Nguyên Nhân Vì Sao Cún Biếng Ăn, Bỏ Ăn Và Ốm - Siêu Pet

Thật không vui vẻ gì khi một ngày đẹp trời chú chó của bạn đột nhiên biếng ăn, bỏ ăn hoặc bị ốm. Mặc dù trước đó nó hoàn toàn bình thường và khỏe mạnh. Khi chó biếng ăn thì người chủ cần phải nhận biết và có cách chăm sóc phù hợp để cho cún có thể ăn uống trở lại.

Vậy nên sieupet.com xin hướng dẫn bạn một số cách chăm sóc chó biếng ăn. Và bài viết này cũng sẽ liệt kê ra những điều cần thiết nên làm khi chó của bạn bị ốm.

Danh Mục Bài Viết

  • 1 Nguyên nhân vì sao cún biếng ăn?
    • 1.1 Cún biếng ăn do có thói quen xấu
    • 1.2 Cún biếng ăn do bị ốm
  • 2 Cần phải chăm sóc cún biếng ăn như thế nào?
    • 2.1 Xác định chế độ ăn cho cún
    • 2.2 Nên đổ bỏ đồ ăn thừa sau mỗi bữa của cún
    • 2.3 Cho cún ăn thức ăn khô
  • 3 Khi cún bị ốm ta cần phải làm gì?
    • 3.1 Nguyên nhân cún bị ốm
    • 3.2 Dấu hiệu nhận biết cún bị ốm
    • 3.3 Cách chăm sóc cún khi cún bị ốm
      • 3.3.1 Không cho cún ăn khi cún có dấu hiệu tiêu chảy, nôn mửa
      • 3.3.2 Đảm bảo cún luôn được uống nước
      • 3.3.3 Cho cún ăn thức ăn nhạt trong mấy ngày
      • 3.3.4 Hạn chế cho cún tập luyện, chạy nhảy
      • 3.3.5 Quan sát phân và nước tiểu của cún
      • 3.3.6 Cho cún khám ở trạm thú y
    • 3.4 Hãy để cho cún không gian thoải mái
      • 3.4.1 Giữ cún ở trong nhà
      • 3.4.2 Tạo ổ ngủ cho cún
      • 3.4.3 Giữ cho ngôi nhà luôn yên tĩnh
      • 3.4.4 Cách li với những bé cún khác
    • 3.5 Cún ốm cần cho ăn những gì?
      • 3.5.1 Cún còi xương
      • 3.5.2 Cún bị tiêu chảy
      • 3.5.3 Cún bị táo bón
      • 3.5.4 Cún bị bệnh giun sán
      • 3.5.5 Cún bị cảm lạnh
    • 3.6 Lưu ý khi chăm sóc cún ốm

Nguyên nhân vì sao chó biếng ăn?

Tất cả loại chó trên Thế Giới đều có thể mắc chứng biếng ăn. Tình trạng này được chia ra làm 2 mức độ nặng và nhẹ. Biếng ăn có rất nhiều nguyên nhân gây ra nhưng có 2 nguyên nhân chính mà bạn cần phải lưu ý.

  • Một là do bạn vô tình tạo cho những chú cún một thói quen ăn uống xấu. Và điều này khiến chú cún cưng của bạn biếng ăn một cách vô điều kiện.
Chó bị biếng ăn

Chó bị biếng ăn

  • Hai là do chú cún của bạn đã bị ốm. Khi chúng bị ốm thì cơ thể nó sẽ trở nên mệt mỏi và khiến cún mất đi cảm giác thèm ăn.

Chó biếng ăn do có thói quen xấu

Chó là một loài động vật rất thông minh, đáng yêu và trung thành với chủ. Chúng có thể trở nên nhạy cảm hơn với đồ ăn hàng ngày được ăn. Với nhiều chú chó dễ tính và không kén ăn thì dù đồ ăn có không ngon hay thậm chí thiếu dinh dưỡng thì chúng vẫn ăn ngon lành.

