Nguyên Nhân Và Diễn Biến Chiến Tranh Thế Giới 2

Chiến tranh thế giới thứ 2 có thể nói là cuộc chiến nổi tiếng nhất, rộng lớn nhất và tai hại nhất trong lịch sử nhân loại. Tuy nhiên vẫn có nhiều người chưa thực sự hiểu rõ về cuộc chiến này. Vậy bạn có biết rõ Đại chiến thế giới thứ 2 bắt đầu xảy ra vào năm nào? Nguyên nhân cũng như diễn biến của cuộc đại chiến này ra sao?

Nguyên nhân và diễn biến chiến tranh thế giới 2

Mục lục

  • Chiến tranh thế giới thứ 2 là gì?
    • Thời gian xảy ra Đệ nhị thế chiến là năm nào?
    • Nguyên nhân lý do Đại chiến thế giới lần thứ hai bùng nổ?
    • Tình hình lực lượng hai bên trong chiến tranh
  • Diễn biến của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2
    • Giai đoạn 1 - Sự thắng thế của Phe Trục

Chiến tranh thế giới thứ 2 là gì?

Chiến tranh thế giới thứ 2 (còn được gọi là Đệ nhị thế chiến, Thế chiến II hay Đại chiến thế giới lần thứ hai,...) là cuộc chiến tranh thảm khốc và tai hại nhất trong lịch sử nhân loại giữa một phe là các lực lượng thuộc quân Đồng Minh nói chung và phe kia là các lực lượng phe Trục thuộc chủ nghĩa phát xít. Thế Chiến 2 cũng được biết đến là cuộc chiến tranh rộng lớn nhất khi hầu hết mọi lục địa trên thế giới (trừ Nam Mỹ và châu Nam Cực) đều phải chịu những ảnh hưởng từ nó.

Thời gian xảy ra Đệ nhị thế chiến là năm nào?

Về thời gian xảy ra chiến tranh thế giới thứ 2, hiện nay vẫn còn khá nhiều các cuộc tranh cãi và chưa có sự thống nhất trong việc tính thời gian. Phần đông số người đồng ý rằng cuộc Đại chiến thế giới lần thứ hai bắt đầu diễn ra vào ngày 1 tháng 9 năm 1939, khi Đức xâm chiếm Ba Lan. Tuy nhiên, do sự trải rộng của cuộc chiến nên một số người lại cho rằng ngày bắt đầu là 7 tháng 7 năm 1937, khi Nhật xâm lược Trung Quốc. Thậm chí cũng có ý kiến cho rằng thời gian bắt đầu cuộc chiến còn sớm hơn nữa, vào năm 1931 khi Nhật đánh chiếm vùng Mãn Châu (Trung Quốc). Đặc biệt hơn, một số người lại cho rằng Thế chiến II thực chất chỉ là sự tiếp nối của Thế chiến I (1914 - 1918). Tức là 2 cuộc chiến này chỉ là 1 và được ngăn cách bởi lệnh ngừng bắn tạm thời.

Nguyên nhân lý do Đại chiến thế giới lần thứ hai bùng nổ?

Hiện nay vẫn còn có nhiều nguyên nhân được đưa ra để lý giải vì sao cuộc đại chiến lớn nhất thế giới bùng nổ tuy nhiên chưa có một nguyên nhân cụ thể nào được chấp nhận thống nhất. Đồng thời cũng do sự trải rộng của chiến tranh nên ở mỗi khu vực, mỗi lục địa, chiến tranh lại xảy ra do các nguyên nhân khác nhau. Trong đó, những nguyên nhân được nhiều người đồng ý là chính xác nhất gồm có Hoà ước Versailles, cuộc Đại khủng hoảng, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa quân phiệt.

Hoà ước Versailles: Đây là một trong những lý do khiến cho chiến tranh xảy ra ở châu Âu. Hoà ước Versailles là hoà ước được ký kết vào năm 1919 nhằm chấm dứt Thế Chiến I, cuộc chiến mà Đức là nước thất bại. Do đó, hoà ước Versailles áp đặt những điều khoản vô cùng khắt khe như phải bồi thường chiến phí cho Pháp, cắt đất, không được có quân đội riêng,... Điều này dẫn đến việc nước Đức mở cuộc chiến tranh thế giới lần 2 để xoá bỏ hoàn toàn hoà ước này, đồng thời biểu thị quyết tâm “phục hận”. Đây cũng là nguyên nhân vì sao Đức thôn tính Pháp chỉ trong vòng chưa đầy 1 năm sau khi chiến tranh bắt đầu.

