Nguyên Nhân Vỡ Mạch Máu Dưới Da Và Các Biểu Hiện Thường Gặp
Có thể bạn quan tâm
Theo lời truyền dân gian, khi xuất hiện trên một vài vết bầm tím trên da như ở vị trí bắp đùi, cánh tay,…mà không bị va chạm hay thương tổn trước đó thì vết thương đó chính là do “chó ma” cắn. Và người mắc phải cần tiến hành cúng bái mới có thể giải trừ được. Trên thực tế, vết bầm là do hiện tượng vỡ mạch máu gây ra và đôi lúc là một cảnh báo bất thường về sức khỏe. Cùng NESFACO tìm hiểu chi tiết hơn về nguyên nhân vỡ mạch máu dưới da để biết cách ứng phó thích hợp.
Mục lục bài viết
Tình trạng vỡ mạch máu dưới da là như thế nào?
Vết bầm tím xuất hiện trên da là dấu hiệu rõ ràng nhất mà bạn có thể nhận biết mạch máu bị vỡ. Điều đó chứng tỏ mạch để vận chuyển máu từ tim đến các cơ quan đã không hoạt động như bình thường mà bị hư hỏng bởi một lý do nào đó. Hồng cầu theo chỗ hỏng thoát khỏi thành mạch tạo nên các vết bầm tím hoặc hơi vàng xanh trên bề mặt da gọi là xuất huyết trên da.
Trong tình huống không có biểu hiện bất thường về sức khỏe, người bị vỡ mạch sẽ tự động mất dần vết bầm sau vài tuần mà không cần đến biện pháp nào. Tuy nhiên, để đảm bảo đây không phải là một nguy hiểm tiềm ẩn, tốt nhất nên thăm khám sức khỏe nhanh chóng.
Những nguyên nhân vỡ mạch máu dưới da
Tình trạng vỡ mạch máu dưới da có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó, một số lý do hay gặp nhất là: Chấn thương, va chạm tác động mạnh đến thành mạch gây tổn thương và dẫn đến hư tổn mạch máu, cơ thể bị dị ứng, vỡ mạch do căn bệnh nhiễm trùng máu hay do tác dụng phụ của thuốc. Bên cạnh đó, nguyên nhân vỡ mạch máu dưới da còn có thể do người bệnh thực hiện hóa trị, bức xạ để chữa bệnh. Và quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể cũng là một nguyên nhân phổ biến gây vỡ mạch máu.
Biểu hiện của da khi bị vỡ mạch
Dấu hiệu cho thấy mạch máu bị tổn thương
Khi vỡ mạch, tùy theo loại mạch và số lượng mạch bị vỡ các dấu vết biểu hiện trên bề mặt sẽ hoàn toàn khác nhau. Đó là lý do đôi khi vết bầm có màu đỏ, tím, đôi khi lại xanh đen và dần chuyển sang xanh vàng,…Ngoài ra, vị trí tổn thương đôi khi chỉ khoảng 2mm nhưng đôi lúc có thể lên tới 1cm hoặc lan rộng hơn. Vết bầm tím trên da thường chuyển sang màu sắc đậm hơn sau một thời gian rồi phai dần cho đến khi lành hẳn. theo đó, bề mặt da cũng có dấu hiệu bị sưng đau.
Những biểu hiện vỡ mạch máu cần gặp bác sĩ
Đối với những tổn thương mao mạch thông thường, vết bầm thường không đáng bận tâm và sẽ mau chóng biến mất sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, khi tình trạng vỡ mạch trở nên nghiêm trọng hơn, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được khắc phục tốt nhất. Cụ thể:
- Cảm thấy đau đớn bất thường ngay tại vị trí chảy máu
- Máu chảy quá nhiều từ vết thương hở và không thể cầm máu
- Vị trí vỡ mạch máu dưới da tạo thành khối u, sưng to đau
- Sưng to và đau bất thường ngay vị trí vỡ mạch
- Trường hợp bị chảy máu ở mũi hoặc nướu
- Trường hợp phát hiện máu có mặt trong nước tiểu và phân
- Đau xương khớp bất thường
- Có dấu hiệu chóng mặt, buồn nôn thậm chí ngất xỉu
THAM KHẢO THÊM CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT TẠI NESFACO
- Nguyên nhân gây tắc nghẽn mạch máu não và các triệu chứng hay gặp
- Nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não và cách điều trị
Hướng dẫn khắc phục tình trạng vỡ mạch máu dưới da
Để khắc phục nhanh chóng tình trạng vỡ mạch máu cần nắm bắt được nguyên nhân vỡ mạch máu dưới da là gì. Tuy nhiên, khi tổn thương nhẹ, bạn có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản tại nhà để khắc phục như sau:
- Chườm đá vị trí tổn thương khoảng 15 phút mỗi lần và thực hiện từ 4 đến 5 lần mỗi ngày, áp dụng khi vỡ mạch dưới da không bị vết thương hở trên bề mặt.
