Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Hiệu Quả Bệnh Lồi Mắt
Có thể bạn quan tâm
Bệnh lồi mắt là một trong những biến chứng nguy hiểm của nhiều căn bệnh khác nhau. Lồi mắt là do tổ chức hốc mắt của người bệnh bị tăng thể tích choán chỗ do đó đẩy nhãn cầu về phía trước. Độ lồi của nhãn cầu được tính theo đường chiếu từ đỉnh giác mạc xuống đường thẳng đi ngang qua bờ ngoài của 2 hốc mắt.
Menu xem nhanh:
- 1. Tìm hiểu đôi nét về bệnh lồi mắt
- 2. Triệu chứng thường gặp và nguyên nhân của bệnh lồi mắt
- 3. Các mức độ của bệnh lồi mắt
- 4. Những đối tượng có nguy cơ cao bị lồi mắt
- 5. Tiến triển và biến chứng của căn bệnh lồi mắt
- 6. Cách điều trị hiệu quả của chứng lồi mắt
- 7. Lời khuyên hữu ích dành cho người bị chứng lồi mắt
- 8. Khám mắt tại Hà Nội ở đâu uy tín
1. Tìm hiểu đôi nét về bệnh lồi mắt
Lồi mắt là hiện tượng nhãn cầu bình thường bị đẩy ra phía trước do tăng thể tích những tổ chức khác bên trong hốc mắt. Lồi mắt ở 2 bên thường liên quan tới bệnh Basedow còn lồi mắt 1 bên thường do có u tổ chức ngoại vi tại vùng hốc mắt. Hoặc đơn giản là do sưng nề phần mềm sau chấn thương vùng đầu mặt.
2. Triệu chứng thường gặp và nguyên nhân của bệnh lồi mắt
Để xác định được có lồi mắt thật hay không, các bạn có thể quan sát từ trên trán xuống rồi so sánh độ mở khe mi, đo độ lồi bằng thước Hertel hoặc nhìn nghiêng so sánh đỉnh giác mạc với cung lông mày.
– Lồi mắt 1 hoặc 2 bên là do tuyến giáp trạng hay căn bệnh máu ác tính ở trẻ nhỏ.
– Lồi mắt từ lâu thường là do cận thị nặng hoặc hốc mắt nhỏ.
– Lồi mắt xuất hiện sau chấn thương thường là do thông động mạch cảnh xoang hang hoặc tụ máu hốc mắt.
– Lồi mắt tăng thêm khi thay đổi tư thế như nín thở, cúi đầu thường do búi giãn mạch bên trong hốc mắt.
– Lồi mắt đi kèm với mờ mắt hoặc nhìn đôi do khối u thị thần kinh thường kèm theo giảm thị lực.
– Lồi mắt do bệnh u mạch hốc mắt có thể kèm theo tình trạng song thị.
– Lồi mắt kèm theo đau đầu, ù tai và có tiếng ù bên trong đầu là triệu chứng thường gặp trong thông động mạch cảnh xoang hang, tăng áp lực nội sọ lâu ngày và nặng.
Những triệu chứng đi kèm với tình trạng lồi mắt thường là có cảm giác chói mắt, chảy nước mắt nhiều, sợ ánh sáng, nóng rát ở mắt và ít chớp mắt,…
3. Các mức độ của bệnh lồi mắt
Độ lồi ở mắt của người Việt Nam bình thường là 12mm. Nếu cao hơn so với mức độ này, các bạn đã mắc phải bệnh lồi mắt và cần điều trị kịp thời. Mức độ lồi mắt cụ thể như sau:
– Mức độ nhẹ là mức độ 1 (dao động khoảng 13 – 16mm) và mức độ 2 (dao động từ 17 – 20mm).
– Mức độ trung bình là mức độ 3 (dao động từ 20 – 23mm).
– Mức độ nặng là mức độ 4 (từ 24mm trở lên).
4. Những đối tượng có nguy cơ cao bị lồi mắt
– Những người mắc các căn bệnh toàn thân như viêm nhiễm, lao, u ác tính (phổi, tiền liệt tuyến, vú,…) bệnh máu, bệnh Basedow, bệnh xoang mãn tính.
– Những người mắc các bệnh u hốc mắt hoặc viêm tổ chức hốc mắt sau viêm xoang sàng có thể di căn dẫn tới lồi mắt.
5. Tiến triển và biến chứng của căn bệnh lồi mắt
Tiến triển của lồi mắt còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Theo đó, lồi mắt có thể tiến triển tốt sau khi được điều trị dứt điểm nếu nguyên nhân là bị viêm hoặc mắc bệnh Basedow. Tuy nhiên, lồi mắt có thể tiến triển xấu nếu nguyên nhân là do khối u ác tính.
