Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Khi Rò Gas
Có thể bạn quan tâm
Xử lý khi rò gas đã và đang là vấn đề được rất nhiều người dùng quan tâm trong quá trình sử dụng.
Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân dẫn đến rò rỉ gas, nhưng đa số do sự thiếu quan tâm và cẩn trọng của người dùng.
MỤC LỤC
- 1. Nguyên nhân gây rò rỉ gas
- 1.1 Dây dẫn gas bị hở
- 1.2 Bếp bị tắt lửa
- 1.3 Thay lắp bình gas và thiết bị không đúng cách
- 1.4 Bình gas quá cũ, không đạt tiêu chuẩn
- 2. Cách xử lý khi phát hiện rò rỉ gas
- 2.1 Khi phát hiện có mùi gas
- 2.2 Trường hợp rò rỉ xuất hiện đám cháy nhỏ cục bộ
1. Nguyên nhân gây rò rỉ gas
1.1 Dây dẫn gas bị hở
Do dây kém chất lượng, quá cũ hoặc bị chuột cắn…mà không được kiểm tra và thay thế. Nên: Thường xuyên kiểm tra dây gas, các đầu mối nối, tránh để dây gas bị xoắn, gập hoặc gần các thiết bị tỏa nhiệt làm giảm tuổi thọ của dây.
1.2 Bếp bị tắt lửa
Do gió tạt, tràn dầu hay thức ăn làm bếp bị tắt lửa, khí gas không cháy và bị rò ra ngoài. Nên: Chú ý và ở gần bếp suốt quá trình đun nấu để kịp thời xử lý.
1.3 Thay lắp bình gas và thiết bị không đúng cách
Khi thay bình gas, van hay dây dẫn không đúng cách vô tình tạo ra những khe hở hoặc gây sự cố khi vận hành các thiết bị. Nên: Yêu cầu nhân viên kỹ thuật chú ý lắp đặt và kiểm tra kỹ tình trạng thiết bị sau khi thay thế.
1.4 Bình gas quá cũ, không đạt tiêu chuẩn
Các đại lý, cơ sở chiết gas “chui” thường sử dụng các bình gas kém chất lượng, bình gas sử dụng lâu năm khiến vỏ bình hư hỏng, đầu khóa van bị hở,… Nên: Lựa chọn cơ sở uy tín cung cấp bình gas, van và dây dẫn đảm bảo tiêu chuẩn.
2. Cách xử lý khi phát hiện rò rỉ gas
2.1 Khi phát hiện có mùi gas
- Báo ngay mọi người xung quanh có sự cố rò gas.
- Không bật/tắt các công tắc điện, thiết bị điện để tránh phát sinh tia lửa điện.
- Ngắt nguồn gây rò rỉ LPG: Khóa van bình gas, đóng van trên đường ống.
- Mở thoáng cửa ra vào, dùng các dụng cụ thủ công như quạt nan, bìa cứng để đẩy khí gas thoát ra ngoài.
- Sau đó báo kỹ thuật gas đến xử lý.
Trường hợp rò rỉ nhỏ:
- Có thể dùng xà phòng tỉ lệ 1:1 để kiểm tra đường ống, mối nối bị rò rỉ
- Dùng xà phòng bánh để bịt điểm rò, sau đó dùng băng keo hoặc dây cao su quấn quanh để hạn chế rò rỉ.
2.2 Trường hợp rò rỉ xuất hiện đám cháy nhỏ cục bộ
- Báo động cháy
- Xử lý các bước như phần 2.1
- Dùng bình chữa cháy tiến hành dập lửa
- Di dời bình gas đến khu vực thông thoáng, cách xa nguồn lửa.
- Tùy mức độ đám cháy để báo cho kỹ thuật gas hoặc lực lượng chữa chữa cháy chuyên nghiệp xử lý.
PGC Hà Nội
Bài viết khác
Từ khóa » Các Bước Xử Lý Khi Rò Rỉ Khí Gas
-
Cách Xử Lý An Toàn Khi Rò Rỉ Khí Gas Trong Gia đình
-
Các Bước Xử Lý Khi Khí Ga Rò Rỉ An Toàn - Bình Chữa Cháy
-
Khi Bị Rò Rỉ Khí Gas Bạn Cần Phải Làm Gì?
-
Cách Xử Lý Gas An Toàn Khi Phát Hiện Rò Rỉ Khí Gas
-
Cách Xử Lý Khi Bị Rò Rỉ Gas
-
Cách Xử Lý Khi Có Dấu Hiệu Rò Rỉ Gas
-
Xử Lý Như Thế Nào Khi Phát Hiện Rò Rỉ Khí Gas Trong Tòa Nhà Chung Cư
-
Các Bước Xử Lý Khi Khí Gas Rò Rỉ - Cùng Hỏi Đáp
-
Đảm Bảo An Toàn Khi Sử Dụng Gas Và Các Bước Xử Lý An Toàn Khi Rò Rỉ ...
-
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG GAS AN TOÀN VÀ CÁCH XỬ LÝ RÒ RỈ GAS
-
Nhận Biết Ngộ độc Khí Gas Và Cách Xử Lý Nhanh Chóng
-
XỬ LÝ KHI RÒ RỈ GAS - Tin Tức Sự Kiện - UBND QUẬN 8
-
Xử Lý Sự Cố Rò Rỉ Khí Gas Thế Nào Cho đúng?
-
Hướng Dẫn Phòng Chống Cháy Nổ Khí Gas Trong Sinh Hoạt