Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Khi Cún Bị Nôn

Nôn là hiện tượng thường gặp ở thú cưng. Hiện tượng này thường chia ra làm 2 mức độ khác nhau. Đó là mức độ bình thường, cún nôn ra dịch chứa thức ăn và mức độ nguy cấp là dịch nôn có lẫn cả máu. Vậy hiện tượng nôn là do đâu? Hãy cùng Sieupet.com tìm hiểu rõ hơn lí do của việc cún bị nôn.

Danh Mục Bài Viết

  • 1 NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG KHI CÚN BỊ NÔN
  • 2 ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC CÚN BỊ NÔN
    • 2.1 CÁC LOẠI NÔN CÓ THỂ XẢY RA
  • 3 CÁCH CHỮA TRỊ VÀ CHĂM SÓC KHI CÚN BỊ NÔN
    • 3.1 Chữa trị khi chó bị nôn
    • 3.2 Chăm sóc chó bị nôn

NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG KHI CÚN BỊ NÔN

Cún bị nôn ra bọt màu vàng, thường biểu hiện cho việc sức đề kháng của cún bị yếu đi.

Nguyên nhân có thể là đường ruột có vấn đề: Khẩu phần ăn thiếu Vitamin B1, nuốt phải vật lạ, cứng, ăn trúng thức ăn có độc như bả chuột, đồ ôi thiu,…

chó bị nôn có thể mắc care

Cún bị nôn bỏ ăn do bị ký sinh và vi khuẩn gây hại, hoặc mắc căn bệnh Parvo, Care

Bên cạnh hiện tượng cún nôn ra dịch màu vàng, là hiện tượng nôn ra dịch bọt màu trắng, dạng lỏng và nhầy bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau:

  • Phổ biến nhất là do bị ký sinh và vi khuẩn gây hại, hoặc mắc căn bệnh Parvo, Care. Đường ruột của cún lúc này bị tổn thương nghiêm trọng từ bên trong dẫn đến nhu động ruột yếu. Khả năng tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng giảm khiến cho thức ăn không thể tiêu hóa được gây ngộ độc, khó tiêu.
  • Nguyên nhân thứ 2 là do cún ăn phải thức ăn không hợp vệ sinh, kèm theo hiện tượng thay đổi thường xuyên của thời tiết sẽ làm giảm sức đề kháng. Đây chính là nguyên nhân vì sao cún biếng ăn, bỏ ăn và ốm đi cùng với hiện tượng nôn mửa. Thân nhiệt cún không ổn định (cao - thấp) thường xuyên, bụng hóp lại. Do hiện tượng mất nước xảy ra nhanh khiến da bị mất tính đàn hồi & nhăn nheo, hố mắt trũng xuống và luôn tiết ra nước bọt chảy dài.
  • Nguyên nhân thứ 3 là do bị viêm mật, viêm tụy. Cún mệt mỏi, ủ rũ nằm yên bất thường, cún hay liếm môi, đuôi luôn cụp xuống, hai chân sau yếu. Dịch nôn thường có bọt màu trắng đục, nôn không kiểm soát, nôn ngay tại chỗ. Cùng với đó cún bị tiêu chảy, đi phân lỏng

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC CÚN BỊ NÔN

Đầu tiên là cún bị nôn ra thức ăn. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể bởi cún ăn đồ ăn quá nhanh, hoặc trong dạ dày của chó có lông của động vật khác. Triệu chứng dễ nhận biết chính là hay chảy nước bọt, thức ăn chưa tiêu hóa sẽ bị nôn ngược trở lại. Kèm theo cơn run rẩy sau mỗi lần nôn.

chó bị nôn có nhiều triệu chứng dễ nhận biết

Triệu chứng dễ nhận biết chính là hay chảy nước bọt, thức ăn chưa tiêu hóa sẽ bị nôn ngược trở lại.

Hiện tượng cún nôn đi kèm với bỏ ăn. Hiện tượng này thường sẽ đi kèm việc tiêu chảy ra máu. Trạng thái như vậy kéo dài nguyên nhân thường là do cún của bạn đã quá lâu rồi chưa được xử lý giun sán. Việc này tạo điều kiện cho giun sán, sinh sôi và phát triển nhanh chóng. Ảnh hưởng nặng nề đến quá trình tiêu hóa.

Nếu cún bị nôn ra bọt trắng và bỏ ăn. Có thể là do các nguyên nhân cún cưng của bạn bị viêm gan, viêm não tủy, trúng độc,…Cún sẽ có các biểu hiện là luôn trong trạng thái mỏi mệt, lười ăn, thường xuyên bị tiêu chảy và nôn liên tục.

Tiếp theo, dễ nhận thấy là hiện tượng cún bỏ ăn nôn dịch vàng, dịch nhầy, đi ngoài, luôn nằm một chỗ, hay chán ăn. Rất có thể vì ăn thức không quen, khẩu phần ăn bất chợt bị thay đổi. Nặng nhất chính là các bệnh về đường ruột do virus Parvo gây ra.