Một số biến chứng nguy hiểm có thể kể tới của lồi mắt là chèn ép thị thần kinh, loét giác mạc, hạn chế vận nhãn, tăng nhãn áp, song thị, lác,…
6. Cách điều trị hiệu quả của chứng lồi mắt
Tùy vào từng trường hợp cụ thể, nguyên nhân gây ra bệnh và mức độ lồi mắt, bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất cho người bệnh. Trong một số trường hợp, lồi mắt có thể thay đổi với sự tiến triển của bệnh sau khi được điều trị dứt điểm. Sau khi phẫu thuật, nhiều bệnh nhân sẽ hết lồi mắt hoặc bị lồi mắt ở mức độ nhẹ và vừa.
Nguyên tắc điều trị chung của chứng lồi mắt thường là chữa trị theo nguyên nhân, phòng và điều trị biến chứng, tùy theo bản chất của khối u mà bác sĩ chỉ định điều trị nội khoa, ngoại khoa hoặc tia xạ. Kế hoạch điều trị bệnh có thể thay đổi tùy thuộc vào bản chất của tình trạng lồi mắt.
Thông thường, phương pháp nội khoa được bác sĩ chỉ định áp dụng với những tổn thương do u lympho, viêm nhiễm, thoái hóa dạng tinh bột, Sarcoid. Một số loại u ác tính gây ra chứng lồi mắt sẽ phải phối hợp điều trị ngoại khoa.
7. Lời khuyên hữu ích dành cho người bị chứng lồi mắt
– Dùng thuốc nhỏ mắt bên ngoài và sử dụng thuốc bổ mắt để tránh tình trạng khô mắt.
– Nhỏ thuốc nước làm giảm mức độ cường cơ vận nhãn theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa Mắt.
– Đeo kính đúng cách và kéo kính lên vừa tầm mắt thường xuyên ngay khi kính bị trễ xuống thấp để tránh tình trạng phải ngước mắt nhìn, dẫn tới mắt lồi và bị sụp xuống.
– Không sử dụng kính sai độ vì điều này sẽ làm cho mắt khi nhìn bị mỏi và phải căng ra khiến thị lực bị suy giảm.
– Không phụ thuộc vào kính khiến mắt càng ngày càng bị nặng hơn.
– Khi mắt bị lồi thì không nên học tập và làm việc quá lâu trong môi trường thiếu ánh sáng.
8. Khám mắt tại Hà Nội ở đâu uy tín
Tại Hà Nội, Hệ thống Y Tế Thu Cúc TCI là địa chỉ thăm khám và điều trị các bệnh lý về mắt uy tín, được khách hàng đánh giá rất cao. Bởi vì Chuyên khoa Mắt của Thu Cúc TCI sở hữu những ưu điểm tuyệt vời mà ít cơ sở y tế nào có được như:
– Quy tụ đội ngũ bác sĩ Nhãn khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, đến từ các bệnh viện lớn đầu ngành trong nước.
– Luôn đầu tư trang thiết bị, máy móc Nhãn khoa hiện đại, giúp chẩn đoán chính xác bệnh và hỗ trợ quá trình điều trị đạt kết quả tốt.
– Đội ngũ điều dưỡng viên tận tình, thân thiện, chăm sóc người bệnh chu đáo như người thân.
– Không gian bệnh viện sạch sẽ, rộng rãi, thoáng mát, cơ sở vật chất hiện đại, đầy đủ tiện nghi.
– Chi phí khám chữa bệnh về mắt hợp lý, được công khai rõ ràng, minh bạch.
– Hỗ trợ áp dụng bảo hiểm y tế và bảo hiểm bảo lãnh theo quy định, giúp người bệnh tiết kiệm tối đa chi phí khám chữa bệnh về mắt.
Qua bài viết trên đây, chúng tôi hy vọng các bạn đã có cái nhìn tổng quan nhất về bệnh lồi mắt. Ngay khi phát hiện ra bị lồi mắt, mọi người hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chuyên khoa Mắt thăm khám và tư vấn cách điều trị phù hợp.
Từ khóa » Cách Chữa Mí Mắt Lồi
-
Lồi Mắt, Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh
-
Mắt Lồi: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Cách Chữa Mắt Lồi, Nguyên Nhân Gây Bệnh, Mẹo Chữa Tại Nhà?
-
Lồi Mắt - Mắt Lồi Và Những điều Cần Lưu ý!
-
Mắt Lồi: Nguyên Nhân, Triệu Chứng & Cách Chữa Trị/Phòng Tránh
-
Mắt Lồi Cận Thị Là Gì? Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, Cách Chữa
-
Chữa Mắt Lồi Bẩm Sinh Và Theo độ Tuổi Uy Tín
-
Lồi Mắt - Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và điều Trị
-
Mắt Lồi Nguyên Nhân Do đâu? Làm Thế Nào để Cải Thiện Lồi Mắt?
-
Mắt Lồi Có Nên Cắt Mí Không? 7 Lưu ý Quan Trọng Cần Phải Nhớ
-
Chia Sẻ Các Cách Chữa Mắt Lồi Bẩm Sinh Và Mức độ Hiệu Quả Mang Lại
-
Mắt Lồi Cận Thị Có Chữa được Không?
-
Mắt Lồi Do Basedow Có Nguy Hiểm Không? Triệu Chứng & điều Trị
-
Cách Chữa Mắt Lồi Tại Nhà?