Cuộc Đại khủng hoảng: Cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu diễn ra từ năm 1929 và lấn sang đầu thập niên 1940 lúc đó đã khiến cho các nước châu Âu gần như bị kiệt quệ về mặt tài chính, thương mại. Trong tình hình đó, các nước theo chủ nghĩa phát xít lúc bấy giờ đã quyết định mở ra một cuộc chiến để phân chia lại lợi ích.

Chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa phát xít: Lúc này, chủ nghĩa phát xít đang giành thắng thế ở một số quốc gia, đặc biệt là ở Đức. Năm 1933, Adolf Hitler lên nắm quyền và đặt quốc gia này trong một chế độ phát xít toàn trị. Cùng với đó là tư tưởng dân tộc cực đoan cho rằng dân tộc Đức là dân tộc thượng đẳng, có quyền cai trị các dân tộc khác. Điều này cũng diễn ra tương tự với phát xít Nhật ở châu Á khi mà vào cuối thế kỷ 19, những nhà lãnh tụ Nhật bắt đầu tin tưởng rằng họ có sứ mệnh giải thoát và lãnh đạo các nước châu Á khác trở thành một khối tập thể thịnh vượng.

Chủ nghĩa quân phiệt: Sự thắng thế của chủ nghĩa quân phiệt tại Đức và Nhật cũng là một trong những nguyên nhân khiến chiến tranh bùng nổ. Đặc biệt là ở Nhật Bản, với sự hâm mộ chủ nghĩa đế quốc kiểu phương Tây; những lo lắng về vấn đề an ninh trước các cường quốc như Nga, Mỹ cùng với những lợi ích lớn lao về kinh tế, tài nguyên đã khiến cho chế độ quân phiệt trỗi dậy mạnh mẽ, cuốn nước Nhật vào trận chiến lớn nhất thế giới và đưa khu vực châu Á - Thái Bình Dương trở thành một trong những chiến trường chính.

Tình hình lực lượng hai bên trong chiến tranh

Phe Trục: Phe Trục hay Khối Trục là từ để chỉ các quốc gia chiến đấu chống lại quân Đồng Minh. Thuật ngữ “Khối Trục” được sử dụng lần đầu tiên khi Benito Mussolini, thủ tướng độc tài cai trị phát xít Ý ký kết hiệp ước đồng minh với Adolf Hitler, nguyên thủ quốc gia, lãnh tụ đảng phát xít Đức và tuyên bố rằng từ thời điểm đó tất cả các quốc gia châu Âu khác sẽ quay quanh trục Rome (thủ đô Ý) - Berlin (thủ đô Đức). Sau đó, Tojo Hideki - thủ tướng Nhật Bản cũng ký kết hiệp ước này và “Trục Rome - Berlin” trở thành “Trục Rome - Berlin - Tokyo (thủ đô Nhật Bản)”. Ba thế lực chính của khối trục là Đức, Nhật và Ý. Ngoài ra còn có một số quốc gia bị ép buộc, có tính cách bù nhìn hay gia nhập và tách ra tuỳ theo hoàn cảnh gồm có: Hungary, Romania, Slovakia, Bulgaria, Nam Tư (cũ), Montenegro, Phần Lan, Mãn Châu, Mông Cương, Albania, Croatia, Pháp, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Thái Lan, Serbia và Đế quốc Việt Nam (chính phủ do Nhật Bản dựng nên từ tháng 3 năm 1945).

Phe Đồng Minh: Phe Đồng Minh hay Khối Đồng Minh là tên gọi các quốc gia thuộc lực lượng quân sự chống lại lực lượng Phe Trục. Các quốc gia tham gia vào Phe Đồng Minh theo thời gian không đồng nhất. Các lực lượng chính gồm có: Anh và Pháp (sau khi Đức xâm chiếm Ba Lan), Liên Xô (sau khi Đức tấn công vào lãnh thổ Liên Xô), Mỹ (sau cuộc oanh tạc của quân Nhật vào Trân Châu Cảng và khi Đế quốc Nhật Bản gia nhập Khối Trục).

Diễn biến của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2

Giai đoạn 1 - Sự thắng thế của Phe Trục

Ở chiến trường châu Âu

Ở châu Âu, một trong những yếu tố lớn nhất khiến cho chiến tranh bùng nổ chính là sự nhân nhượng của Anh - Pháp với mục đích chuyển hướng Phát xít Đức đến Liên Xô. Điều này đã khiến cho quân Đức giành được rất nhiều thắng lợi ở đây. Cụ thể:

- Ngày 1 tháng 9, quân Đức xâm chiếm Ba Lan, Anh và Pháp tuyên chiến với Đức nhưng chỉ để làm tròn bổn phận theo hiệp ước đồng minh đã ký kết với Ba Lan. Điều này dẫn đến việc Đức chiếm đóng hoàn toàn Ba Lan vào ngày 6 tháng 10.

