Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng Ngừa - Tin Tức Sự Kiện

Bệnh mề đay: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa Ngày đăng 18/02/2020 | 16:50 | Lượt xem: 5084

Bệnh mề đay (hay còn còn gọi là mày đay) là một trong những bệnh dị ứng thường gặp và phổ biến ở mọi lứa tuổi. Bệnh gây ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người mắc. Người bị bệnh mề đay có thể bị sốc phản vệ dẫn tới tử vong nếu không được xử lý kịp thời. Do đó việc tìm hiểu triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa là điều cần thiết để giảm thiểu mức độ nguy hiểm và ảnh hưởng mà bệnh gây ra.

TIN LIÊN QUAN

Bệnh mề đay là gì, có lây truyền không?

Bệnh mề đay là tình trạng phản ứng của các mao mạch dưới da, niêm mạc trước các tác nhân gây dị ứng bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. Bệnh gây phù mạch tại chỗ, da bị phồng lên kèm theo cảm giác ngứa ngáy khó chịu tại một vùng da, niêm mạc trên cơ thể hoặc xuất hiện cùng lúc ở nhiều khu vực khác nhau.

Dựa trên tiến triển bệnh, bệnh mề đay được phân chia thành 2 dạng chính là:

  • Mề đay cấp tính: Bệnh thường kéo dài trong vòng 24 giờ hoặc trong vài tuần nhưng không quá 6 tuần.
  • Mề đay mãn tính: Bệnh kéo dài trên 6 tuần và có tính tái phát nhiều lần.

Bệnh mề đay không phải là một bệnh truyền nhiễm nên không thể lây từ người này sang người khác. Tuy nhiên, nó có thể tái đi tái lại nhiều lần ở cùng một người bệnh. Nếu gia đình có nhiều người cùng bị nổi mề đay thì có thể do vấn đề di truyền khiến cơ thể nhạy cảm hơn với các yếu tố gây dị ứng hoặc cùng sống trong môi trường có các yếu tố gây dị ứng.

Nguyên nhân gây bệnh

Căn nguyên gây bệnh mề đay rất phức tạp. Trên cùng một người bệnh có thể có một hoặc nhiều nguyên nhân gây ra cùng một lúc. Vì vậy, việc điều trị thường khá khó khăn. Một số nguyên nhân gây bệnh thường gặp như:

  • Do dị ứng thức ăn: Bệnh có thể xuất hiện vì cơ thể dị ứng với thành phần của một số loại thực phẩm như trứng, sữa, đậu, tôm, cua… Nhìn chung có rất nhiều thực phẩm cả động vật và thực vật có thể gây bệnh mề đay ở những người có cơ địa dị ứng.
  • Do dị ứng thuốc: Một số người bị nổi mề đay do mẫn cảm với một số thành phần thuốc như aspirin, thuốc kháng sinh, ibuprofen…
  • Do tiếp xúc với dị nguyên: Phấn hoa, bụi các loại, khói thuốc, lông động vật, men mốc, len… đều có thể là tác nhân gây bệnh.
  • Do yếu tố di truyền: Có khoảng 50-60% người bị bệnh do di truyền. Nếu chỉ bố hoặc mẹ có tiền sử mắc bệnh thì con sinh ra có 25% bị bệnh. Nếu cả bố và mẹ đều mắc bệnh thì tỷ lệ mắc mề đay ở con là 50%.
  • Nguyên nhân nổi mề đay do bệnh lý: Lupus ban đỏ, bệnh tuyến giáp tự miễn, cryoglobulinemia…. Gây ra sự rối loạn trong nội tiết và giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.
  • Không tìm ra nguyên nhân: Có đến 50% số trường hợp nổi mề đay không thể tìm ra nguyên nhân và loại này được xếp vào dạng mề đay tự phát hay mề đay vô căn.

Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết

Một số triệu chứng, dấu hiệu điển hình của bệnh như:

  • Da mọc các nốt sẩn màu đỏ, hồng lột hoặc trắng xám ở giữa và màu hồng xung quanh, có giới hạn rõ và có nhiều hình thù, kích thước khác nhau.
  • Ngứa: Vùng da nổi mề đay có cảm giác ngứa dữ dội, kèm theo nóng rát, khó chịu. Nếu người bệnh càng gãi thì càng khiến da đỏ, trầy xước và tổn thương nhiều hơn. Cảm giác ngứa sẽ càng trầm trọng hơn vào buổi chiều và đêm.
  • Các nốt mẩn ngứa do bệnh nổi mề đay có thể phát triển nhanh trong một vài giờ đến một vài ngày rồi mất đi nhưng các nốt mề đay mới vẫn xuất hiện. Khi lành bệnh, các nốt mẩn này không để lại sắc tố trên da.
  • Tổn thương da do mề đay thường có xu hướng bùng phát mạnh và gây ngứa dữ dội khi có một số yếu tố kích thích như căng thẳng, tăng thân nhiệt, vận động mạnh, ăn thực phẩm dễ dị ứng,…

Cách phòng ngừa

Bệnh mề đay có nguyên nhân phức tạp nên nếu tìm ra được nguyên nhân và loại trừ chúng thì sẽ giảm nguy cơ tái phát bệnh. Một số biện pháp phòng bệnh như:

  • Không sử dụng các loại thực phẩm có khả năng dị ứng cao. Ngoài ra, người có cơ địa nhạy cảm cần hạn chế dùng rượu bia, trà đặc và cà phê.
  • Giữ vệ sinh da sạch sẽ, đồng thời nên mặc quần áo rộng rãi và có chất liệu thông thoáng.
  • Giữ không gian sống thông thoáng, thường xuyên vệ sinh nhà cửa để loại bỏ nấm mốc, phấn hoa và bụi bẩn.
  • Không sử dụng các loại thực phẩm có khả năng dị ứng cao. Đối với những người có cơ địa dễ dị ứng, mẫn cảm.
  • Hạn chế sử dụng các sản phẩm vệ sinh và dưỡng da có độ pH cao, nhiều xà phòng và hương liệu.
  • Hạn chế sinh hoạt trong các môi trường có độ ẩm không khí thấp vì dễ khiến da khô, kích ứng, tái phát bệnh da dị ứng theo mùa.
  • Người bị bệnh mề đay khi sử dụng các loại thuốc điều trị như thuốc kháng sinh, thuốc an thần, thuốc đau nhức xương khớp,... nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn thay đổi loại thuốc, tránh nguy cơ dị ứng, mẩn ngứa sau này.
  • Thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao để tăng cường tuần hoàn máu, tăng sức đề kháng cho cơ thể, giảm nguy cơ mắc bệnh.
  • Khi bị nổi mề đay lần đầu, nên đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán, có phương hướng điều trị kịp thời, hiệu quả, loại trừ nguyên nhân để tránh tái phát.

Tuy bệnh mề đay không lây, hầu như không đe dọa tới tính mạng nhưng nó có ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của người mắc. Vì vậy, nếu phát hiện có những dấu hiệu mắc bệnh như làn da nổi mẩn màu đỏ, hồng, ngứa ngáy khó chịu,... người bệnh nên sớm đi khám tại các bệnh viện chuyên khoa để được điều trị kịp thời và tránh bệnh tái phát.

Đỗ Hương

ad syt ad

Các tin khác
  • Thông báo thuốc giả Theophylline 200mg
  • Không sử dụng thuốc giả Tetracyclin TW3 và Clorocid TW3
  • Điểm thông tin y tế trên báo chí ngày 5/1/2025
  • Điểm thông tin y tế trên báo chí ngày 4/1/2025
  • Điểm thông tin y tế trên báo chí ngày 3/1/2025
  • Điểm thông tin y tế trên báo chí ngày 2/1/2025

  • Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
  • Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
  • Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
  • Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
  • 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
  • 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
  • Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
  • Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
  • Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
  • Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc

Dịch vụ công trực tuyến

Phần mềm Quản lý văn bản

Phần mềm QLHS Một cửa

Phần mềm Một cửa (Mới)

Tiếp nhận ý kiến công dân

Danh mục TTHC công

Tra cứu hồ sơ Một cửa

Thư điện tử TP Hà Nội

Thông tin người phát ngôn

Chọn liên kết Đang online: 201 Lượt truy cập trong tuần: 23104 Lượt truy cập trong tháng: 47410 Lượt truy cập trong năm: 47410 Tổng số lượt truy cập: 47342451 Về đầu trang

Từ khóa » Nguyên Nhân Gây Ra Bệnh Nổi Mề đay