Nguyên Nhân Vì Sao Thất Bại Trong Kinh Doanh Nhà Hàng?

Theo thống kê cho thấy 80% các nhà hàng thất bại trong 3 năm đầu tiên hoạt động và phải tiến hành các thủ tục sang nhượng hoặc phá sản. 10% nhà hàng chỉ đủ duy trì các chi phí và mang tính chất tồn tại chứ không phát triển. Chỉ có đúng 10% nhà hàng thực sự thành công, vậy tại sao có quá ít nhà hàng thành công sau thời gian 3 năm hoạt động? Dưới đây, Websitenhahang.com xin đưa ra 9 lý do chính khiến các nhà hàng thất bại trong 3 năm đầu tiên kinh doanh.

kinh doanh nhà hàng Những lí do cần tránh trong kinh doanh nhà hàng

9 lý do khiến các nhà hàng kinh doanh thất bại

1. Vị trí đặt nhà hàng

Vị trí nhà hàng nắm giữ một vai trò quan trọng để thu hút khách hàng. Kinh doanh nhà hàng thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào địa điểm. Nhà hàng nằm ở một vị trí có tầm nhìn hạn chế, không có chỗ đậu xe, quá ít sự lưu thông là một trong những nguyên nhân gây ra thất bại cho nhà hàng bạn.

2. Chủ nhà hàng chưa sát sao trong công việc quản lý

Là một ông chủ nhà hàng, bạn cần phải toàn tâm toàn ý cho công việc kinh doanh. Nhiều ông bà chủ nhà hàng suy nghĩ rằng đã thuê được người quản lý, bếp trưởng thì mình có thể nhàn hạ để lo việc khác. Đó là một suy nghĩ sai lầm. Bạn phải luôn nắm được mọi chuyện xảy ra trong nhà hàng và xử lý chúng.

3. Nhân viên quản lý chưa tốt

Bằng cấp, kinh nghiệm trên giấy tờ là điều quyết định bạn có thuê người nào đó hay không nhưng quá trình làm việc mới khẳng định rằng người đó có giỏi, có tốt hay không. Nếu người quản lý không thể quản lý nhân viên, không thể tiết kiệm tiền bạc cho nhà hàng hay biển thủ công quỹ sẽ là một thảm họa cho bất kỳ ông chủ nào. Kể cả khi bạn thuê được đúng người bạn cũng vẫn phải luôn theo sát mọi công việc để điều chỉnh hoạt động của nhà hàng theo đúng như những gì bạn mong muốn.

Nguyên nhân vì sao thất bại trong kinh doanh nhà hàng Nhân viên quản lý đóng vai trò trong hệ thống phát triển nhà hàng

4. Dịch vụ nhà hàng kém

Đây là lý do phải đóng cửa rõ ràng nhất đối với mọi nhà hàng. Dịch vụ tốt và các món ăn ngon sẽ là một “cặp đôi hoàn hảo” mà nhà hàng nào cũng mong muốn có được. Hãy thường xuyên chủ động trò chuyện với khách hàng để tìm ra những điểm mạnh trong cách phục vụ của nhà hàng để phát huy hơn nữa và khắc phục những điểm yếu. Vậy nên, đừng bao giờ phớt lờ những lời than phiền của khách hàng.

5. Không theo dõi dòng tiền

Dòng tiền là yếu tố sống còn của mọi nhà hàng. Nó bao gồm: tiền mua thực phẩm, sửa chữa cửa hàng, trả lương, mua trang bị, hóa đơn điện, nước…. Dòng tiền ở mức thấp tương đương với việc mọi hoạt động của nhà hàng đang ở trong tình trạng nguy hiểm.

6. Trả lương quá cao

Tiền lương cho nhân viên là một khoản chi phí lớn trong nhà hàng. Rất nhiều ông bà chủ trả lương rất cao cho bếp trưởng giỏi mà không hề để ý đến doanh thu, loại hình và phong cách của nhà hàng. Hoặc chủ nhà hàng thuê quá nhiều nhân viên, vượt quá nhu cầu công việc. Hãy điều chỉnh nguồn lực sao cho hợp lý để tránh được lãng phí chi phí thuê nhân viên và dành phần nguồn lực tài chính này cho hoạt động thúc đẩy doanh thu khác.

7. Không có website nhà hàng để quảng bá

Trang web nhà hàng sẽ là một công cụ quảng cáo tuyệt vời cho bất kì nhà hàng nào. Quảng cáo sẽ mang lại hiệu quá rất lớn cho nhà hàng đặc biệt là quảng cáo online. Ngày nay, cạnh tranh nhà hàng ngày càng khốc liệt, web nhà hàng sẽ là một lợi thế cạnh tranh giúp bạn nổi bật hơn so với đối thủ. Ngoài việc thể hiện được sự chuyên nghiệp, uy tín của nhà hàng thì website sẽ giúp bạn quảng bá nhà hàng một cách hiệu quả.

Nguyên nhân vì sao thất bại trong kinh doanh nhà hàng Cần website để quảng bá nhà hàng dễ dàng hơn

8. Định giá chưa hợp lý

Biết định giá một cách đúng đắn và hợp lý sẽ giúp bạn vừa tạo ra được lợi nhuận lại vừa giữ chân được khách hàng. Ai cũng đều biết hải sản luôn có giá cao hơn các món ăn được chế biến từ thịt gà hay bò. Các món ăn khác như khai vị, salad, tráng miệng... cũng cần được định giá đúng. Hãy sử dụng công thức định giá 3/1 để tính giá các món ăn, nghĩa là nếu bạn mua nguyên liệu hết 1 đồng thì hãy bán món ăn đó với giá tối thiểu là 3 đồng. Đây là chi phí bạn phải bỏ ra để chi trả cho mọi thứ cho việc đưa món ăn lên bàn thực khách. Đọc thêm: Phương pháp đào tạo nhân viên nhà hàng

9. Tiêu xài quá nhiều tiền trước khi khai trương.

Kinh doanh nhà hàng luôn tốn chi phí đầu tư rất lớn bởi vì bạn hầu như phải mua sắm tất cả mọi thứ từ nhỏ nhất cho đến những cái lớn nhất. Hãy ghi nhớ rằng, trừ khi bạn có tiềm lực kinh tế đủ lớn còn hầu hết đều phụ thuộc một phần vào vay vốn ngân hàng. Chi tiêu quá nhiều vào đầu tư sẽ khiến bạn “hụt hơi” khi nhà hàng vào hoạt động. Chỉ nên đầu tư khi thực sự cần thiết và xem xét việc mua lại những đồ đã qua sử dụng để tiết kiệm tiền. Trên đây là những chia sẻ của Websitenhahang.com về các lưu ý cần tránh trong kinh doanh nhà hàng. Nếu bạn có thắc mắc hay khó khăn nào trong quá trình kinh doanh nhà hàng, hãy liên hệ ngay với chúng tôi - đơn vị tư vấn các giải pháp kinh doanh và thiết kế website nhà hàng chuyên nghiệp để được tư vấn và trải nghiệm miễn phí!

liên hệ

số điện thoại

Từ khóa » Những Thất Bại Trong Kinh Doanh Nhà Hàng