Chiến tranh thế giới thứ 2 bắt đầu năm nào

Máy bay Đức tiến vào vùng trời Ba Lan

- Vào tháng 4 năm 1940, Đức tiến quân vào các nước Bắc Âu và chiếm được Đan Mạch.

- Ngày 10 tháng 5 năm 1940, Đức đem 3.350.000 quân vào mặt trận xâm lược Tây Âu mà tiêu biểu là các nước Pháp, Hà Lan, Bỉ và Luxembourg. Vào ngày 10 tháng 5, Đức chiếm Luxembourg; ngày 15 tháng 5, văn kiện đầu hàng giữa Hà lan với Đức được ký kết; ngày 28 tháng 5, quân đội Bỉ chính thức đầu hàng và đến ngày 22 tháng 6 thì Pháp cũng chính thức đầu hàng với hiệp định Compiègne. Từ đây, quân đội Pháp chia thành hai lực lượng và tham dự vào cả hai phe. Lực lượng của chính phủ Vichy thuộc Khối Trục và lực lượng quân Pháp tự do thuộc Khối Đồng Minh.

Tại sao chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ

Quân Đức diễu hành thắng trận ở Khải Hoàn Môn (Pháp)

- Cũng trong thời gian Đức tấn công tây Âu, ngày 10 tháng 6 năm 1940, chính phủ Na Uy chấp nhận đầu hàng sau 2 tháng kháng cự. Và như vậy, ở châu Âu lúc bấy giờ, trừ Liên Xô là chưa có ý định tham chiến thì chỉ còn Anh chống lại Đức. Mặc dù bộ binh Đức rất mạnh mẽ nhưng lại ngăn cách với Anh bởi eo biển. Do đó, Hitler quyết định tấn công Anh theo hai hướng, thuỷ quân và không quân. Các tàu ngầm Đức được đẩy hết ra Đại Tây Dương để ngăn chặn hàng hoá tiếp vận đến Anh theo đường biển trong khi 5.000 máy bay thuộc lực lượng không quân Đức được huy động để tấn công, oanh tạc vào lực lượng không quân Anh, các nhà máy sản xuất vũ khí cũng như cơ sở hạ tầng và khu vực mang ý nghĩa chính trị. Vì một số lo ngại, không quân Đức bỏ dở chiến dịch không kích vào ngày 31 tháng 10 năm 1940 dù vẫn còn tới 3.000 máy bay trong khi Anh chỉ còn khoảng 500 chiếc. Sau đó, quân Đức chỉ duy trì hoạt động dùng tàu ngầm tấn công các đoàn thuyền chở hàng hoá.

- Ngày 28 tháng 10 năm 1940, Ý tấn công Hy Lạp và Nam Tư nhưng thất bại. Sau đó, Đức hỗ trợ Ý và bắt đầu tấn công hai quốc gia vào ngày 6 tháng 4. Đến ngày 17 tháng 4, Nam Tư ký hiệp ước đầu hàng và đến ngày 1 tháng 6 thì toàn bộ lãnh thổ Hy Lạp rơi vào tay quân Đức. Như vậy chỉ sau hơn 1 năm kể từ khi nổ súng xâm chiếm Ba Lan, phát xít Đức đã kiểm soát cả một vùng lãnh thổ rộng lớn với 11 quốc gia châu Âu và đã sẵn sàng để tấn công Liên Xô.

Diễn biến thế chiến 2

- Vào tháng 6 năm 1941, Đức bất ngờ phá bỏ hiệp định không xâm lược được ký vào ngày 23 tháng 8 năm 1939 và bắt đầu chiến dịch Barbarossa. Đây là một trong những chiến dịch khổng lồ nhất lịch sử thế giới khi mà quân đội phát xít Đức cùng các quốc gia chư hầu (Ý, Romania, Bulgaria, Hungary, Phần Lan, Slovakia, Croatia, Pháp) huy động tận 190 sư đoàn với quân số lên tới hơn 4 triệu người (3.300.000 quân Đức và 750.000 quân các nước chư hầu) tập trung trải dài trên 2.900 km biên giới. Bên cạnh đó, 5.000 xe tăng và pháo tự hành, 3.400 xe thiết giáp, 600.000 xe cơ giới các loại, 47.000 pháo và súng cối, 4.940 máy bay cùng khoảng 300 tàu chiến đã được triển khai với mục tiêu đánh bại triệt để Liên Xô trong 2 - 3 tháng. Trong thời gian đầu, quân đội Đức tiến lên rất nhanh do lợi thế từ các yếu tố bất ngờ, kinh nghiệm chỉ huy, kinh nghiệm chiến đấu, quân số và trang bị. Thậm chí có những lúc quân Đức chỉ còn cách Moskva từ 50 - 100 km. Tuy nhiên, với tinh thần tử thủ cao độ, Hồng quân Liên Xô đã giành được chiến thắng và đẩy lùi quân Đức ra khỏi những khu vực kinh tế, chiến lược quan trọng.

