Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục - Khám Chữa Bệnh, Phổ Biến Kiến ...
Có thể bạn quan tâm
Đầy hơi, chướng bụng là một triệu chứng rất hay gặp trong cuộc sống hàng ngày, gây nhiều ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt cũng như chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân gây đầy hơi chướng bụng là gì? Làm cách nào để khắc phục tình trạng trên?
TIN LIÊN QUANChứng đầy, hơi chướng bụng hay đầy hơi do hiện tượng tích tụ hơi trong dạ dày, xảy ra khi lượng hơi trong dạ dày và ruột nhiều, trong một số trường hợp bụng sẽ căng lên. Người bị chướng bụng, đầy hơi thường xuyên xuất hiện chứng ợ nóng, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn và nôn, bụng trướng, ậm ạch khó chịu, một số người xuất hiện tình trạng táo bón. Cảm giác càng khó chịu khi xuất hiện chứng ợ hơi, đau thắt ngực, triệu chứng trên càng nổi bật ngay sau khi ăn.
Nguyên nhân gây đầy hơi, chướng bụng
Thời gian tiêu hóa thức ăn ở dạ dày và hấp thu ở ruột non thông thường từ 3-5 giờ. Nếu quá 3 -5 giờ mà thức ăn vẫn chưa được tiêu hóa sẽ sinh ra chướng bụng, đầy hơi. Nguyên nhân của chứng bệnh này bắt nguồn từ những thói quen không tốt như:
Ăn quá nhiều, ăn những thực phẩm khó tiêu (thức ăn giàu tinh bột; nhiều chất xơ; nhiều chất béo; sử dụng rượu bia, thuốc lá, đồ uống có ga...)
Ăn không đúng cách: Ăn quá nhanh, nhai không kỹ, ăn không đúng bữa, đúng giờ, vừa ăn no đã nằm ngay, vừa ăn vừa xem tivi...
Ngoài ra, bệnh còn gặp ở những người bị các bệnh rối loạn tiêu hóa lâu năm, viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, viêm loét dạ dày, những người hay lo âu, thần kinh căng thẳng hoặc dùng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau... làm lợi khuẩn đường ruột suy giảm trầm trọng, hại khuẩn phát triển mạnh, chính hại khuẩn sinh ra nhiều các khí hư gây ra đầy bụng, trướng hơi.
Cách khắc phục tình trạng đầy hơi, chướng bụng
Chứng đầy hơi hay đầy hơi do hiện tượng tích tụ hơi trong dạ dày, xảy ra khi lượng hơi trong dạ dày và ruột nhiều. Để khắc phục chứng bệnh này cần:
Uống từ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày giúp tống các độc tố gây tiêu hóa kém ra khỏi cơ thể.
Ăn nhiều trái cây và rau xanh để cung cấp chất xơ, có xu hướng thải nhanh qua đường tiêu hóa, loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể.
Ưu tiên tỏi và một số loại hoa quả như cam, bưởi, táo, dứa, lê sau những bữa ăn nhiều đạm.
Ăn chậm, nhai kỹ, ăn những miếng nhỏ để tránh nuốt không khí cùng thức ăn vào dạ dày.
Hạn chế ăn thức ăn chua, cay, kẹo, bánh ngọt...
Bỏ thói quen nhai kẹo cao su làm cho bụng bị tích nhiều khí làm nặng thêm chứng đầy hơi.
Cần tránh xa thuốc lá và đồ uống có cồn vì uống rượu và hút thuốc nhiều có thể gây buồn nôn và làm tăng nồng độ axít trong bụng dẫn đến trào ngược axít và ợ nóng.
Dùng tay xoa bóp bụng (mát-xa) để làm tăng nhu động dạ dày, ruột giúp cho việc tiêu hóa thức ăn tốt hơn, tránh ứ đọng thức ăn.
Tập thể dục nhẹ nhàng để làm tăng nhu động ruột một cách hợp sinh lý bình thường như đi bộ, chơi cầu lông, tập hít thở để cơ hoành vận động làm tăng nhu động của dạ dày và ruột.
Đi bộ cũng là một hình thức thư giãn loại bỏ stress.
Khi bị đầy hơi, chướng bụng kéo dài và thường xuyên tái phát, người bệnh cần sớm đi thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị cụ thể, tận gốc. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, nên có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để giúp cải thiện tình trạng bệnh là tốt nhất.
Đỗ Hương
Admin Sở Y Tế
Các tin khác- Sàng lọc trước sinh và các xét nghiệm sàng lọc trước sinh
- 7 sai lầm thường gặp khi điều trị tay chân miệng cho trẻ
- Thụ tinh trong ống nghiệm cho phụ nữ bị buồng trứng đa nang không cần kích trứng
- Trẻ em mắc đái tháo đường do đâu?
- Cách xử trí hạ đường huyết khi dùng insulin trị đái tháo đường
- 4 món cháo từ sơn dược trợ tiêu hoá, kiện tỳ ích vị
- Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
- Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
- 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
- Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
- Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
- Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
- Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc
Dịch vụ công trực tuyến | |
Phần mềm Quản lý văn bản | |
Phần mềm QLHS Một cửa | |
Phần mềm Một cửa (Mới) | |
Tiếp nhận ý kiến công dân | |
Danh mục TTHC công | |
Tra cứu hồ sơ Một cửa | |
Thư điện tử TP Hà Nội | |
Thông tin người phát ngôn |
Từ khóa » đầy Bụng Khó Tiêu ợ Hơi
-
Đầy Bụng ợ Hơi: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị đơn Giản, Hiệu Quả
-
Mẹo Chữa đầy Hơi, Chướng Bụng - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Kinh Nghiệm Chữa ợ Hơi Chướng Bụng An Toàn Và Hiệu Quả
-
Đầy Hơi, Chướng Bụng, Khó Tiêu: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý - Vinmec
-
Ợ Chua, đầy Hơi: Mẹo để đẩy Lùi | Vinmec
-
Đầy Bụng Khó Tiêu Có Nguyên Nhân Do đâu Và Cách Khắc Phục
-
Đầy Hơi Chướng Bụng Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không? - Hello Bacsi
-
Đầy Bụng ợ Hơi Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách điều Trị đơn Giản Tại Nhà
-
Đừng Coi Thường Chứng đầy Hơi ăn Không Tiêu
-
Ợ Nóng Đầy Bụng Khó Tiêu Là Bị Gì? Làm Sao Hết? - Thuốc Dân Tộc
-
GỪNG TƯƠI - GIÚP GIẢM ĐẦY BỤNG, KHÓ TIÊU - Medinet
-
Chướng Bụng đầy Hơi Khó Tiêu - Nguyên Nhân, Cách Chữa Hiệu Quả
-
Chướng Bụng đầy Hơi Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách điều Trị 2022
-
Khó Tiêu - Rối Loạn Tiêu Hóa - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Đầy Bụng, Khó Tiêu - Bệnh Viện Quận 11
-
Ợ Hơi Đầy Bụng Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Hiệu ...
-
Đầy Hơi, Chướng Bụng, Khó Tiêu: Những Triệu Chứng Thường Gặp Về ...