NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH VIÊM ...

Viêm mũi dị ứng là gì? Viêm mũi dị ứng là một trong những căn bệnh về đường hô hấp phổ biến ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Bệnh do phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch cơ thể khi có sự xâm nhập của các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, các loại bụi, nấm mốc, lông của động vật nuôi

Bệnh viêm mũi dị ứng thường được chia thành giai đoạn cấp tính và mãn tính, trong đó: Giai đoạn cấp tính: Là hiện tượng bệnh xảy ra với một chu kỳ không đều và xuất hiện một cách chớp nhoáng khi người bệnh tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Giai đoạn mãn tính: Bệnh lý kéo dài thường xuyên và liên tục từ ngày này sang ngày khác khiến người bệnh mệt mỏi. Thường giai đoạn này xuất hiện khi mọi người để bệnh kéo dài hoặc không có phương pháp can thiệp dứt điểm.Triệu chứng viêm mũi dị ứng

  • Hắt hơi từng tràng
  • Chảy mũi dịch trong
  • Ngạt mũi gây khó thở do phù nề cuốn mũi
  • Thường xuyên bị ngứa mũi, chảy mũi nhiều nhất là vào buổi sáng.
  • Ngứa họng
  • Ngứa ở khóe mắt, phù mi mắt dưới
  • Ngứa ống tai ngoài
  • Cảm giác ớn lạnh nhưng không sốt
  • Triệu chứng nặng là sốc phản vệ (dị ứng thuốc, thức ăn...)

Viêm mũi dị ứng nếu không được điều trị cũng như chăm sóc, phòng bệnh ngay từ đầu thì có thể dẫn đến viêm xoang dị ứng, polyp mũi, polyp xoang và bệnh hay tái phát.

Nguyên nhân viêm mũi dị ứng

  • Bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật, hóa chất: Là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh viêm mũi dị ứng khi cơ địa của người bệnh bị dị ứng và tiếp xúc với các thành phần trên.
  • Thay đổi thời tiết: Thời tiết thay đổi đột ngột, trở rét đậm cũng là yếu tố gây kích ứng niêm mạc mũi khiến cho bệnh hình thành và phát triển.
  • Sử dụng thuốc sai cách: Một trong những nguyên nhân gây viêm mũi mà có thể mọi người không biết chính là việc lạm dụng thuốc xịt mũi trong thời gian dài. Điều này vô tình làm cho niêm mạc bên trong mũi bị xơ hóa và khô gây phù nề, xung huyết niêm mạc.
  • Bệnh lý đường hô hấp: Theo các chuyên gia, bệnh viêm mũi dị ứng còn hình thành do biến chứng của một số bệnh lý đường hô hấp như viêm amidan, viêm phổi cấp, viêm xoang, viêm họng…
  • Hải sản, trứng: Tuy không phổ biến nhưng một số trường hợp ghi nhận bị mắc phải căn bệnh này do ăn các loại hải sản hay thức ăn làm từ trứng. Thông thường các dấu hiệu sẽ xuất hiện ngay sau khi mọi người ăn.
  • Bất thường trong cấu trúc của mũi: Vẹo, gai vách ngăn mũi có thể làm tăng sự nhạy cảm của niêm mạc mũi và kích thích làm bệnh phát sinh.
  • Yếu tố gia đình: theo thống kê cho thấy nếu chỉ có bố hoặc mẹ bị viêm mũi dị ứng thì xác suất con cái bị bệnh này là khoảng 30%. Con số này được ước tính lên tới 50% nếu một người có cả bố và mẹ bị bệnh.

Phòng ngừa viêm mũi dị ứng “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” là một trong những kinh nghiệm dân gian của ông cha ta đúc rút từ bao đời này đối với tất cả các loại bệnh. Để giúp chữa trị viêm mũi dị ứng hiệu quả, mọi người cần tuân thủ theo các biện pháp dưới đây:

  • Tránh tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên: bụi nhà, bụi đường, tránh chơi với mèo hay chó, khói thuốc lá... Nếu buộc phải tiếp xúc thì nên dùng khẩu trang tốt, che chắn đường hô hấp và vệ sinh sạch sẽ sau khi tiếp xúc với yếu tố gây dị ứng.
  • Vệ sinh nơi ở: Tăng cường vệ sinh nhà cửa, giữ môi trường sống xung quanh sạch sẽ.
  • Bảo vệ khi thời tiết thay đổi: Trong những ngày lạnh, cần phải giữ ấm vùng mũi, họng, đầu và cổ. Đặc biệt vào thời điểm giao mùa, cần tránh để cơ thể, đặc biệt là hệ hô hấp bị ảnh hưởng do thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, mưa, gió,...
  • Ăn đủ chất dinh dưỡng, nhiều trái cây, rau xanh nước trà xanh và có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý để tăng sức đề kháng của cơ thể. Tránh ăn uống đồ lạnh, tránh khói thuốc lá.
  • Không lạm dụng thuốc: Dù là dùng nhiều thuốc dạng uống hay dạng xịt thì cũng đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài. Do đó, việc dùng thuốc phải theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để đạt được hiệu quả cao nhất cũng như tránh tác dụng phụ hoặc lạm dụng thuốc.

Chuyên khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện ĐKQT Thiên Đức chuyên khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng thông thường như: viêm mũi, viêm mũi dị ứng, viêm mũi mãn tính, viêm xoang, viêm amidan, viêm đau họng, ù tai, viêm mũi không do dị ứng,.. bằng các phương pháp ngoại khoa phổ biến.

Từ khóa » Niêm Mạc Mũi Bị Phù Nề