Nhưng với một số chú cún khác thì không thế. Chúng rất kén ăn. Nhiều khi đồ ăn rất ngon và đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng cún lại tỏ vẻ hờ hững hay thậm chí là bỏ ăn. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do bạn quá cưng chiều chó cưng của mình.

Chó biếng ăn do không phải thức ăn nó thích

Cún cưng biếng ăn do không phải thức ăn nó thích

Bạn thường xuyên cho cún ăn những món ăn ngon, rồi về sau bạn lại không cho chúng ăn những món ăn ngon như trước nữa, chú cún sẽ bỏ ăn. Về sau này nó sẽ không thèm ăn và sẽ mắc chứng biếng ăn. Chính vì vậy, bạn không nên nuông chiều cún cưng của mình quá. Điều này không phải là tốt cho chúng mà sẽ làm cho cún trở nên hư đốn, thiếu kỷ luật.

Chó biếng ăn do bị ốm

Cún cưng biếng ăn, bỏ ăn có thể là do giun gây ra. Căn bệnh này thường xảy ra trên những chú chó dưới 2 tháng tuổi, những chú chó trưởng thành thường ít mắc hơn.

Một nguyên nhân nữa dẫn đến tình trạng biếng ăn ở cún là do cún bị đau răng. Khi đó bạn nên xử lý trường hợp này bằng cách cho chúng ăn những loại thức ăn mềm hơn để giúp cún nhai dễ dàng hơn.

Nếu cún biếng ăn không phải bị bệnh giun hoặc đau răng thì trường hợp cao chó đã bị ốm. Lúc này bạn cần đưa nó đến ngay bác sĩ để thăm khám và có phương pháp chăm sóc, điều trị đúng cách.

Chó bị ốm nên không có cảm giác thèm ăn

Chó bị ốm nên không có cảm giác thèm ăn

Ngoài những nguyên nhân trên, cún biếng ăn có thể là do chúng vừa trải qua cuộc phẫu thuật. Vì vậy bạn nên dùng các sản phẩm gel dinh dưỡng dành cho chúng ăn đến khi cún lành lặn trở lại và có cảm giác thèm ăn.

Cần phải chăm sóc cún biếng ăn như thế nào?

Xác định chế độ ăn cho cún

Với chó bị ốm thì ta nên cho các bé ấy đến bác sĩ khám và điều trị. Còn với những chú cún biếng ăn do thói quen thì bác sĩ sẽ tiêm thuốc kích thích thèm ăn cho chúng. Trong quá trình tiêm ta cũng cần huấn luyện lại từ đầu để cún không còn kén chọn đồ ăn nữa.

Lượng thức ăn huấn luyện chó biếng ăn

Lượng thức ăn huấn luyện cún biếng ăn

Trong thời gian đó, bạn nên lên thực đơn cho cún. Lần một bạn cần chuẩn bị một lượng thức ăn cho cún vừa đủ và để xuống cho nó ăn. Nếu sau 15 phút cún không ăn thì bạn đem chỗ thức ăn đó đi. Bạn tuyệt đối không được năn nỉ hay mắng chúng vì hành động này có thể làm các bé sợ hoặc nhờn với bạn.

Lần 2 (bữa ăn cùng ngày), bạn cũng chuẩn bị một lượng thức ăn như vậy. Nếu cún không ăn thì bạn làm như lần một. Nếu cún bắt đầu ăn thì bạn xác định mức độ thèm ăn của chúng. Khi các bé cún đói mà không có gì ăn thì nó sẽ thèm ăn trở lại và không bị biếng ăn nữa.

Nên đổ bỏ đồ ăn thừa sau mỗi bữa của cún

Cún biếng ăn cũng có thể do đồ ăn đã ôi thiu và nó không muốn ăn lại. Nếu bạn cố tình cho cún ăn đồ ôi thiu thì sẽ không tốt cho tiêu hóa của chúng. Đồ ăn thừa chế biến nhiều lần cũng gây mất vệ sinh và sẽ gây bệnh cho các bé từ đó cún cưng sẽ trở nên bị biếng ăn. Tình trạng này sẽ có thể nặng hơn nếu không được phát hiện sớm.

