấy tổn thương da đầu ở trẻ sơ sinh.
  • Có thể xảy ra bội nhiễm thứ cấp (thường do Staphylococcus aureus hoặc Streptococcus pyogenes).

Bệnh ghẻ đóng mài (ghẻ Na Uy)

  • Xảy ra ở những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, đặc biệt là những người nhiễm HIV
  • hoặc những người bị suy nhược
  • Biểu hiện dưới dạng mảng đỏ, tăng sừng, có vảy với vết cào xước
  • Có thể giống bệnh chàm, vảy nến hoặc mụn cóc
  • Thường xuyên bị chẩn đoán nhầm và điều trị sai do biểu hiện không rõ ràng
  • Cực kỳ dễ lây lan do có rất nhiều mạt ghẻ hiện diện[3]
Triệu chứng gây bệnh ghẻ
Triệu chứng gây bệnh ghẻ ( Theo BS. Trương Tấn Minh Vũ )

5 Các biến chứng

Gãi mạnh có thể làm da rách và nhiễm trùng thứ phát, như:

  • Nhiễm trùng tụ cầu và liên cầu dẫn đến các mảng đóng vảy và mụn mủ ( chốc lở ).
  • Viêm mô tế bào do liên cầu gây ra sưng đau và tấy đỏ, và sốt .
  • Nhiễm trùng huyết toàn thân với tụ cầu và liên cầu có khả năng rất nghiêm trọng.
  • Bệnh ghẻ bùng phát dẫn đến các trường hợp viêm cầu thận sau nhiễm liên cầu và sốt thấp khớp cấp.

Một dạng ghẻ nghiêm trọng hơn, được gọi là ghẻ vảy, có thể ảnh hưởng đến một số nhóm nguy cơ cao, bao gồm:

  • Những người có tình trạng sức khỏe mãn tính làm suy yếu hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như HIV hoặc bệnh bạch cầu mãn tính
  • Những người có đang có bệnh nền, nặng chẳng hạn như người đang điều trị nội trú tại các cơ sở y tế.
  • Người già trong viện dưỡng lão
Ghẻ vảy

Ghẻ vảy, còn được gọi là ghẻ Na Uy, có xu hướng làm cho da đóng vảy và có vảy, và ảnh hưởng đến các khu vực rộng lớn trên cơ thể. Nó rất dễ lây lan và có thể khó điều trị. Thông thường, một người bị ghẻ có khoảng 10 đến 15 con ve. Ngược lại, một người nào đó bị bệnh ghẻ vảy cứng có thể bị hàng triệu con ve.

6 Phương pháp chẩn đoán bệnh ghẻ

6.1 Chẩn đoán xác định

Các triệu chứng chính của bệnh ghẻ là kết quả của phản ứng miễn dịch của vật chủ với tình trạng ve đào. Bệnh ghẻ xuất hiện trong vòng 2 đến 6 tuần kể từ khi lây nhiễm ban đầu, nhưng tái nhiễm có thể gây ra các triệu chứng trong vòng 48 giờ. Ngứa là dấu hiệu đặc trưng của bệnh ghẻ và không phụ thuộc vào tuổi tác của người bệnh.

Các tổn thương trình biến nhất ở người bệnh ghẻ là sẩn, mụn nước, mụn mủ và nốt sần. Dấu hiệu nhận biết là hang đào, chúng là một đường ngắn, lượn sóng, có vảy, màu xám trên bề mặt da. Những hang này dễ dàng được tìm thấy nhất trên bàn tay và bàn chân, đặc biệt là ở hốc giữa các ngón tay, rìa hay cổ tay. Dấu hiệu hang đào này thường bị bỏ qua nếu da bị trầy xước, bị nhiễm trùng lần2 hoặc nếu có bệnh chàm. Bệnh chàm có thể tồn tại từ trước hoặc có thể phát triển do sự lây nhiễm của ve ghẻ.

Dấu hiệu các hang dọc do ghẻ đào trên da

Ở người trưởng thành, bệnh ghẻ được đặc trưng bởi ngứa khó chịu, tồi tệ hơn vào ban đêm và với các tổn thương ở các vùng như: Giữa, trên ngón tay, bề mặt uốn cong của cổ tay, nách, bụng quanh rốn, phần dưới của mông và vùng sinh dục. Ở phụ nữ ngứa núm vú liên quan đến phun trào sẩn ngứa toàn thân là triệu chứng đặc trưng. Còn ở nam giới, hầu như bị sẩn ngứa ở bìu và dương vật.

