Nguyên Nhân Và Tác động Của Việc Dân Số Trung Quốc Giảm Dần

Nguyên nhân và tác động rộng lớn của việc dân số Trung Quốc giảm dần
  • Xiujian Peng
  • Bài đăng trên The Conversation
7 tháng 7 2022
Getty Images

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Lần đầu tiên kể từ khi nạn đói khủng khiếp xảy ra cách đây 60 năm, dân số Trung Quốc có xu hướng giảm. Tại sao vậy? Và điều này sẽ ảnh hưởng đến phần còn lại của thế giới như thế nào?

Sự thật là quốc gia đông dân nhất thế giới đang sắp sửa giảm bớt số người.

Trung Quốc chiếm hơn một phần sáu dân số thế giới, tuy nhiên sau bốn thập kỷ phát triển tăng vọt từ 660 triệu lên 1,4 tỷ người, lần đầu tiên kể từ nạn đói khủng khiếp 1959-1961 đến nay, dân số của nước này đang có xu hướng giảm trong năm nay.

Khi yêu, điều gì xảy ra trong não chúng ta?

Vô cảm khiến một số người rất tàn nhẫn với người khác?

Con cái định hình cuộc sống cha mẹ như thế nào

Theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, dân số nước này chỉ tăng từ 1,41212 tỷ người lên 1,41260 tỷ người vào năm 2021 - mức tăng thấp kỷ lục là 480.000 người, chỉ bằng một phần nhỏ so với mức tăng hàng năm 8 triệu người trong một thập kỷ trước.

Mặc dù tình trạng ngại sinh con do phải đối mặt với các biện pháp phòng chống chống Covid nghiêm ngặt cũng góp phần làm giảm tỷ lệ sinh, nhưng xu hướng này đã kéo dài từ nhiều năm.

Sinh suất trung bình (số trẻ em sinh ra tính trên một phụ nữ) của Trung Quốc là 2,6 vào cuối những năm 1980 - cao hơn nhiều so với mức 2,1 là mức cần thiết đủ để thay thế tỷ lệ tử vong. Tỷ suất này đã tụt xuống 1,6 đến 1,7 kể từ năm 1994; giảm còn 1,3 vào năm 2020 và chỉ đạt 1,15 vào năm 2021.

Để so sánh thì Úc và Hoa Kỳ có tỷ suất sinh sản là 1,6 lần sinh trên một phụ nữ. Nhật Bản là nơi dân số già nhưng tỷ lệ này cũng đạt 1,3.

Điều này xảy ra bất chấp việc Trung Quốc đã bãi bỏ chính sách "mỗi gia đình chỉ có một con" vào năm 2016 và thay thế bằng chính sách khuyến khích mỗi gia đình nên sinh ba con, thậm chí năm ngoái còn đưa ra hỗ trợ thuế và các ưu đãi khác cho các gia đình sinh nhiều con.

Có nhiều giả thuyết khác nhau giải thích lý do tại sao phụ nữ Trung Quốc vẫn không muốn sinh con kể cả khi được hưởng nhiều ưu đãi của nhà nước.

Một khả năng là người dân đã quen với các gia đình ít con. Một vấn đề khác liên quan đến chi phí sinh hoạt tăng cao, trong khi những người khác cho rằng nó có thể liên quan đến tuổi kết hôn ngày càng tăng, điều này làm trì hoãn việc sinh con và làm giảm mong muốn có con.

Ngoài ra, hiện nay Trung Quốc có ít phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ hơn dự kiến.

Bị giới hạn chỉ được sinh một con kể từ năm 1980, nhiều cặp vợ chồng đã chọn sinh con trai, nâng tỷ số giới tính khi sinh từ 106 trẻ trai trên 100 trẻ gái (là tỷ lệ có ở hầu hết các quốc gia còn lại trên thế giới) tăng vọt lên 120/100, thậm chí ở một số tỉnh mất cân bằng đến tận 130/100.

Getty Images

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, Sau năm 2021, các nhà nghiên cứu dự đoán rằng hàng năm dân số Trung Quốc sẽ giảm trung bình 1,1%/năm

Những dự phóng do một nhóm nghiên cứu tại Học viện Khoa học Xã hội Thượng Hải đưa ra nói rằng năm nay - lần đầu tiên sau nạn đói - dân số của Trung Quốc sẽ có mức tăng thấp là 0,49 phần nghìn. Tuy nhiên, trên thực tế dân số nước này đã có mức tăng thấp sau nạn đói, chỉ đạt 0,34 trên 1.000 vào năm ngoái luôn rồi.

Sẽ ra sao nếu các giống người khác không tuyệt chủng?

Có nên lo khi con trẻ hay nói lời châm chọc?

Chọn bạn thân theo cách của trẻ thơ

Bước ngoặt đã đến sớm hơn một thập kỷ so với dự kiến.

