Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Tiếng Hú Rít Của Micro Trong Dàn âm ...

Tiếng hú, rít trong dàn âm thanh karaoke không chỉ khiến người nghe khó chịu mà còn là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hư hỏng mic karaoke, loa karaoke. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hú rít, vì vậy hãy cùng META tìm ra những nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng này hiệu quả nhất nhé.

Nội dung
  • Các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng hú rít ở micro và dàn âm thanh karaoke
  • Cách khắc phục tình trạng micro bị hú rít
  • Cách căn chỉnh mic hợp với bộ dàn âm thanh karaoke

Ở các dòng âm ly hiện đại sẽ được tích hợp sẵn nút điều chỉnh tiếng hú

Ở các dòng âm ly hiện đại sẽ được tích hợp sẵn nút điều chỉnh tiếng hú

Các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng hú rít ở micro và dàn âm thanh karaoke

Nguyên nhân 1: Micro thiếu công suất, đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra hú, rú rít vì bản chất gây ra vấn đề hú là do thiếu công suất chứ không phải thừa. Để xử lý vấn đề này đòi hỏi phải nâng công suất của cả hệ thống lên và lúc này sẽ tăng luôn cả độ nhạy của micro giúp hạn chế tình trạng rú rít.

Nguyên nhân 2: là khi bạn cầm micro để hát vô tình hướng thẳng micro vào loa.

Micro có dây Arirang AR 58

Micro có dây Arirang AR 58

Nguyên nhân thứ 3: Chỉnh amply chưa đúng cách cũng khiến mic bị hú, rít. Để một dàn karaoke cho chất lượng âm thanh hoàn hảo thì 80% là do amply. Bạn phải điều chỉnh amply sao cho phù hợp nhất. Tuy nhiên, một số dòng amply karaoke không có chức năng loại bỏ tiếng hú sẽ dễ xảy ra tiếng hú trong quá trình hát karaoke. Vì thế khi mua amply bạn nên chọn những dòng amply có khả năng loại bỏ tiếng hú nổi bật như: amply Arirang, amply Jarguar, amply Nanomax, amply Acnos...

Nguyên nhân thứ 4: Là do khả năng tiêu âm của phòng hát karaoke không tốt nên âm thanh vẫn vọng lại mic gây ra cộng hưởng âm. Vậy nên những phòng hát karaoke chuyên dụng thường được thiết kế gồ ghề, có trang bị mút tiêu âm để hạn chế tối đa nguyên nhân này.

Micro Guinness MU- 1220

Micro Guinness MU- 1220

Cách khắc phục tình trạng micro bị hú rít

  • Chặn đường hồi tiếp bằng cách đặt micro và loa xa nhau hoặc tránh hướng bắt micro.
  • Giảm nhỏ âm lượng hoặc tắt luôn.
  • Giảm tần số hồi tiếp bằng cách giảm echo.
  • Giảm tần số gây hí bằng EQ, đây được coi là cách tốt nhất nhưng phải được luyện tập và có kiến thức.
  • Tăng thêm công suất và loa cho hệ thống.
  • Tuân thủ một số nguyên tắc khi lắp đặt loa trong dàn karaoke gia đình. Vị trí đặt loa làm sao cho mặt loa không hướng vào bắt âm thanh của mic. Chú ý mic càng xa loa càng tốt và mặt loa thì nên hướng về phía người nghe.
  • Xử lý tiêu âm trong phòng karaoke cho chất lượng âm thanh trong dàn karaoke chuyên nghiệp hơn.

Loa Karaoke Arirang Jant VIII

Loa Karaoke Arirang Jant VIII

Cách căn chỉnh mic hợp với bộ dàn âm thanh karaoke

  • Bước 1: Điều đầu tiên bạn phải cắm micro vào vị trí, chỉnh Volume của Music về mức thấp nhất.
  • Bước 2: Điều chỉnh Volume tổng, Volume Micro cùng với tất cả chiết áp như Balance, Echo, Low, Mid, Hi, Dly, Rpt, đến vị trí giữa mà nhà sản xuất đã thiết kế.
  • Bước 3: Tiếp theo bật nguồn để thử nghiệm tiếng Micro, tùy thuộc vào không gian, khả năng tiêu, cách âm phòng hát mà thay đổi Echo, Dly hay Rpt. Vị trí giữa của bạn có thể thay đổi trong phạm vi sang trái hoặc sang phải 10 – 15 độ đến khi đảm bảo giọng nói không vang quá và không bị vọng lại nhiều lần.
  • Bước 4: Chỉnh giọng nói phù hợp với người thiên chất Bass thì đưa Volume Bass của Micro sang trái khoảng từ 10- 90 độ, giọng thiên Tress đưa Volume Mid của Micro từ 10 – 45 độ không lạm dụng tăng tối đa Mid và Hi gây nên những tiếng rít.
  • Bước 5: Đưa Volume Music lên sao cho tiếng nhạc không vượt quá tiếng mà micro đã chỉnh nếu thấy có hiện tượng rú rít phải đưa Hi của Volume tổng sang trái từ 10 – 90 độ .
  • Bước 6: Trong thực tế có rất nhiều trường hợp sảy ra khi chỉnh giọng Micro rất tốt nhưng khi đưa nhạc vào là rú, rít không hát được mặc dù lắp đặt loa đã chuẩn theo thiết kế vậy vấn đề ở đây các bạn chỉ cần quan tâm tới tần số cao (Hi) của Micro, Echo, tổng không cho phép chỉnh quá vị trí giữa mà các bạn nhất thiết phải đưa sang trái sao cho hết rú thì thôi từ 10 – 90 độ tùy mức độ âm thanh phát ra.

Loa Arirang Jant II (Jant 2)

Loa Arirang Jant II (Jant 2)

Xem thêm: 

Cách chỉnh tần số cho micro karaoke không dây

Cách chọn micro karaoke giúp bạn hát hay nhất

Trên đây là nguyên nhân và cách khắc phục tiếng rú tiếng rít ở micro và dàn âm thanh karaoke giúp cho dàn âm thanh nhà bạn có được chất lượng tốt nhất. Nếu Quý khách có như cầu mua loa karaoke, amlpy hay micro hãy nhanh tay truy cập META.vn hoặc gọi đến hotline để nhận được tư vấn miễn phí và sở hữu dàn âm thanh karaoke có giá tốt nhất.

  • META Hà Nội: Số 56 Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội - ĐT: 024.35.68.69.69
  • META TP.HCM: 716-718 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10 - ĐT: 028.38336666

Từ khóa » Cách Chỉnh Micro Karaoke Không Bị Hú