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bệnh ghẻ thường ảnh hưởng đến mặt, đầu, cổ, da đầu, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Tổn thương thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh là sẩn và mụn nước. Mụn nước, mụn mủ đặc biệt phổ biến ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Trẻ nhỏ thường bị ban đỏ lan rộng, đặc biệt là trên lưng, đôi khi có nhiều triệu chứng hơn các tổn thương trên các vị trí điển hình trên.

Bệnh ghẻ được chẩn đoán kinh điển bằng cách tìm con ve trong vết trầy da ở lớp sừng hoặc nội soi không xâm lấn.

Nội soi màng ngoài da cho phép kiểm tra bề mặt da cho đến lớp hạ bì bề mặt và do đó có thể xác định được hang, ve, trứng, ấu trùng và phân.

Ngoài ra có thể xác định mạt, trứng hoặc phân bằng kính hiển vi.

Nếu chẩn đoán không rõ ràng, sinh thiết da có thể được sử dụng để xác nhận chẩn đoán. Ngoài sinh thiết, xét nghiệm huyết thanh học mới được phát triển có thể hỗ trợ chẩn đoán bệnh ghẻ. Xét nghiệm huyết thanh cho Sarcoptes scabiei có độ nhạy 100% và độ đặc hiệu 93,75%.

6.2 Chẩn đoán phân biệt

Biểu hiện lâm sàng của bệnh ghẻ tương tự như nhiễm trùng do các nguồn khác như vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng và virus. Bệnh ghẻ thường bị chẩn đoán nhầm với một số bệnh. Sau đây là đặc điểm phân biệt:

BệnhĐặc điểm phân biệt
Bệnh mụn mủ đầu chi ở trẻ em (acropustulosis)• Mụn mủ ở cổ tay, lòng bàn tay, mắt cá chân và lòng bàn chân, xảy ra theo chu kỳ, mỗi 2–4 tuần. • Không đáp ứng với liệu pháp permethrin. • Không có hang. • Có thể đại diện phản ứng quá mẫn sau ghẻ.
Vết cắn của động vật chân đốt• Có xu hướng rời rạc hơn và ít hơn về số lượng. • Lòng bàn tay và lòng bàn chân thường không bị ảnh hưởng. • Có thể theo cụm kiểu tuyến tính. • Không có hang.
Viêm da cơ địa dị ứng• Tiền sử cơ địa dị ứng thường phổ biến. • Đặc điểm phân bố theo độ tuổi. • Vùng tã/bộ phận sinh dục thường không bị ảnh hưởng ở trẻ sơ sinh. • Thường biểu hiện lichen hoá, không có hang.
Viêm da tiếp xúc

• Kiểu hình rời rạc có thể thấy rõ ở các vị trí tiếp xúc. • Sẩn ít hơn, không có hang. • Có thể có mụn nước hoặc bóng nước.

Bệnh chốc (có đóng mài)• Thường tập trung hơn. • Thường gặp nhất ở mặt, đặc biệt là vùng xung quanh mũi và miệng. • Không có hang.
Bệnh mô bào tế bào Langerhans• Ban đỏ và vết trợt ở các nếp gấp nổi bật, không có hang. • Sưng hạch bạch huyết thường gặp. • Có thể có xuất huyết hoặc ban xuất huyết. • Liên quan đến tổn thương xương hoặc liên quan đến cơ quan khác.
Sẩn mề đay• Các sẩn mề đay đỏ tái phát. • Không có hang, mụn nước mụn mủ.
Bệnh vảy nến• Phân bố đặc trưng, gồm da đầu, khuỷu tay, đầu gối và vùng xương cùng. • Các tổn thương sẩn vảy có ranh giới rõ (sẩn và mảng có vảy). • Không có hang.
Viêm da tiết bã• Ban đỏ với vảy nhờn. • Thường gặp ở da đầu, nếp sau tai, nếp gấp da, háng và rốn. • Không có hang, nốt sần.
Ngoại ban do virus• Các dát và sẩn đỏ. • Không có hang, mụn nước mụn mủ. • Có thể có các triệu chứng/dấu hiệu liên quan của bệnh do virus.

7 Điều trị bệnh ghẻ như thế nào?