Không nên cho chó ăn thức ăn thừa,ôi thiu

Không nên cho cún ăn thức ăn thừa,ôi thiu

Cho cún ăn thức ăn khô

Hiện nay trên thị trường bán rất nhiều đồ ăn khô cho chó. Và ta rất dễ tìm kiếm được loại phù hợp. Đồ ăn khô sẽ giúp những chú chó dễ ăn và có nhiều thành phần, mùi vị khác nhau. Đồ ăn này sản xuất rất tự nhiên và cực kì tốt cho sức khỏe của bé cún. Nên hầu hết cún biếng ăn khi ăn thức ăn khô đều cảm thấy ngon miệng trở lại. Và đặc biệt giá cả của thức ăn khô cũng rất hợp lí. Vậy nên bạn có thể tìm hiểu và mua cho bé cún của mình dùng thử để thấy được hiệu quả mà thức ăn khô mang lại.

Sản phẩm thức ăn khô cho chó

Sản phẩm thức ăn khô cho chó

Khi cún bị ốm ta cần phải làm gì?

Nguyên nhân cún bị ốm

Nguyên nhân khiến cún cưng bị ốm có thể do chúng nằm ngủ ở nơi ẩm thấp. Ví dụ ở ngoài sân, hiên nhà, dưới cầu thang hay nền nhà. Cũng có thể khi bạn tắm cho cún bằng nước lạnh hoặc tắm nước nóng ấm cho chó nhưng lại không sấy khô lông cho cún khiến cơ thể chúng bị nhiễm lạnh.

Chó ngủ trên cát lạnh

Chó ngủ trên cát lạnh

Một nguyên nhân phổ biến nữa là do có thể bạn cho cún đi chơi nhiều, hoạt động ngoài trời nhiều khiến cơ thể nó bị trúng gió.

Hay thức ăn của chó bị nhiễm độc, không đảm bảo an toàn vệ sinh. Cún cưng ăn phải những thức ăn bẩn hoặc gặm những đồ chơi bẩn gây bệnh trong cơ thể.

Cũng có thể do chính cách chăm sóc của bạn không đúng cách, chế độ dinh dưỡng không phù hợp.

Dấu hiệu nhận biết cún bị ốm

Cún cưng cũng giống như người, khi thời tiết thay đổi thì nhiệt độ cơ thể chúng cũng thay đổi và khi đó chúng rất dễ bị ốm. Các bé cún không biết nói nên khi đau ốm thì chúng không biết phải làm thế nào để báo cho bạn rằng mình đang cảm thấy không khỏe. Vậy nên bạn cần quan sát và theo dõi những biểu hiện của nó để phát hiện bệnh kịp thời.

Cơ thể chú chó uể oải, mệt mỏi, run rẩy. Vẻ mặt của nó luôn buồn bã, lờ đờ và thường nằm một chỗ. Bé cún ít vận động hơn thường ngày và ngủ nhiều hơn.

Chó bị ốm

Cún bị ốm

Cún cưng thay đổi thói quen ăn uống. Chúng trở nên biếng ăn, chán ăn hay bỏ ăn. Do hệ tiêu hóa cũng ảnh hưởng, nước tiểu hay phân của nó khác với mọi khi.

Khi bạn quan tâm và vuốt ve cún thì chúng sẽ không có cảm giác hứng thú như mọi khi nữa. Khi đó bạn có thể quan sát thấy điều khác thường trên cơ thể bé cún ví dụ như tai rũ xuống, lông không bóng mượt và nhìn nhem nhuốc. Lúc này bạn có thể khẳng định là bé cún đang bị ốm rồi đấy.

Cách chăm sóc cún khi cún bị ốm

Khi cún bị ốm nhẹ bạn có thể chăm sóc cún tại nhà và quan sát thêm triệu chứng

Còn trường hợp nếu cảm thấy cún ốm quá nặng thì bạn hãy cho bé cún ở lại trạm thú y để nhận phác đồ điều trị hợp lí của bác sĩ.

