Nguyên Nhân Tụt Huyết áp

TS.BS NGUYỄN THỊ DUYÊN TS.BS NGUYỄN THỊ DUYÊN Phó khoa Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Chào bạn,

Hạ huyết áp khi số đo nhỏ hơn 90/60mmHg. Hạ huyết áp là triệu chứng của nhiều bệnh và có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đặc biệt là người cao tuổi. Tuy nhiên, tập thể dục thường xuyên, đứng quá lâu hoặc thậm chí đứng lên từ đang ngồi hoặc đang nằm có thể làm giảm huyết áp của bạn. Tình trạng này được gọi là hạ huyết áp tư thế.

Khi hạ huyết áp, bạn có thể bắt gặp các dấu hiệu như chóng mặt hay nhức đầu, thiếu tập trung, mờ mắt, mệt mỏi, trầm cảm. Hạ huyết áp mạn tính không có triệu chứng hầu như không nghiêm trọng. Nhưng đột ngột giảm huyết áp kèm với các dấu hiệu da lạnh, vã mồ hôi, khó thở, buồn nôn, khát nước, lơ mơ là báo huyết giảm nguồn cung cấp máu cho các cơ quan quan trọng, đặc biệt là não, đấy là lúc bạn cần phải đến ngay cơ sở y tế gần nhần để được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây hạ huyết áp cũng rất đa dạng và phong phú: không đủ dịch trong động mạch của bạn, tim không bơm máu đủ mạnh (suy tim), các dây thần kinh và kích thích tố trong cơ thể kiểm soát các mạch máu không làm việc hiệu quả, các vấn đề nội tiết như tuyến giáp kém hoạt động (suy giáp), bệnh tiểu đường hoặc đường huyết thấp (hạ đường huyết), một số loại thuốc kê toa trị cao huyết áp, trầm cảm, Parkinson,…

Hiện có một số xét nghiệm có thể giúp bác sĩ tìm ra các triệu chứng do hạ huyết áp gây nên. Xét nghiệm phổ biến nhất là đo huyết áp và đếm mạch trong khi bạn ngồi hoặc nằm và sau đó đo lại sau khi bạn đứng dậy. Các xét nghiệm khác có thể bao gồm: xét nghiệm máu để xem bạn có bị thiếu máu hay không, xét nghiệm máu để kiểm tra độ cân bằng về mặt hóa học của máu và lượng dịch trong cơ thể bạn, các xét nghiệm để kiểm tra hoạt động của tim (điện tâm đồ, siêu âm tim), xét nghiệm chức năng tuyên giáp.

Để điều trị vấn đề hạ huyết áp mạn tính, bạn có thể điều trị bằng cách:

  • Tăng lượng muối trong chế độ ăn uống. Hãy nhớ kiểm tra với bác sĩ trước khi thực hiện vì natri dư thừa có thể dẫn đến suy tim, đặc biệt là ở người lớn tuổi;
  • Uống nhiều nước. Điều này sẽ làm tăng thể tích máu và chống mất nước;
  • Mang bao vớ chân;
  • Dùng thuốc: Một số loại thuốc có thể được sử dụng để điều trị hạ huyết áp xảy ra khi bạn đứng dậy (hạ huyết áp tư thế).
  • Chế độ sinh hoạt phù hợp: đứng lên từ từ và cho thời gian để cơ thể của bạn thích ứng: đặc biệt quan trọng khi bạn bước ra khỏi giường vào buổi sáng. Bắt đầu bằng cách ngồi và chờ một lát. Sau đó xoay chân ra khỏi thành giường và chờ một lát. Khi đứng, đảm bảo rằng bạn có thể giữ chặt cái gì đó để phòng khi chóng mặt. Tránh việc chạy, đi bộ đường dài hoặc làm bất cứ điều gì mất rất nhiều năng lượng trong thời tiết nóng bức.
  • Đảm bảo uống đủ nước, đặc biệt là trong thời tiết nóng. Nằm ngủ kê gối: nâng đầu cao hơn tim một chút; Tránh uống nhiều rượu.

Vấn đề không kém quan trọng là xác định nguyên nhân tụt huyết áp và các bệnh lý nguy hiểm biểu hiện ra với triệu chứng hạ huyết áp. Muốn thực hiện điều đó, bạn nên đến các cơ sở y tế có kinh nghiệm để được thăm khám và đánh giá một cách toàn diện chuyên sâu.

Hiện nay, Bệnh viện Tâm Anh là một trong những đơn vị hàng đầu về thăm khám, chẩn đoán, tầm soát và điều trị các bệnh lý tim mạch. Với sự hội tụ của đội ngũ chuyên gia đầu ngành giàu kinh nghiệm, có uy tín lớn trong lĩnh vực điều trị ngoại khoa, nội khoa, thông tim can thiệp và ứng dụng các kỹ thuật cao cấp trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh lý tim mạch, cùng với hệ thống các trang thiết bị hiện đại, bệnh viện hy vọng sẽ là một điểm đến có thể giải quyết các vấn đề sức khỏe của bạn và gia đình. Trân trọng!

Xem thêm: Các kiến thức về tim mạch và huyết áp tại đây

Đánh giá bài viết:

Từ khóa » Sơ Cứu Tụt Huyết áp