Nguyễn Sinh Hùng – Wikipedia Tiếng Việt

Tiến sĩNguyễn Sinh Hùng
Nguyễn Sinh Hùng năm 2011
Chức vụ
Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamChủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc giaBí thư Đảng đoàn Quốc hội
Nhiệm kỳ23 tháng 7 năm 2011 – 31 tháng 3 năm 20164 năm, 252 ngày
Phó Chủ tịch
  • Nguyễn Thị Kim Ngân
  • Huỳnh Ngọc Sơn
  • Tòng Thị Phóng
  • Uông Chu Lưu
Tiền nhiệmNguyễn Phú Trọng
Kế nhiệmNguyễn Thị Kim Ngân
Vị trí Việt Nam
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủPhó Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ
Nhiệm kỳ28 tháng 6 năm 2006 – 25 tháng 7 năm 20115 năm, 27 ngày
Thủ tướngNguyễn Tấn Dũng
Tiền nhiệmNguyễn Tấn Dũng
Kế nhiệmNguyễn Xuân Phúc
Vị trí Việt Nam
Ủy viên Bộ Chính trị khóa X, XI
Nhiệm kỳ25 tháng 4 năm 2006 – 27 tháng 1 năm 20169 năm, 277 ngày
Ủy viên Trung ương Đảng khóa VIII, IX, X, XI
Nhiệm kỳ1 tháng 7 năm 1996 – 26 tháng 1 năm 201619 năm, 209 ngày
Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam
Nhiệm kỳ6 tháng 11 năm 1996 – 28 tháng 6 năm 20069 năm, 234 ngày
Tiền nhiệmHồ Tế
Kế nhiệmVũ Văn Ninh
Đại biểu Quốc hội khóa X, XI, XII, XIII
Nhiệm kỳ20 tháng 9 năm 1997 – 22 tháng 5 năm 201618 năm, 245 ngày
Thông tin cá nhân
Sinh18 tháng 1, 1946 (78 tuổi)Nam Đàn, Nghệ An, Việt Nam dân chủ cộng hòa
Nơi ởSố 7B Nguyễn Gia Thiều, Hà Nội.
Tôn giáokhông
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam
Họ hàngNguyễn Sinh Khang (em trai)
Con cáiNguyễn Sinh Nhật Tân (trai) [1]
Học vấnTiến sĩ Kinh tế

Nguyễn Sinh Hùng (sinh ngày 18 tháng 1 năm 1946) là một chính khách người Việt Nam. Ông nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X, XI, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam khóa XIII giai đoạn (2011-2016), Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia Việt Nam,[2] Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ thời kỳ (2006-2011) trong Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Sinh Hùng sinh ngày 18 tháng 1 năm 1946, thuộc dòng họ Nguyễn Sinh ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An[3] trong gia đình có năm người con. Ông học cấp 1 và 2 ở Nam Đàn, sau đó ra Hà Nội học cấp 3 tại trường Trường Trung học phổ thông Việt Đức. Gia đình ông một thời sống tại 54 Phố Huế Hà Nội[4]. Ông từng là sinh viên Đại học Tài chính và Kế toán (nay là Học viện Tài chính) (1966-1970).

Ngày 1 tháng 1 năm 1972, ông được tuyển dụng làm cán bộ của Ngân hàng Kiến thiết Trung ương, Bộ Tài chính.[5]

Sự nghiệp chính trị

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Sinh Hùng gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 26 tháng 5 năm 1977, chính thức vào 26 tháng 5 năm 1978.

Năm 1978 đến 1982, ông đi học nghiên cứu sinh tiến sĩ về Kinh tế tại Bungari, Bí thư Chi bộ khối Kinh tế khóa nghiên cứu sinh người Việt tại Bungari.

Ông Nguyễn Sinh Hùng khi là Bộ trưởng Tài chính, năm 2005

Từ tháng 10 năm 1986 đến tháng 1 năm 1990, ông Nguyễn Sinh Hùng là Chánh văn phòng Kho bạc Nhà nước, Bộ Tài chính. Năm 1990, ông giữ chức Cục trưởng Cục Kho Bạc Nhà nước, nay là Kho Bạc Nhà nước Việt Nam. Tháng 10 năm 1992, ông được bổ nhiệm làm Phó Bí thư Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tài chính.

Tháng 6 năm 1996, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt Nam, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và giữ cương vị này liên tiếp các khoá VIII, IX, X, XI. Đồng thời ông cũng là đại biểu Quốc hội khóa X, XI, XII, XIII. Tại Đại hội Đảng lần thứ X, XI ông đều được bầu vào Bộ Chính trị.