Không cho cún ăn khi cún có dấu hiệu tiêu chảy, nôn mửa

Với những bé cún đang khỏe mạnh nhưng tự nhiên có các triệu chứng nôn mửa hay tiêu chảy thì bạn không nên cho cún ăn. Vì điều này sẽ làm tình trạng nôn của bé cún trở nên nặng hơn.

Chó bị tiêu chảy,nôn mửa

Cún bị tiêu chảy,nôn mửa

Không nên cho cún gặm đồ chơi, vì trên xương đồ chơi có chưa rất nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Trong tình trạng sức đề kháng của cún bị giảm như thế này, vi khuẩn sẽ nhận được cơ hội và nhân lên nhanh chóng.

Đảm bảo cún luôn được uống nước

Khi cún bị ốm thì cơ thể nó rất dễ mất nước. Vì vậy bạn luôn cần phải bổ sung lượng nước cho nó.

Luôn bổ sung nước cho chó

Luôn bổ sung nước cho chó

Cho cún ăn thức ăn nhạt

Sau khi cún khỏe dần hơn bạn nên cho chúng ăn nhẹ. Bạn có thể cho ăn thức ăn nhạt trong một đến hai ngày. Khẩu phần ăn nhạt nhưng cũng cần đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng. Ví dụ như một phần đạm và một phần tinh bột. Lưu ý là thức ăn phải dễ tiêu hóa.

Cho chó ăn cơm nhẹ

Cho chó ăn cơm nhẹ

Phần tinh bột lựa chọn tốt nhất cho cún là cơm trắng. Phần đạm thường được dùng có thể là phomat, thịt gà hay thịt xé nhỏ. Chia thành nhiều bữa nhỏ cho cún dễ ăn và dễ tiêu hóa hơn. Với những chú cún biếng ăn bạn có thể cho ăn thức ăn khô.

Hạn chế cho cún tập luyện, chạy nhảy

Khi cún bị ốm thì chúng cần nghỉ ngơi nhiều. Vì vậy nên hạn chế thời gian tập luyện của chó so với ngày thường. Nên dắt chó đi dạo một lúc cho nó thoải mái hơn. Nhưng không nên để nó chạy nhảy nhiều vì sẽ mất sức, cơ thể còn chưa khỏe. Điều này đặc biệt quan trọng khi chó bị đau chân.

Nên để chó đi bộ nhẹ nhàng khi ốm

Nên để chó đi bộ nhẹ nhàng khi ốm

Quan sát phân và nước tiểu của cún

Khi cún bị ốm ta nên chú ý lượng phân và nước tiểu của của chúng. Vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ bệnh. Nếu bạn thường để cún tự đi vệ sinh thì khi bị ốm, bạn nên dắt bé đi. Khi đó bạn sẽ quan sát được phân hay nước tiểu của nó để xem tình trạng bệnh.

Theo dõi phân chó thường xuyên

Theo dõi phân và nước thường xuyên

Khi cún bị ốm sẽ không kiểm soát được cơ thể. Nên rất có thể nó sẽ đi vệ sinh không đúng chỗ. Khi đó, bạn không nên mắng hay phạt cún vì điều này sẽ khiến chó cưng sợ hãi và lẩn tránh bạn.

Cho cún khám ở trạm thú y

Khi chú cún ốm mà bạn không biết cách chữa trị thì nên đưa nó đến trạm thú y. Bạn hãy nói ra những dấu hiệu và triệu chứng bệnh rồi bác sĩ sẽ khám và điều trị cho bé cún.

Nên cho chó đến trạm thú y để được khám

Nên cho cún đến trạm thú y để được khám

Nếu bạn bận rộn không chăm sóc được cho các bé khi nó ốm thì hãy để chúng ở trạm thú y. Ở đó chó cưng sẽ được chăm sóc và theo dõi thường xuyên cho đến khi tình trạng của bệnh được thuyên giảm thì bạn có thể đưa cún về.

Hãy để cho cún không gian thoải mái

Giữ cún ở trong nhà

Khi cún của bạn bị ốm thì cơ thể chúng rất yếu. Vì vậy bạn không nên để nó ở ngoài vì điều này sẽ khiến chú cún mất khả năng kiểm soát thân nhiệt và bạn sẽ không theo dõi chúng kĩ lưỡng được khi có triệu chứng thay đổi.