- Cố gắng không cử động nhiều tại vị trí bị thương tổn đồng thời dùng gối hoặc dụng cụ khác để kê vết thương lên cao.
- Hạn chế tiếp xúc vị trí vỡ mạch máu bằng nước nóng hay nước âm trong 2 ngày đầu tiên sau khi xảy ra thương tổn. Sau đó 3 ngày, khi vết thương đã giảm sưng đau mới được thực hiện áp nóng bằng túi nước nóng hoặc chườm khăn nóng,…
- Khi vết thương giảm sưng đau, nên thực hiện các thao tác massage nhẹ nhàng xung quanh để mau chóng tan máu bầm và hồi phục.
Bên cạnh việc chăm sóc trực tiếp vết thương, bạn cần hạn chế sử dụng thuốc lá, rượu bia. Đồng thời nên tăng cường cung cấp thêm dưỡng chất khác cho cơ thể bằng thực phẩm dinh dưỡng, rau quả xanh, uống nhiều nước. Thành phần chất chống oxy hóa và các loại vitamin có trong rau xanh và trái cây là liều thuốc tốt nhất giúp hồi phục vết thương.
Lời kết
Nói chung, có nhiều nguyên nhân vỡ mạch máu dưới da, trong những trường nhẹ khi vỡ mao mạch nhỏ và chỉ để lại vết bầm dưới 2mm, bạn có thể tự khắc phục nhanh tại nhà. Tuy nhiên, đối với những tổn thương nghiêm trọng hơn gây đau nhức, sưng tấy nặng hoặc chóng mặt, nôn mửa,…tốt nhất nên đến ngay cơ sở y tế trong thời gian sớm nhất.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- Công Ty Cổ Phần NESFACO
- Địa chỉ:Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
- Hotline:0866.626.768 – 0911.934.131
- Website:Nesfaco.com
- Email:info@nesfaco.com
Từ khóa » Vỡ Mạch Máu Dưới Da
-
Hay Vỡ Mạch Máu Dưới Da Và Trầy Xước Chảy Máu Khi Va Chạm Nhẹ ...
-
Vết Bầm Tím Kèm Xuất Huyết Tự Nhiên Xuất Hiện Trên Da, Có đáng Ngại?
-
Cần Làm Gì Khi Có Xuất Huyết Dưới Da ? | Sở Y Tế Nam Định
-
Xuất Huyết Dưới Da - Một Cảnh Báo Sức Khỏe Không Thể Xem Thường
-
5 Nguyên Nhân Tụ Máu Dưới Da ít Người Biết | Medlatec
-
Vỡ Mạch Máu Dưới Da: Nguyên Nhân Và Biện Pháp Xử Trí
-
Khắc Phục : Bị Vỡ Mạch Máu Dưới Da - WHEYSHOP.VN
-
XUẤT HUYẾT DƯỚI DA: ĐỪNG CHỦ QUAN!!!
-
Xuất Hiện Vết Bầm Tím Trên Da, Chuyên Gia Cảnh Báo Dấu Hiệu Cần đi ...
-
Rối Loạn Protein Máu Gây Xuất Huyết Mạch Máu - Cẩm Nang MSD
-
8 Nguyên Nhân Dẫn đến Vết Bầm Tím Trên Da
-
Xuất Huyết Dưới Da: Nguyên Nhân, Chẩn đoán Và điều Trị - Docosan
-
Giải đáp: Xuất Huyết Dưới Da Có Nguy Hiểm Không? | TCI Hospital
-
️ Các Vết Bầm Tím Không Rõ Lý Do