Tháng 11 năm 1996, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX, được Quốc hội phê chuẩn giữ chức Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ (2006-2011)

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 28 tháng 6 năm 2006, ông được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn bổ nhiệm làm Phó Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, theo đề xuất của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đảm nhiệm các công việc chung trong hệ thống điều hành công việc của Chính phủ. Được giao trọng trách đảm nhận những công việc khi Thủ tướng đi vắng hoặc được Thủ tướng ủy quyền.

Tháng 5 năm 2007, ông làm Trưởng ban Chỉ đạo xây dựng Nhà Quốc hội do Chính phủ thành lập[6], ông quyết định việc tổ chức tháo dỡ Hội trường Ba Đình và các công trình kiến trúc trong khuôn viên Hội trường Ba Đình cần hoàn thành trong tháng 11 năm 2007.[7]

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng cũng làm Trưởng ban Chỉ đạo tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) sau khi vụ Vinashin bị phanh phui làm ăn sai trái nợ 5 tỷ USD không có khả năng thanh toán. Phát biểu với báo giới tháng 10 năm 2010, ông nói: chậm nhất là đầu tháng 11 này, sẽ là một "Vinashin mới".[8]

Chủ tịch Quốc hội (2011-2016)

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 23 tháng 7 năm 2011 ông được quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (2011-2016) với 91,4% phiếu bầu (tỷ lệ 457/497 đại biểu đồng ý). Phát biểu tại lễ nhận chức vụ mới, ông Hùng nói: "Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII sẽ luôn nâng cao trình độ, kiên quyết phòng chống quan liêu, chống tham nhũng, lãng phí, gắn bó và lắng nghe ý kiến của nhân dân, thực sự đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân".[9]

Nguyễn Sinh Hùng và Chủ tịch Duma Quốc gia Sergey Naryshkin, năm 2013

Ông là Chủ tịch Quốc hội duy nhất được bầu khi Tòa nhà Quốc hội đang được thi công, trong quãng thời này Quốc hội họp bàn tại Hội trường Bộ Quốc phòng cho đến Kỳ họp thứ 7 của khóa XIII[10] đến Kỳ họp thứ 8 của khóa XIII là kỳ họp đầu tiên tại Tòa nhà Quốc hội.

Ông Nguyễn Sinh Hùng tại Ba Lan, năm 2013

Ngày 28 tháng 11 năm 2013, sau nhiều lần họp bàn và bổ sung ông Nguyễn Sinh Hùng đã ký chứng thực Hiến pháp mới. Ông khẳng định Hiến pháp là văn kiện chính trị pháp lý đặc biệt quan trọng, là luật cơ bản, luật gốc của Nhà nước, phản ánh ý chí, lợi ích toàn dân tộc, định hướng chiến lược cho sự phát triển đất nước trong thời kỳ mới.[11] Ngày 8 tháng 12 năm 2013, Hiến pháp mới đã được Chủ tịch nước ký Lệnh công bố.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng gặp mặt Tổng thống Ấn Độ Shri Pranab Mukherjee, năm 2014

Ngày 28 tháng 7 năm 2014, ông đã tiếp Đoàn ĐB Ủy ban Ngân sách Hạ viện Nhật Bản tại buổi gặp mặt ông hoan nghênh và đánh giá cao việc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Nhật Bản đã sớm có những phát biểu mạnh mẽ và ra Nghị quyết phê phán hành vi hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc trong vùng thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và mong muốn Nhật Bản tiếp tục lên tiếng, ủng hộ lập trường của Việt Nam về tuân thủ luật pháp quốc tế, bảo đảm tự do, an toàn hàng hải và thương mại, không để hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực bị đe dọa.[12] Ngày 4 tháng 8 năm 2014, ông đã cám ơn và đánh giá cao việc Thượng viện Hoa Kỳ đã ra Nghị quyết phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; đánh giá cao tuyên bố của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry về vấn đề biển Đông.[13]

Vào lần kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 ông đã chủ trì tiệc chiêu đãi đãi mừng Quốc khánh tại trụ sở Liên Hợp Quốc.[14] Ngày 3 tháng 9 năm 2015 theo giờ Việt Nam sau khi dự Hội nghị Thượng đỉnh các Chủ tịch Quốc hội thế giới lần thứ 4 ông chính thức thăm Hoa Kỳ.[15]