Gần đây nhất vào năm 2019, Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc trông đợi dân số sẽ đạt đỉnh vào năm 2029, ở mức 1,44 tỷ người. Phúc trình Triển vọng Dân số của Liên Hiệp Quốc năm 2019 dự kiến đỉnh cao dân số Trung Quốc là 1,46 tỷ sẽ xảy ra muộn hơn, vào năm 2031-32.

Nhóm nghiên cứu của Học viện Khoa học Xã hội Thượng Hải dự đoán mức giảm trung bình hàng năm là 1,1%/năm sau 2021, đẩy dân số Trung Quốc xuống 587 triệu người vào năm 2100, chưa bằng một nửa so với hiện nay.

Các giả định hợp lý đằng sau dự đoán nói trên là tỷ lệ sinh của Trung Quốc giảm từ 1,15 xuống 1,1 trong thời gian từ nay đến năm 2030 và duy trì ở mức đó cho đến năm 2100.

Sự suy giảm dân số nhanh chóng sẽ tác động sâu sắc đến kinh tế Trung Quốc.

Dân số trong độ tuổi lao động của Trung Quốc đạt đỉnh vào năm 2014 và dự kiến sẽ giảm xuống dưới một phần ba mức cao nhất đó vào năm 2100.

Dân số cao tuổi của Trung Quốc (từ 65 tuổi trở lên) dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong phần lớn thời gian đó; đến gần năm 2080 lượng người già sẽ nhiều hơn dân số trong độ tuổi lao động của Trung Quốc.

Getty Images

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, Trung Quốc bãi bỏ chính sách mỗi gia đình chỉ có một con vào năm 2016

Điều này có nghĩa là hiện nay cứ 20 người già được 100 người trong độ tuổi lao động hỗ trợ, thì đến năm 2100, 100 người Trung Quốc trong độ tuổi lao động sẽ phải hỗ trợ tới 120 người Trung Quốc cao tuổi.

Mức giảm trung bình hàng năm là 1,73% dân số trong độ tuổi lao động của Trung Quốc đặt ra bối cảnh cho tăng trưởng kinh tế thấp hơn nhiều, trừ phi năng suất tăng nhanh thần tốc.

Chi phí lao động cao hơn, do lực lượng lao động thu hẹp nhanh chóng, sẽ đẩy các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động thủ công, tỷ suất lợi nhuận thấp ra khỏi Trung Quốc để chuyển sang các nước có nguồn nhân công dồi dào như Việt Nam, Bangladesh và Ấn Độ.

Hiện chi phí lao động sản xuất ở Trung Quốc cao gấp đôi Việt Nam.

Đồng thời, Trung Quốc sẽ phải dành nhiều nguồn lực của mình hơn cho việc cung cấp các dịch vụ y tế, sức khỏe và chăm sóc người cao tuổi để đáp ứng nhu cầu của dân số ngày càng già.

Mô hình của Trung tâm Nghiên cứu Chính sách tại Đại học Victoria ở Úc cho thấy rằng nếu không có thay đổi đối với hệ thống hưu bổng của Trung Quốc thì các khoản chi trả lương hưu của nước này sẽ tăng gấp 5 lần, từ 4% GDP vào năm 2020 lên 20% GDP vào năm 2100.

Đối với các quốc gia xuất khẩu tài nguyên như Australia, những thay đổi này có thể đòi hỏi phải định hướng lại xuất khẩu sang các lãnh thổ khác ngoài Trung Quốc. Đối với các nhà nhập khẩu hàng hóa bao gồm cả Hoa Kỳ, nguồn hàng nhập được điều chỉnh chuyển dần sang các trung tâm sản xuất mới và đang phát triển.

Bất chấp nhiều dự báo rằng đây sẽ là "thế kỷ của Trung Quốc", những giả thiết về dân số này cho thấy mức ảnh hưởng có thể sẽ chuyển sang nơi khác - bao gồm nước láng giềng Ấn Độ, quốc gia có dân số dự kiến sẽ vượt qua Trung Quốc trong vòng thập kỷ tới.

Bành Tu Kiến (Xiujian Peng) làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách, Đại học Victoria. Trong năm năm qua bà đã được trao những khoản tài trợ từ một số tổ chức, trong đó có Học viện Khoa học Xã hội Thượng Hải, Đại học Nông nghiệp Hà Nam và Viện Nghiên cứu Kinh tế và Công nghệ CHN.

Bài tiếng Anh đã đăng trên The Conversation, được biên tập lại và đăng trên BBC Future theo giấy phép Creative Commons.

Chủ đề liên quan

  • Trung Quốc
  • Đời sống

Tin liên quan

  • Getty Images

    Tác động của 'hormone yêu thương' tới tình cảm con người

    14 tháng 5 năm 2022
  • Getty Images

    Có phải thói vô cảm khiến một số kẻ rất tàn nhẫn với người khác?