Ở chiến trường Bắc Phi

Là một trong những chiến trường chính của Thế Chiến 2, mặt trận Bắc Phi chủ yếu là cuộc chiến giữa Đức, Ý và Pháp (chính phủ Vichy) thuộc Phe Trục với Anh, Pháp (lực lượng tự do)

- Tháng 8 năm 1940, Ý mở cuộc tấn công lớn vào thuộc địa Somalia và Ai Cập của Anh tuy nhiên nhanh chóng bị đẩy lùi. Ý thậm chí còn mất đi một số thuộc địa.

- Nhận thấy Phe Trục có nguy cơ bị đẩy ra khỏi Châu Phi, Đức gửi tới đây Quân đoàn Phi Châu để tăng viện. Hành động này nhanh chóng giúp họ lấy lại lợi thế khi đuổi quân Anh về cách biên giới Ai Cập vài km. Lúc này, tình hình ở đây đang rất có lợi cho Đức và chỉ cần thêm một vài sư đoàn là sẽ có thể nắm giữ hoàn toàn Bắc Phi. Tuy nhiên do Đức đang tập trung toàn lực cho trận chiến Xô - Đức nên Hitler chỉ gửi đến một phái bộ quân sự và ít vũ khí. Điều này đã khiến cho quân Đức ở đây phải dừng lại do thiếu đạn dược, nhiên liệu.

Ở chiến trường châu Á - Thái Bình Dương

Trong khi ở châu Âu, Đức đang “làm mưa làm gió” thì ở châu Á, Đế quốc Nhật Bản lại là quốc gia bành trướng xâm lược. Và mặt trận ở châu Á - Thái Bình Dương cũng rất khác với mặt trận châu Âu. Do ở đây đa số là hải đảo nên các trận đánh thường diễn ra trên biển hay gần biển. Chiến trường châu Á - Thái Bình Dương có thể đúc kết lại qua một số sự kiện nổi bật sau:

- Ngày 26 tháng 11 năm 1941, quân đội Nhật bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng, nơi hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ đang neo giữ. Trận chiến gần như đã phá huỷ hoàn toàn lực lượng chủ lực của quân đội Mỹ trên Thái Bình Dương, khiến cho họ mất đi sự chủ động tạm thời tại mặt trận Thái Bình Dương, tạo cơ hội cho Nhật Bản bành trướng.

- Sau trận Trân Châu Cảng, Mỹ chính thức tuyên chiến với Nhật. Một loạt các quốc gia Mỹ Latinh, Anh và các thuộc địa của Anh, Hà Lan cùng với Úc cũng theo đó tuyên chiến. Đức và Ý, dù không bị ràng buộc, cũng ngay lập tức tuyên chiến với Mỹ và Mỹ sau đó cũng tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới thứ 2 chính thức lan rộng ra phạm vi toàn thế giới.

- Cũng sau trận Trân Châu Cảng, với sự bất lực của Mỹ và Anh, một loạt các quốc gia ở vùng biển Thái Bình Dương bị Nhật chiếm đóng. Cụ thể: Thái Lan (14/12/1941), Hồng Kông (25/12/1941), Malaysia (trước đó là thuộc địa Mã Lai của Anh - 31/1/1942), Singapore (15/2/1942), Philippines (9/4/1942), Indonesia (9/3/1942), Myanmar (8/5/1942). Có thể thấy, chỉ sau 5 tháng kể từ khi bắt đầu chiến tranh ở Thái Bình Dương, lúc này quân đội Nhật Bản đã làm chủ một khu vực rộng lớn lên tới 7 triệu km2 và 500 triệu dân. Đây cũng là lúc kết thúc giai đoạn 1 với sự thắng thế của Nhật Bản.

Chiến tranh thế giới thứ 2 diễn biến

Kết thúc giai đoạn 1 trong diễn biến cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2. Trong khi ở châu Âu, thắng lợi của Liên Xô đánh dấu sự xuống dốc của phát xít Đức ngay khi vừa đạt tới đỉnh cao và từ đó khiến quân Đức liên tục nhận thêm hết thất bại này đến thất bại khác thì ở châu Á - Thái Bình Dương, quân Đồng Minh cũng đang bắt đầu tập trung lực lượng để phản kích Đế quốc Nhật Bản. Để tìm hiểu chi tiết về giai đoạn sau trong diễn biến của cuộc chiến, mời bạn đọc theo dõi tiếp phần 2 của bài viết.

Từ khóa » Nguyên Nhân Hình Thành Thế Chiến 2