Ngày 30/03/2016, Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết về việc miễn nhiệm chức danh Chủ tịch Quốc hội đối với ông, sau đó ông được nghỉ hưu theo chế độ. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân được đề cử làm Chủ tịch Quốc hội. Ngày 31 tháng 3 năm 2016, bà Nguyễn Thị Kim Ngân được bầu làm Chủ tịch Quốc hội thay ông Nguyễn Sinh Hùng.[16] Trong nhiệm kỳ ông có phát ngôn gây tranh cãi: "Quốc hội tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu chứ đòi kỉ luật ai?"; "Nếu cách chức hết thì lấy ai làm việc"[17]

Quan điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Về tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN VN (điều 88), Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng cho ý kiến: " Tôi nói thật là ta phát biểu nhiều khi cũng vi phạm, bắt cũng được đấy. Nói như vậy để thấy là không thể để một cái tội chống nhà nước quy định chung chung như vậy, muốn bắt ai thì bắt, đâu có được".[18]

Nghỉ hưu

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi nghỉ hưu ông ít xuất hiện trước công chúng. Ngày 19 tháng 7 năm 2017, tại Nhà Quốc hội Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trao Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng cho ông.[19]

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Con trai ông Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Sinh Nhật Tân, được bổ nhiệm làm thứ trưởng Bộ Công Thương ngày 10.9.2021.[1]

Khen thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Huân chương Lao động hạng Nhất (2002)[cần dẫn nguồn]
  • Huân chương Itsara hạng Nhất của Lào (năm 2007)[cần dẫn nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Con trai Nguyễn Sinh Hùng được sắp ghế thứ trưởng Bộ Công Thương, Người Việt, 11.9.2021
  2. ^ “Ông Nguyễn Sinh Hùng nhậm chức Chủ tịch Quốc hội”. Dân trí. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2011.
  3. ^ Tiểu sử tóm tắt trên trang chinhphu.vn
  4. ^ Thủa hàn vi của tân Chủ tịch Quốc hội qua ký ức hàng xóm, bè bạn "Nam Phong - Huyền Anh", cập nhật 24/7/2011, Giáo dục Việt Nam
  5. ^ Tiểu sử tóm tắt của đồng chí Nguyễn Sinh Hùng, Tiền Phong Online cập nhật 19/1/2011 theo Thông tấn xã Việt Nam
  6. ^ Thủ tướng Chính phủ (2002). “Quyết định Số: 864/QĐ-TTg Về việc thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng nhà Quốc hội”. Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2020.
  7. ^ Văn phòng Chính phủ (2007). “Thông báo số 190/TB-VPCP: Ý kiến của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng tại cuộc họp của Ban chỉ đạo xây dựng Nhà Quốc hội”. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2020.
  8. ^ Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng nói về "Vinashin mới", báo Lao động cập nhật 22/10/2010 theo Vneconomy, bài gốc của Nguyên Hà Lưu trữ 2011-01-19 tại Wayback Machine
  9. ^ 91,4% phiếu bầu ông Nguyễn Sinh Hùng làm Chủ tịch Quốc hội Tư Khương 23/07/2011 08:08 báo Giáo dục Việt Nam
  10. ^ “Ngày mai (20/5) khai mạc kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XIII”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. ngày 19 tháng 5 năm 2014.
  11. ^ “.: VGP News:. Chủ tịch Quốc hội ký chứng thực Hiến pháp BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM”. Truy cập 3 tháng 6 năm 2014.
  12. ^ “Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng tiếp Đoàn ĐB Ủy ban Ngân sách Hạ viện Nhật Bản”. Cổng thông tin Điện tử Quốc hội. ngày 28 tháng 7 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2022.
  13. ^ “Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng tiếp Đoàn Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ”. Cổng thông tin Điện tử Quốc hội. ngày 4 tháng 8 năm 2014.
  14. ^ “Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chủ trì tiệc chiêu đãi đãi mừng Quốc khánh tại trụ sở Liên Hợp Quốc”. Cổng thông tin Điện tử Quốc hội. ngày 2 tháng 9 năm 2015.
  15. ^ “Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng bắt đầu thăm chính thức Hoa Kỳ”. Báo Hà Tĩnh. ngày 3 tháng 9 năm 2015.
  16. ^ “Miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng”.
  17. ^ “Quốc hội quyết định sai thì nhận khuyết điểm chứ không kỷ luật được”. Báo Thanh Niên. 11 tháng 4 năm 2014.
  18. ^ “Không để "tội chung chung muốn bắt ai thì bắt"”. Thanh Niên Online. ngày 15 tháng 9 năm 2015.
  19. ^ “Trao Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng cho nguyên CTQH Nguyễn Sinh Hùng”. VOV. ngày 19 tháng 7 năm 2017.