    25 tháng 11 năm 2020
  • Getty Images

    Con cái định hình cuộc sống cha mẹ như thế nào

    25 tháng 3 năm 2022
  • Getty Images

    Sẽ ra sao nếu các giống người khác không tuyệt chủng?

    22 tháng 12 năm 2021
  • Getty Images

    Có nên lo khi con trẻ hay nói lời mỉa mai, châm chọc?

    22 tháng 1 năm 2022
  • Getty Images

    Tình bạn tuổi thơ ảnh hưởng tới cuộc sống trưởng thành

    5 tháng 1 năm 2022

Tin chính

  • Bầu cử Vương quốc Anh 2024: Điều gì đang bị đe dọa và điều gì sẽ xảy ra?

    2 giờ trước
  • Hơn 100 người chết do giẫm đạp tại sự kiện tôn giáo ở Ấn Độ

    3 tháng 7 năm 2024
  • Bầu cử Pháp: Bốn lý do cử tri ủng hộ đảng cực hữu của Jordan Bardella

    2 tháng 7 năm 2024

BBC giới thiệu

  • Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và cuốn sách dày 900 trang vừa ra mắt hôm 21/6

    Tổng Bí thư tiếp tục ra sách: Truyền bá 'Tư tưởng Nguyễn Phú Trọng'?

    24 tháng 6 năm 2024
  • Sư Thích Minh Tuệ chọn đứng ngoài mọi giáo hội, trong đó có Giáo hội Phật giáo Việt Nam

    Sư Thích Minh Tuệ: Nhu cầu bức thiết thanh lọc Giáo hội Phật giáo Việt Nam

    11 tháng 6 năm 2024
  • Việt Nam vẫn thiếu tự do học thuật khi giáo dục luôn đặt trọng tâm là xây dựng con người xã hội chủ nghĩa

    Tự do học thuật ở Việt Nam: khi giáo dục đi liền với chính trị

    23 tháng 6 năm 2024
  • Jordan Bardella, Chủ tịch Đảng Tập hợp Quốc gia Pháp tại thủ đô Paris vào đầu tháng 6/2024

    Người có thể trở thành thủ tướng Pháp ở tuổi 28 là ai?

    17 tháng 6 năm 2024
  • Ông Joe Biden, ông Donald Trump

    Sáu bang 'dao động' mang tính quyết định cho cuộc bầu cử Mỹ

    16 tháng 6 năm 2024
  • Rác nhựa ở Thanh Hóa, ảnh chụp vào năm 2018

    Người Việt Nam trong nhóm 'ăn nhựa' nhiều nhất thế giới

    12 tháng 6 năm 2024
  • Jenny Stüber và Morris K Ple Roberts

    Những đứa con bất hạnh trong Chiến tranh Việt Nam

    11 tháng 6 năm 2024
  • Từ trái qua: Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bộ trưởng Công an Tô Lâm

    Công an và Quốc phòng: Bộ nào có 'quyền lực chính trị' hơn?

    21 tháng 5 năm 2024
  • Sự biến đổi của đảo Trường Sa Lớn: ảnh trái chụp năm 2011 và ảnh phải là của Google Maps năm 2024

    Bồi đắp ở Trường Sa: '2024 sẽ là năm kỷ lục của Việt Nam'

    12 tháng 6 năm 2024

Đọc nhiều nhất

  1. 1Việt Nam nhận 15 tỷ USD để giảm điện than nhưng xây thêm nhà máy: Mỹ ‘sẽ giám sát chặt’
  2. 2Tiệc ma túy ở Đài Loan, 64 người Việt bị bắt
  3. 3Hơn 100 người chết do giẫm đạp tại sự kiện tôn giáo ở Ấn Độ
  4. 4Bầu cử Pháp: Bốn lý do cử tri ủng hộ đảng cực hữu của Jordan Bardella
  5. 5Bầu cử Vương quốc Anh 2024: Điều gì đang bị đe dọa và điều gì sẽ xảy ra?
  6. 6Ông Hun Sen kêu gọi cả nước bắn pháo hoa ngày động thổ kênh đào Phù Nam Techo
  7. 7‘Khiêu dâm trẻ em từ Việt Nam tràn qua Campuchia’
  8. 8Philippines 'sẵn sàng đối thoại với Việt Nam' về Biển Đông
  9. 9Ông Biden có thể bị loại khỏi vị trí ứng viên đại diện Đảng Dân chủ trong trường hợp nào?
  10. 10Luận án tiến sĩ luật của nhà sư Thích Chân Quang bị mổ xẻ, giải mã vụ tốt nghiệp 'thần tốc'

Từ khóa » Những Vấn đề Dân Số Thế Giới Hiện Nay