Nguyên Nhân Và 3 Cách Chữa Mụn Nhọt Sưng To | Cleanipedia

Mụn nhọt là gì?

Mụn nhọt là một dạng nhiễm trùng ở da tạo nên các nốt đỏ hình thành dưới da, sưng to, có mủ bên trong và gây ra đau nhức. Nếu các nốt nhọt này xuất hiện gần nhau sẽ có các rãnh nối với nhau bên dưới da và tạo thành một vùng da bị nhiễm trùng.

Lúc đầu, các nốt mụn nhọt sẽ bắt đầu từ kích thước nhỏ và ngày càng sưng to, chứa đầy mủ gây đau đớn cho đến khi vỡ ra. Những vùng da thường xuất hiện mụn nhọt là: mặt, cổ, nách, đùi và mông.

>>> Xem thêm chi tiết: Nguyên nhân bị mụn lưng

Người phụ nữ đang tự mát-xa vai.

Nguyên nhân bị mụn nhọt

Cả người lớn và trẻ nhỏ đều có thể bị mắc mụn nhọt và không có sự khác biệt nguyên nhân bị mụn nhọt. Mụn nhọt xuất hiện là do vi khuẩn xâm nhập gây viêm một hoặc nhiều nang lông. Trong đó vi khuẩn Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn) là loại gây nên đa số các trường hợp bị mụn nhọt.

Nguyên nhân gây ra mụn nhọt ở trẻ nhỏ và người lớn là:

  • Bít tắc lỗ chân lông: Mỗi cm2 của da đều ẩn chứa hàng triệu vi khuẩn khác nhau. Làn da không được vệ sinh sạch sẽ hoặc mặc quần áo ẩm ướt không thông thoáng sẽ gây bít tắc lỗ chân lông. Từ đó, tạo điều kiện cho vi khuẩn thâm nhập phát triển.

  • Tiếp xúc với người bị nhiễm Staphylococcus aureus: Khi da bé tiếp xúc với làn da của người có vi khuẩn Staphylococcus aureus trên da sẽ khiến loại vi khuẩn này có cơ hội “nhảy” sang da bé và tạo thành quần thể vi khuẩn gây viêm nhiễm trên da.

  • Người mắc bệnh đái tháo đường: Với những ai mắc bệnh này sẽ có hệ miễn dịch suy yếu và không có sức đề kháng lại các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng.

  • Có vấn đề về da: Những người vốn đã có các vấn đề về da như: chàm, mụn trứng cá, viêm nang lông... thường có hàng rào bảo vệ da rất yếu. Vì vậy, họ dễ bị loại vi khuẩn gây mụn nhọt này xâm nhập và làm nhiễm trùng. 

Những cách chữa mụn nhọt sưng to tận gốc

1. Những cách điều trị mụn nhọt tại nhà:

Sau khi lưu ý vệ sinh cơ thể và quần áo sạch sẽ, bạn có thể thực hiện các cách trị mụn nhọt sưng to tại nhà cho trẻ nhỏ, người lớn như sau:

  • Miếng dán mụn: Trên thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều loại sản phẩm miếng dán mụn. Miếng dán này có công dụng hút bớt mủ và dầu nhờn bên trong mụn ra ngoài. Chỉ sau một đêm, nốt mụn sẽ giảm sưng và không còn đau nhức.

  • Kháng sinh: Các loại kháng sinh có thể dùng ngoài da hoặc đường uống giúp tình trạng viêm nhiễm thuyên giảm và hết đau nhức.

  • Tinh dầu tràm trà: Tràm trà là thành phần có khả năng kháng khuẩn và giảm sưng mụn cực tốt. Chỉ cần thoa 4-5 lần/ngày bạn sẽ cảm nhận mụn nhọt mau gom cồi, giảm đau, sưng đỏ. Chính vì tính năng này mà tràm trà được lựa chọn để thêm vào các loại nước xả vải kháng khuẩn cho bé như dòng Nước xả vải Comfort Kháng Khuẩn Dịu Nhẹ.

Bốn lọ thủy tinh nhỏ có chứa chất lỏng màu vàng đặt trên một bề mặt với nền mờ.

>>> Xem thêm chi tiết: Lá tắm trị mụn nhọt

2. Giữ cơ thể và quần áo trẻ nhỏ, người lớn luôn sạch sẽ và vệ sinh

Bạn sẽ không thể chữa trị mụn nhọt sưng to tận gốc 100% khi hàng rào bảo vệ da suy yếu. Để tăng cường hàng rào bảo vệ da và điều trị mụn nhọt thành công ở trẻ nhỏ, người lớn thì trước hết làn da luôn phải sạch sẽ. Hãy rửa tay và tắm rửa thường xuyên để loại bỏ bã nhờn tránh tạo cơ hội cho vi khuẩn tích tụ.

Một gia đình ba người đang xem hoạt hình trên ti vi trong phòng khách sạch sẽ và gọn gàng.

Bên cạnh đó, thay vì sử dụng các loại nước xả thông thường, bạn nên cân nhắc chuyển sang các loại nước xả vải có thành phần kháng khuẩn cho trẻ nhỏ. Bởi dòng nước xả vải kháng khuẩn sẽ chứa tinh chất ngăn ngừa vi khuẩn hình thành và tạo sự thông thoáng trên da tránh gây hầm bí, ẩm ướt cho vi khuẩn phát triển.

Cách nặn mụn nhọt ở mông, chân, tay cho trẻ và người lớn

Với những nốt mụn nhọt lớn và có dấu hiệu nhiễm trùng, Cleanipedia khuyến khích bạn hoặc trẻ nhỏ đến gặp bác sĩ để được nặn sạch mủ và uống kháng sinh để tránh nhiễm trùng. Còn những nốt mụn nhọt trên mặt, mông… có kích thước nhỏ bạn có thể thực hiện cách giảm đau và kích thích đẩy dịch mủ ra ngoài như sau:

Các bước nặn mụn nhọt, mụn mủ an toàn:

  • Chườm ấm lên vùng da có mụn nhọt nhiều lần trong ngày với mỗi lần là 10 phút. Bước này giúp kích thích mủ ra ngoài và không cố bóp, nặn trước khi nốt mụn sẵn sàng được nặn.

  • Sau vài lần chườm ấm, nốt mụn sẽ có hiện tượng mủ sưng to và có mủ trắng ở đầu mụn muốn đẩy ra ngoài.

  • Bạn rửa tay thật sạch trước khi nặn mụn nhọt. Dùng dụng cụ nặn mụn tạo một đường rạch hoặc lỗ nhỏ để nặn lấy hết mủ bên trong.

  • Sử dụng nước muối sinh lý rửa lại vết mụn vừa nặn để kháng khuẩn.

  • Cuối cùng, bạn băng gạc lại vùng mụn vừa được nặn để thấm hết dịch mủ còn sót lại và đề phòng nhiễm trùng.

Hi vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân bị mụn nhọt, cách chữa và cách nặn mụn nhọt thật an toàn. Chúc bạn thực hiện thành công và đừng quên vệ sinh, giặt giũ quần áo sạch sẽ với các sản phẩm kháng khuẩn để ngăn ngừa tăng tiết bã nhờn không cho vi khuẩn gây nhọt phát triển.

>>> Xem thêm:

  • Cách trị rôm sảy người lớn

  • Mồ hôi dầu là gì?

  • Dị ứng nổi mẩn ngứa

Tác giả: Team Cleanipedia 

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Từ khóa » Cách Trị Mụn Nhọt ở Tay