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Vinashin
  • Kinh tế Việt Nam
  • Danh sách Phó Thủ tướng Việt Nam

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Nguyễn Sinh Hùng. Wikiquote có sưu tập danh ngôn về: Nguyễn Sinh Hùng
  • Tiểu sử đồng chí Nguyễn Sinh Hùng Lưu trữ 2013-10-30 tại Wayback Machine
  • Tiểu sử tóm tắt của đồng chí Nguyễn Sinh Hùng
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng đắc cử Chủ tịch Quốc hội
  • x
  • t
  • s
Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Việt Nam
  • Nguyễn Văn Tố (1946)
  • Bùi Bằng Đoàn (1946–1955)
  • Tôn Đức Thắng (1955–1960)
  • Trường Chinh (1960–1981)
  • Nguyễn Hữu Thọ (1981–1987)
  • Lê Quang Đạo (1987–1992)
  • Nông Đức Mạnh (1992–2001)
  • Nguyễn Văn An (2001–2006)
  • Nguyễn Phú Trọng (2006–2011)
  • Nguyễn Sinh Hùng (2011–2016)
  • Nguyễn Thị Kim Ngân (2016–2021)
  • Vương Đình Huệ (2021–2024)
  • Trần Thanh Mẫn (2024–)
  • x
  • t
  • s
Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam Việt Nam
  • Phạm Văn Đồng (1945–1946)
  • Lê Văn Hiến (1946–1958)
  • Hoàng Anh (1958–1965)
  • Đặng Việt Châu (1965–1974)
  • Cao Văn Bổn¹ (1969–1972)
  • Đào Thiện Thi (1974–1977)
  • Dương Kỳ Hiệp¹ (1975–1976)
  • Hoàng Anh (1977–1982)
  • Chu Tam Thức (1981–1986)
  • Vũ Tuân (1986–1987)
  • Hoàng Quy (1987–1992)
  • Hồ Tế (1992–1996)
  • Nguyễn Sinh Hùng (1996–2006)
  • Vũ Văn Ninh (2006–2011)
  • Vương Đình Huệ (2011–2013)
  • Đinh Tiến Dũng (2013–2021)
  • Hồ Đức Phớc (2021–)
  • In nghiêng: Quyền bộ trưởng
  • ¹ Bộ trưởng Cộng hòa Miền Nam Việt Nam
  • x
  • t
  • s
Ủy viên Bộ Chính trị khóa X
  • Nông Đức Mạnh
  • Nguyễn Minh Triết
  • Nguyễn Tấn Dũng
  • Nguyễn Phú Trọng
  • Lê Hồng Anh
  • Trương Tấn Sang
  • Phạm Gia Khiêm
  • Phùng Quang Thanh
  • Trương Vĩnh Trọng
  • Lê Thanh Hải
  • Nguyễn Sinh Hùng
  • Nguyễn Văn Chi
  • Hồ Đức Việt
  • Phạm Quang Nghị
  • Tô Huy Rứa
  • I
  • II
  • III
  • IV
  • V
  • VI
  • VII
  • VIII
  • IX
  • X
  • XI
  • XII
  • XIII
  • x
  • t
  • s
Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI
  • Lê Hồng Anh
  • Nguyễn Tấn Dũng
  • Ngô Văn Dụ
  • Lê Thanh Hải
  • Nguyễn Sinh Hùng
  • Đinh Thế Huynh
  • Phạm Quang Nghị
  • Tòng Thị Phóng
  • Nguyễn Xuân Phúc
  • Trần Đại Quang
  • Tô Huy Rứa
  • Trương Tấn Sang
  • Phùng Quang Thanh
  • Nguyễn Phú Trọng
  • Bầu bổ sung (tháng 5 năm 2013): Nguyễn Thị Kim Ngân
  • Nguyễn Thiện Nhân
  • I
  • II
  • III
  • IV
  • V
  • VI
  • VII
  • VIII
  • IX
  • X
  • XI
  • XII
  • XIII
Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata
  • VIAF: 33078009
  • WorldCat Identities (via VIAF): 33078009

Từ khóa » Tiểu Sử đồng Chí Nguyễn Sinh Hùng