Cuối cùng, nguy hiểm nhất là trường hợp cún bị nôn ra máu. Nếu gặp phải hiện tượng này bạn cần phải đưa cún đến bệnh viện thú y gần nhất để kịp thời có biện pháp xử lý. Khi chạm vào cơ thể con vật, bạn sẽ cảm nhận thấy rõ là thân nhiệt của cún tăng cao bất thường, luôn uống nhiều nước. Phần dưới bụng thì lại bị phình to ra thay vì hóp lại như các trường hợp trên, đôi mắt đờ đẫn và luôn chán nản đi kèm với hiện tượng tiêu chảy.

Các loại nôn có thể xảy ra

- Nôn dịch màu vàng: Hiện tượng này xảy ra chủ yếu là do thân nhiệt cún tăng cao khi cảm lạnh, viêm phổi, bị giun,... chế độ ăn có nhiều vấn đề. Dịch nôn thường lỏng, có màu vàng và bốc mùi rất khó chịu

điều trị khi chó bị nôn

Khi có triệu chứng như thế cần đưa đến bác sĩ nhanh chóng.

- Nôn dịch trắng: Đây là loại nôn phổ biến nhất. Miệng cún xuất hiện bọt mép màu trắng đục có thành phần chủ yếu là nước và chất nhầy. Mũi khô nên con vật liếm mũi nhiều hơn. Bụng do kém ăn, bỏ ăn mà lép xẹp lại. Thường xuyên đi ngoài, phân sền sệt có mùi rất nặng và hôi. Trạng thái cơ thể sa sút rất nhiều, da mất tính đàn hồi do mất nước trầm trọng. Nếu tình trạng này xảy ra kéo dài sẽ khiến sức đề kháng của con vật bị giảm, đây chính là nguyên nhân gây ra hàng loạt các bệnh kế phát.

- Theo Siêu Pet tìm hiểu thì vẫn còn một số loại nôn khác: Cún bị ói vì nuốt phải bả hoặc ăn thức ăn hay uống nước uống bị nhiễm khuẩn như Salmonella, Clostridium, E.Coli,… Nhẹ sẽ kéo dài 2-3 ngày, nặng hơn là đi ngoài ra máu, sốt cao, co giật, viền mắt có cục ghèn. Khi có triệu chứng như thế cần đưa đến bác sĩ nhanh chóng.

CÁCH CHỮA TRỊ VÀ CHĂM SÓC KHI CÚN BỊ NÔN

Chữa trị khi chó bị nôn

Khi bắt gặp cún cưng của mình có các tình trạng nôn mửa và kèm theo triệu chứng nặng thì tốt nhất là đưa đến gặp bác sĩ thú y.

chăm sóc cho chó bị nôn

Giữ ấm và cố gắng để cún được thoải mái.

Hoặc chúng ta có thể ra tiệm thuốc mua Cimetidine, Penicillin G, Streptomycin. Để giảm sốt thì nên tiêm Dimedrol, Promix. Ngoài ra, cung cấp các Vitamin B1, C. Muốn giúp cún có lại sức thì truyền Ringer lactat, Cafein 5%, đường Glucose.

Chăm sóc cún khi bị nôn

– Giữ ấm và cố gắng để cún được thoải mái.

– Để cho cún của bạn nằm nghỉ ngơi và đắp chăn nếu thấy nó run rẩy.

– Nên lấy khăn nhúng qua nước ấm lau khóe miệng và lông còn vướng lại nước bọt lúc nôn.

– Trong ổ của cún nên lót tấm đệm sưởi ấm.

chú ý khi chó bị nôn

Cung cấp nước thường xuyên, để tránh tình trạng thiếu nước.

– Dọn dẹp và vệ sinh nơi cún nằm và nôn sạch sẽ. Nên dùng Cloramin B 0,5%, Cresy 1-2%, nước vôi 10%,… tẩy rửa các dụng cụ mà cún hay tiếp xúc.

– Cho cún ăn thức ăn nhẹ, dạng lỏng hoặc cơm trộn thêm ức gà mềm sau 12 tiếng lần đầu nôn.

– Cung cấp nước thường xuyên, để tránh tình trạng thiếu nước. Mỗi lần cách nhau 1 tiếng. Hoặc có thể mua Pedialyte, Lectade,… pha với nước đun sôi.

– Theo định kỳ mà đưa chó tiêm phòng ngừa các căn bệnh.

Cún bị nôn và bỏ ăn là một điều rất nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu bạn phát hiện kịp thời, nắm được tình hình của bé cún và có cách chữa trị hợp lý thì hãy yên tâm, cún cưng của bạn sẽ mau chóng khỏe lại thôi.

Hãy thường xuyên cập nhật trên trang của Siêu Pet để được bổ sung thêm những kiến thức cơ bản nhất trong việc chăm sóc cún cưng của bạn. Xin cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này của chúng tôi.

Nguồn: https://sieupet.com/cho-bi-non-bo-an.html

Fivestar: Select ratingGive CHÓ NÔN – TẠI SAO VÀ CÁCH XỬ LÝ 1/5Give CHÓ NÔN – TẠI SAO VÀ CÁCH XỬ LÝ 2/5Give CHÓ NÔN – TẠI SAO VÀ CÁCH XỬ LÝ 3/5Give CHÓ NÔN – TẠI SAO VÀ CÁCH XỬ LÝ 4/5Give CHÓ NÔN – TẠI SAO VÀ CÁCH XỬ LÝ 5/5Cancel rating Average: 3.7 (37 votes)

Từ khóa » Cún Bỏ ăn Và Nôn