Để chó ở trong nhà khi bị ốm

Để chó ở trong nhà khi bị ốm

Tạo ổ ngủ cho cún

Khi cún ốm ta nên tạo cho nó một cái ổ ngủ thật êm ái, dễ chịu và sạch sẽ để tránh vi khuẩn gây bệnh. Không nên để chúng ngủ trên nền nhà vì điều này làm tăng khả năng bị nhiễm lạnh. Khi cún cưng ngủ trên ổ thì bạn cũng sẽ rất tiện theo dõi và chăm sóc bé. Bạn có thể bổ sung cho các bé cún một cái chăn để đắp.

Tạo chỗ ngủ sạch sẽ cho chó

Tạo chỗ ngủ sạch sẽ cho chó

Bạn nên đặt ổ ngủ ở chỗ có sàn nhà dễ cọ rửa. Bởi vì nếu chó nôn mửa hay đi vệ sinh thì bạn cũng có thể dọn dẹp dễ dàng và sạch sẽ.

Giữ cho ngôi nhà luôn yên tĩnh

Cũng giống như con người khi bị ốm rất sẽ rất nhạy cảm tiếng ồn thì các bé cún cũng vậy. Bạn nên hạn chế tiếng ồn và ánh đèn để ngôi nhà luôn yên tĩnh. Nó sẽ giúp cún nhanh khỏi bệnh hơn vì nghỉ ngơi được nhiều hơn.

Chó được nghỉ ngơi trong trạng thái yên tĩnh

Cún được nghỉ ngơi trong trạng thái yên tĩnh

Cách li với những bé cún khác

Khi cún cưng bị bệnh bạn nên giữ chúng tránh xa những chú cún khác. Điều này có thể hạn chế khả năng lây bệnh từ cún bệnh sang cún khỏe mạnh.

Tránh để chó bị bệnh gần chó khác

Tránh để chó bị bệnh gần chó khác

Cún ốm cần cho ăn những gì?

Muốn cho cún nhanh khỏi bệnh thì ta cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của nó. Bạn có thể cho chó ăn ít hơn bình thường nhưng lượng chất dinh dưỡng cần cao hơn. Và thức ăn nên mềm vì cún ốm không thích nhai nhiều, khó nuốt. Tùy từng bệnh lí của cún mà cho nó khẩu phần ăn phù hợp.

Cún còi xương

Khi cún bị còi xương tức là trong cơ thể nó đang thiếu canxi. Đó là do bạn chưa chăm sóc chúng hợp lí. Vì vậy cần thay đổi cách chăm sóc của bạn. Khẩu phần ăn nên có các vitamin cần thiết như A, B, D, E.. Nên cho các bé ăn nhiều thịt bò hay thịt lợn nạc. Có thể cho nó uống thêm thuốc bổ sung canxi để nó khỏi bệnh còi xương.

Chó bị còi xương

Cún bị còi xương

Cún bị tiêu chảy

Cún bị tiêu chảy có thể do bạn thay đổi chế độ ăn đột ngột. Hoặc trong quá trình chó đi dạo đã ăn phải những đồ ăn bẩn hay gặm nhấm chai nhựa. Hoặc cũng có thể do bạn luôn cho nó ăn đồ ôi thiu, chế biến nhiều lần.

Nếu chó bị tiêu chảy thì bạn nên cho chúng ăn một ít phô mai tươi. Không nên cho uống sữa.

Chó bị mắc bệnh tiêu chảy

Cún bị mắc bệnh tiêu chảy

Nếu như cún bị tiêu chảy do hệ tiêu hóa thì không nên cho nó uống nước hay ăn thức ăn. Vì khi đó bệnh có thể sẽ tiến triển nặng hơn. Thay vào đó bạn nên cho chúng ăn một ít táo vì trong táo có axit pickon. Chất này trong táo có tác dụng chữa bệnh đi ngoài. Đồng thời bạn cũng nên cún uống thuốc theo hướng dẫn bác sĩ để bệnh nhanh khỏi hơn.