7.1 Phương pháp điều trị bệnh ghẻ

Có nhiều phương pháp điều trị bệnh ghẻ. Trong đó, các phương pháp điều trị bao gồm Permethrin và crotamiton tại chỗ, Ivermectin toàn thân.

Kem bôi permethrin 5% tại chỗ có hiệu quả và được sử dụng rộng rãi cho người bệnh ghẻ. Cách sử dụng như sau: thoa từ cổ đến chân (từ đầu đến chân ở trẻ sơ sinh), sau đó để thuốc trong 8 đến 14 giờ trước khi rửa sạch. Kem thường được áp dụng 1 lần/tuần trong vòng 2 tuần. Tuy nhiên, điều trị này đôi khi liên quan đến tình trạng kháng ghẻ do bệnh nhân tuân thủ kém và phản ứng dị ứng hiếm gặp. Permethrin nên được bôi kỹ một lớp mỏng và đều; nên bao gồm các kẽ ngón, rốn, bộ phận sinh dục và khe mông.

Ivermectin uống được dùng cho những người từ mười tuổi trở lên và được tiêm một lần với liều 0,2 mg/kg. Sau đó 2 tuần, được tiêm thêm liều nữa nếu các triệu chứng vẫn tồn tại.

===> Xem thêm bài viết: Thuốc bôi và thuốc uống trị ghẻ ngứa dứt điểm chỉ sau vài ngày

Các liệu pháp thay thế bao gồm

  • Kem hoặc lotion Crotamiton 10% (Crotamiton STADA 10%) (tỷ lệ thất bại cao).
  • Lotion Lindane 1%; trước đây được sử dụng rộng rãi nhưng do lo ngại về an toàn nên không còn được sử dụng nữa.
  • Ivermectin liều đơn (200 mcg/kg mỗi liều) (Envix 6) được sử dụng (off-label) cho bệnh ghẻ đóng mài hoặc bệnh ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch; sự an toàn của nó ở trẻ em dưới 15 kg chưa được xác lập. Ivermectin bôi tại chỗ được báo cáo là có hiệu quả.

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ghẻ có thể tồn tại trong vài tuần sau khi điều trị và có thể được điều trị bằng thuốc chống ngứa/chống viêm tại chỗ và thuốc kháng histamine đường uống nếu cần thiết.

Thuốc điều trị bệnh ghẻ
Thuốc điều trị bệnh ghẻ

7.2 Điều trị các tình trạng liên quan

  • Nhiễm khuẩn thứ phát: điều trị bằng liệu pháp kháng sinh toàn thân thích hợp.
  • Các nốt ghẻ: có thể điều trị bằng corticosteroid bôi tại chỗ hoặc tiêm vào tổn thương.

8 Làm sao để phòng ngừa bệnh ghẻ?

Điều trị tất cả các thành viên trong gia đình có triệu chứng và không có triệu chứng và tiếp xúc gần gũi với người bệnh ghẻ.

Tất cả khăn trải giường, vỏ gối, chăn và quần áo, vớ, quần nên được giặt bằng cách áp dụng nước nóng và chu trình sấy khô.

Nếu không có nước nóng, hãy cho tất cả vải và quần áo người bệnh vào túi Nhựa kín và cất chúng cách xa các thành viên trong gia đình. Con ve không thể tồn tại quá bốn ngày mà không tiếp xúc với da người.

Đồng thời cải thiện điều kiện sống và nâng cao trình độ chuyên môn địa phương trong cộng đồng, tỷ lệ mắc bệnh cá nhân và nguy cơ lây lan bệnh ghẻ có thể giảm.

Trên đây là các thông tin cơ bản về bệnh ghẻ, hy vọng bạn đọc có phương pháp điều trị và dự phòng hiệu quả.

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả: chuyên gia của WebMD, Scabies Slideshow: Symptoms, Cause, and Treatments, WebMD. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2021
  2. ^ Tác giả: Chuyên gia của CDC, Scabies Frequently Asked Questions (FAQs), cdc.gov. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2021
  3. ^ Tác giả Anthony J. Mancini và cộng sự, BS. Trương Tấn Minh Vũ dịch (Ngày đăng tháng 1 năm 2021), Pediatric Dermatology- A quick reference guide. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2024
Nếu phát hiện thông tin nào chưa chính xác, vui lòng báo cáo cho chúng tôi tại đây

Từ khóa » Sún Ghẻ