Nguyên Nhân Và Dấu Hiệu Bệnh Suy Giảm Trí Nhớ ở Người Cao Tuổi
Có thể bạn quan tâm
Một trong những bệnh người già phổ biến nhất là suy giảm trí nhớ, hay còn gọi là bệnh lẫn. Những người từ 65 trở lên lại càng dễ mắc chứng bệnh này với biểu hiện là quên dần dần những điều mới xảy ra, đến các việc trong quá khứ, dần dần quên cả những thứ rất đơn giản như tên người, đường phố, đồ vật… Bệnh tiến triển ở mức nặng nhất sẽ khiến bệnh nhân không còn xác định được phương hướng, không gian hay thời gian. Việc tìm hiểu chi tiết về bệnh suy giảm trí nhớ ở người già sẽ giúp bạn có những biện pháp phòng tránh cũng như chăm sóc hiệu quả hơn cho người thân và chính mình.
Bệnh suy giảm trí nhớ ở người già là gì?
Từ sau năm 65 tuổi, người già có thể bị suy giảm giảm trí nhớ, trở nên lú lẫn, mất khả năng suy nghĩ sáng suốt. Bệnh nhân không còn nhận biết được người thân, địa điểm quen thuộc, thậm chí mất khái niệm về không gian thời gian. Do đó, không chỉ mất khả năng quyết định mà người cao tuổi suy giảm trí nhớ còn không thể chăm sóc chính mình.
Nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ ở người già
Bệnh suy giảm trí nhớ ở người già có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
- Tuổi tác gây ra bệnh lẫn tuổi già: Cùng với thời gian, các tế bào não bị lão hóa, mất dần và không còn liên kết với nhau khiến não bộ hoạt động ngày càng kém. Chức năng thần kinh bị suy yếu dẫn đến khiến các mạch máu bị lão hóa và gặp khó khăn trong quá trình vận chuyển các chất “dinh dưỡng” để nuôi não. Song song đó, tim cũng bị lão hóa và không còn co bóp mạnh mẽ, làm lượng oxy đến não cũng sụt giảm. Vậy nên, tuổi tác và lão hóa là nguyên nhân chính gây nên tình trạng lú lẫn ở người già.
Những người càng lớn tuổi càng dễ bị suy giảm trí nhớ
- Các bệnh lý như bệnh Alzheimer, đột quỵ não
Alzheimer, trầm cảm và di chứng để lại sau một cơn tai biến mạch máu não cũng là những nguyên nhân khiến người cao tuổi suy giảm trí nhớ… Trong đó, bệnh Alzheimer chiếm khoảng hai phần ba các bệnh sa sút trí tuệ, căn bệnh này làm nhận thức suy thoái dần dần, cuối cùng suy giảm trí nhớ hẳn. Còn đột quỵ là tình trạng tổn thương hoặc tê liệt một phần não bộ do không tiếp nhận đủ máu, ảnh hưởng đến một hoặc vài chức năng nhận thức cụ thể.
- Lạm dụng thuốc
Việc sử dụng các nhóm thuốc trợ tim, thuốc điều trị cao huyết áp, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm… trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng lưu trữ thông tin và hình thành ký ức. Nguy hiểm hơn, điều này còn có thể khiến người cao tuổi sa sút trí tuệ, suy giảm trí nhớ hoàn toàn.
Lạm dụng thuốc trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng lưu trữ thông tin và hình thành ký ức
- Di truyền
Những người có người thân hoặc gia đình có gen sa sút trí tuệ sẽ có nguy cơ suy giảm trí nhớ cao hơn những người bình thường. Tuy không thể ngăn chặn nhưng bạn cần tìm hiểu về lịch sử bệnh tật trong dòng họ để có thể áp dụng các biện pháp phòng tránh.
Dấu hiệu nhận biết
Rất khó để phát hiện sớm dấu hiệu của bệnh suy giảm trí nhớ vì chúng không có những biểu hiện rõ ràng. Tuy nhiên, có thể kể qua một vài triệu chứng thường thấy như:
- Người cao tuổi thường xuyên quên lãng và số lần suy giảm trí nhớ càng lúc càng tăng.
- Bệnh nhân rất dễ lạc đường hoặc đi lang thang, hoặc lục tìm đồ đạc không phải của mình.
- Tính tình thay đổi thất thường, hay gây gổ, lớn tiếng khi yêu cầu không được đáp ứng, dễ bị kích động.
- Người bệnh luôn thích ngồi một mình, thường lặp đi lặp lại những việc vô nghĩa.
- Thường hoang tưởng hay có ảo giác, nhầm lẫn người thân hoặc bạn bè; liên tục mất ngủ, thấy đói thường xuyên và hay nghi ngờ người khác.
- Gặp khó khăn trong những việc đơn giản hằng ngày
Với những thông tin tổng quát nhưng hữu ích về bệnh suy giảm trí nhớ, mong rằng bạn sẽ có những biện pháp phòng tránh hữu hiệu cho người thân và chính mình. Ngay khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh suy giảm trí nhớ ở người già, bạn cần đưa người bệnh đi khám và tiến hành chăm sóc bệnh nhân bằng cách: thiết lập chế độ dinh dưỡng cho người bệnh đủ chất, chia thành nhiều bữa nhỏ; giúp người bệnh uống thuốc đúng giờ với liều lượng được chỉ định; khuyến khích bệnh nhân vận động, không ngủ ngày nhiều và hạn chế uống nước chiều tối; luôn để mắt đến bệnh nhân khi ra ngoài… Nếu được chăm sóc tận tình, tình trạng bị lẫn ở người cao tuổi sẽ không chuyển biến xấu và giữ được tinh thần lạc quan, phấn khởi.
BS Nguyễn Vĩnh Hoàng Oanh
Trung tâm dinh dưỡng Vinamilk
Mua ngay Sure Prevent Gold tại đây: https://new.vinamilk.com.vn/collections/all-products?from=corpweb&old-path=pages/lp-sua-bot-sure-prevent-gold
Từ khóa » Thuốc Chống Lẫn Cho Người Già
-
Bệnh Lẫn ở Người Già: Hướng Dẫn Chăm Sóc Người Cao Tuổi
-
Các Loại Ma Túy Cần Quan Tâm ở Người Lớn Tuổi - MSD Manuals
-
Bệnh Lú Lẫn Của Người Già - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Hội Chứng Lú Lẫn: Nguyên Nhân Và Phương Pháp điều Trị | Medlatec
-
Các Loại Thuốc Người Già Nên Thận Trọng Khi Sử Dụng | Vinmec
-
Hội Chứng Lú Lẫn: Những điều Cần Biết | Vinmec
-
Hướng Dẫn Chăm Sóc, Vệ Sinh Cho Người Cao Tuổi Bị Bệnh Suy Giảm ...
-
Tìm Hiểu Hội Chứng Lú Lẫn Và Cách Chăm Sóc Người Bị ... - Hello Bacsi
-
Các Loại Thuốc Bổ Não Dành Cho Người Già Tốt Nhất Của Úc
-
Tác Dụng Và Các Loại Thuốc Bổ Não Cho Người Già Phổ Biến Hiện Nay
-
Những Thuốc Không Nên Dùng Cho Người Cao Tuổi
-
Lưu ý Khi Sử Dụng Thuốc ở Người Cao Tuổi - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Top 12 Thuốc Bổ Não Cho Người Già Cho Hiệu Quả Vượt Trội 2022