Chó bị táo bón

Nếu chó bị táo bón thì khi cho nó uống thuốc Siêu Pet khuyên bạn nên sử dụng uống bằng nước ấm. Thời điểm này tốt nhất bạn nên cho chó ăn các thực phẩm chế biến từ sữa như bơ, phô mai. Trong khẩu phần ăn của chúng nên cho ăn nhiều rau xanh hoặc có thể ăn thêm sữa chua. Để hệ tiêu hóa được cải thiện hơn.

Chó bị táo bón

Cún bị táo bón

Cún bị bệnh giun sán

Nếu cún bị giun sán thì nên cho nó ăn tỏi 3 lần/1 tuần. Hoặc cũng có thể cho chúng ăn bí đỏ vì bí đỏ rất tốt trong quá trình điều trị giun sán. Khi đó cún cưng của bạn sẽ khỏi bệnh.

Cho chó ăn tỏi khi bị giun sán

Cho chó ăn tỏi khi bị giun sán

Một năm nên cho cún đi tẩy giun 2 lần để đảm bảo không bị bệnh. Đặc biệt chó nhỏ sẽ dễ bị giun sán hơn chó lớn.

Cún bị cảm lạnh

Khi cún bị cảm lạnh thì nhiệt độ cơ thể của nó sẽ giảm rất nhanh. Vậy nên bên cạnh viêc giữ ấm cho cún ta nên có khẩu phần ăn dinh dưỡng. Nên cho cún uống nước đường ấm hoặc nước gừng ấm để giữ thân nhiệt ổn định. Đồng thời kết hợp uống thuốc để cún nhanh khỏe mạnh hơn.

Giữ ấm cho chó khi bị cảm lạnh

Giữ ấm cho cún khi bị cảm lạnh

Lưu ý khi chăm sóc cún ốm

Khi cún bị ốm mà có các dấu hiệu lạ mà ta không nhận biết được. Thì khi đó không nên tự chăm sóc cho bé ở nhà mà nên đưa đến trạm thú y để được khám. Từ đó bác sĩ thú y sẽ xác định rõ bệnh tình và đưa ra lời khuyên chăm sóc phù hợp.

Đưa chó bị ốm đến gặp bác sĩ thú y

Đưa cún bị ốm đến gặp bác sĩ thú y

Trong thời gian cún bị ốm thì bạn nên nấu thức ăn dinh dưỡng và giữ các món ăn ở mức nhiệt độ vừa phải. Điều này sẽ giúp chú chó ăn ngon miệng hơn. Và thức ăn cần được cân nhắc, phù hợp. Không cho ăn bừa bãi để tránh thừa thức ăn và khiến cún mắc bệnh nặng hơn.

Trên đây là các cách chăm sóc chó khi nó bị biếng ăn và bị ốm. Bạn nên chăm sóc chú chó của bạn một cách cẩn thận và tỉ mỉ để nó luôn luôn được khỏe mạnh. Đồng thời sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của chú cún để người bạn này ở bên bạn lâu hơn.

Hi vọng rằng những thông tin ở trên, Siêu Pet sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình chăm sóc người bạn thân thiết này. Bạn hãy truy cập vào trang sieupet.com để biết thêm nhiều kiến thức cần thiết trong quá trình chăm sóc chó hơn nhé. Chúc bạn thành công.

Nguồn: https://sieupet.com/cho-bieng-an.html

Fivestar: Select ratingGive Nguyên Nhân Vì Sao Cún Biếng Ăn, Bỏ Ăn Và Ốm 1/5Give Nguyên Nhân Vì Sao Cún Biếng Ăn, Bỏ Ăn Và Ốm 2/5Give Nguyên Nhân Vì Sao Cún Biếng Ăn, Bỏ Ăn Và Ốm 3/5Give Nguyên Nhân Vì Sao Cún Biếng Ăn, Bỏ Ăn Và Ốm 4/5Give Nguyên Nhân Vì Sao Cún Biếng Ăn, Bỏ Ăn Và Ốm 5/5Cancel rating Average: 3.6 (25 votes)

Từ khóa » Chó Poodle ăn ít