Nguyên Nhân Và Cách Trị Tình Trạng Bé Bị Khô Da ở Chân | Cleanipedia
1. Nguyên nhân khiến da chân bé bị khô
Bé bị khô da ở chân thường do những nguyên nhân thường gặp dưới đây:
Bệnh vảy cá
Một số trường hợp trẻ sơ sinh có hiện tượng da bong tróc hay khô là do bệnh vảy cá. Khi mắc căn bệnh này trẻ sẽ bị nổi vảy, ngứa ngáy và bị bong tróc da. Trong trường hợp này để xác định được vì sao trẻ sơ sinh bị khô da, bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu da hoặc mẫu máu kết hợp tiền sử bệnh của gia đình để kết luận.
Hiện tại, bệnh vảy cá vẫn chưa có loại thuốc nào đặc trị. Vì vậy, có thể dùng kem dưỡng ẩm để làm dịu làn da bong tróc của bé.
Bệnh chàm da (eczema)
Nguyên nhân bé bị khô da ở chân có thể do bệnh chàm gây nên. Một số trường hợp da trẻ bị khô ráp và nổi mẩn đỏ do mắc bệnh chàm hay viêm da dị ứng. Khi bị chàm trẻ thường bị nổi mẩn đỏ trên da và có cảm giác khó chịu. Thường thì bệnh không phát hiện ngay khi trẻ mới sinh và phát triển sau một thời gian. Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh chàm ở trẻ sơ sinh như dùng chất tẩy rửa hay dầu gội không phù hợp.
Ngoài ra, những sản phẩm từ lúa mì, sữa đậu nành cũng là tác nhân khiến cho bệnh chàm thêm nặng hơn. Vì vậy, cha mẹ nên tìm hiểu trước khi sử dụng những sản phẩm này cho bé. Ngoài ra, nên cho con đi khám da liễu đẻ được bác sĩ kê thuốc phù hợp.
2. Cách trị tình trạng bé bị khô da ở chân
Dưới đây là một số cách trị tình trạng bé bị khô da ở chân đơn giản mà bạn có thể tham khảo:
Cho bé uống đủ nước
Khi trẻ bị khô da thì việc bổ sung nước là rất cần thiết giúp da được mềm mại. Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi không nên cho uống nước. Vì vậy, bạn có thể tăng cường cho con bú mỗi ngày là đủ.
Giữ ấm vào mùa lạnh
Tiếp theo là mẹ cần đảm bảo giữ ấm cơ thể cho con vào mùa lạnh. Không nên để da bé tiếp xúc với môi trường không khí lạnh sẽ rất dễ bị bong tróc và nứt nẻ. Các mẹ có thể tham khảo cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị khô da và điều trị chuẩn y khoa cho bé nhé.
Không nên tắm quá lâu
Để trị bé bị khô da ở chân mẹ cũng cần lưu ý không nên cho con tắm quá lâu. Vì trên làn da của con có lớp dầu tự nhiên để duy trì khả năng dưỡng ẩm. Do đó, khi tắm quá lâu sẽ làm mất đi lớp dầu này trên da của con. Tốt nhất mẹ nên điều chỉnh thời gian tắm khoảng 10 - 15 phút là đủ. Bên cạnh đó, khi tắm cho bé bạn nên dùng nước ấm kết hợp với các sản phẩm tắm rửa không chứa hương liệu.
Không sử dụng hóa chất mạnh
Vì làn da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, do đó mẹ không nên dùng các loại hóa chất cho con sẽ gây kích ứng. Ngoài ra, nên dùng các sản phẩm nước giặt riêng cho bé sơ sinh. Bí quyết chăm sóc da bé khi thời tiết hanh khô sẽ giúp bạn bảo vệ bé yêu một cách toàn diện nhất.
Thoa kem dưỡng ẩm
Để chữa bé bị khô da ở chân bạn cũng có thể dùng kem dưỡng ẩm. Nên thoa kem 2 lần/ngày cho bé, đặc biệt là sau khi tắm xong để giữ cho làn da của con luôn được mềm mại. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng loại kem dưỡng ẩm an toàn cho con.
Dùng máy tạo ẩm
Ngoài ra, mẹ cũng có thể sử dụng máy tạo ẩm trong phòng ngủ để giữ cho làn da của con không bị khô ráp hoặc chàm.
Trên đây là nguyên nhân và cách chữa bé bị khô da ở chân an toàn, hiệu quả. Hy vọng sẽ giúp bạn có những thông tin hữu ích nhất khi chăm sóc bé bị khô da ở chân tốt nhất.
>> Xem thêm:
- ✦
Những lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị khô da
Tác giả: Team Cleanipedia
Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter
Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.
Từ khóa » Khô Da Ngón Chân
-
3 Cách Chữa đầu Ngón Chân Bị Khô Nứt Bong Tróc Và Rướm Máu
-
Da Chân Bị Khô, Bong Tróc Là Bệnh Gì & Cách Chữa Tại Nhà • Hello Bacsi
-
Đầu Ngón Chân Bị Khô Nứt: Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục
-
Bệnh á Sừng, Nguyên Nhân Và Cách Phòng Bệnh Hiệu Quả
-
Bong Da Chân - Cơ Thể đang Báo Hiệu điều Gì? - BookingCare
-
NGUYÊN NHÂN & BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC DA BÀN CHÂN BỊ ...
-
Bệnh á Sừng ở Chân - Cách điều Trị Và Phòng Ngừa
-
Mùa Lạnh, Mười đầu Ngón Chân Bị Khô Và Tróc Vảy Trắng - Báo Tây Ninh
-
Chân Nứt Nẻ Do Bệnh Gì? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Cách Trị Da Chân Khô Nứt Nẻ Dứt điểm đơn Giản, Hiệu Quả
-
Vì Sao Bạn Bị Bong Tróc Da đầu Ngón Tay? | Vinmec
-
Triệu Chứng Lột Da Tay Chân, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị
-
Bệnh Á Sừng Ở Chân: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Hiệu Quả 2022