Nguyễn Sinh Nhật Tân Sinh Nam Bảo Nhiều - Là Gì - Ai Vậy - Ở đâu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 10.9, bổ nhiệm ông Nguyễn Sinh Nhật Tân, Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương), giữ chức Thứ trưởng Bộ Công thương.

Trước khi đứng đầu Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, ông Nguyễn Sinh Nhật Tân từng giữ chức Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Công thương.

Ông Nguyễn Sinh Nhật Tân là con trai ông Nguyễn Sinh Hùng, nguyên Chủ tịch Quốc hội.

Trước khi ông Tân được bổ nhiệm vào hôm nay, Bộ Công thương có 3 thứ trưởng, gồm các ông Đỗ Thắng Hải, Trần Quốc Khánh và Đặng Hoàng An.

Trước đó, từ ngày 1.9, Thứ trưởng Cao Quốc Hưng đã nghỉ hưu.

Kể từ khi được sáp nhập lại từ các bộ Công nghiệp và Thương mại từ năm 2010 đến nay, Bộ Công thương thường có từ 5 thứ trưởng trở lên.

Tin liên quan

Ông Nguyễn Sinh Nhật Tân (bên trái) nhận quyết định Thứ trưởng Bộ Công Thương. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Chiều ngày 13/9, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã trao Quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Công Thương cho ông Nguyễn Sinh Nhật Tân (Quyết định do Thủ tướng ký ban hành ngày 10/9/2021.)

[Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Công Thương]

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đánh giá ông Nguyễn Sinh Nhật Tân là cán bộ đã được đào tạo bài bản. Ông là Cử nhân Luật Quốc tế (Đại học Luật Hà Nội); Thạc sỹ Luật Thương mại (Đại học RMIT Australia); Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp; Trình độ quản lý nhà nước: Chuyên viên cao cấp.

Trước khi được bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng, ông Nguyễn Sinh Nhật Tân đã có hơn 20 năm công tác tại Bộ Công Thương (từ Bộ Thương mại cũ) và từng kinh qua các vị trí, từ chuyên viên, Phó trưởng phòng WTO thuộc Vụ Chính sách thương mại đa biên rồi đến Phó Vụ trưởng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tin tưởng tân Thứ trưởng sẽ tiếp tục phát huy những ưu điểm, thành tích đã có đồng thời giữ vững phẩm chất chính trị, bản lĩnh vững vàng, không ngừng nỗ lực phấn đấu, rèn luyện, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ để giúp Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó.

Tại buổi lễ, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân khẳng định sẽ luôn nỗ lực hết mình, phát huy năng lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ, đóng góp vào thành công chung của ngành Công Thương./.

Trước mắt, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân sẽ đảm nhận các công việc của Thứ trưởng Cao Quốc Hưng - người vừa nhận quyết định nghỉ hưu từ 1/9/2021.

Ông Tân sẽ chỉ đạo công tác trong lĩnh vực kế hoạch, đầu tư, nghiên cứu khoa học, công nghệ, đào tạo; công nghiệp… và phụ trách quan hệ song phương và phát triển thị trường, các vấn đề liên quan đến xử lý tranh chấp thương mại và chống bán phá giá, chống trợ cấp ở nước ngoài đối với hàng hóa Việt Nam tại một số thị trường.

Đức Duy (Vietnam+)

Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Sinh Nhật Tân giữ chức Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương).

Quyết định bổ nhiệm của Thủ tướng đối với ông Nguyễn Sinh Nhật Tân. Ảnh: Phan Chính

Cụ thể, tại Quyết định 1556/QĐ-TTg ngày 14/11, Thủ tướng bổ nhiệm ông Nguyễn Sinh Nhật Tân, phụ trách Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng giữ chức vụ Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng thuộc Bộ Công Thương.

Ông Nguyễn Sinh Nhật Tân chính thức được bổ nhiệm Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương). Ảnh: internet

Trước đó hồi đầu năm nay, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã điều động và giao phụ trách trong thời gian báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét bổ nhiệm chức vụ Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đối với ông Nguyễn Sinh Nhật Tân, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế, và điều động ông Nguyễn Anh Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách công nghiệp; Phó Viện trưởng, Hàm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương giữ chức Vụ trưởng Vụ Pháp chế thay cho ông Tân.

Được biết ông Nguyễn Sinh Nhật Tân là con trai của nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.

01, Tháng 01, 1970 | 08:00

01, Tháng 01, 1970 | 08:00

01, Tháng 01, 1970 | 08:00

  • 15, Tháng 04, 2022 | 14:00

  • 19, Tháng 04, 2022 | 19:35

  • 18, Tháng 04, 2022 | 09:00

  • 16, Tháng 04, 2022 | 08:37

  • 21, Tháng 04, 2022 | 18:10

21, Tháng 04, 2022 | 06:10

21, Tháng 04, 2022 | 06:10

21, Tháng 04, 2022 | 06:10

21, Tháng 04, 2022 | 06:10

21, Tháng 04, 2022 | 06:10

21, Tháng 04, 2022 | 06:10

21, Tháng 04, 2022 | 06:10

Nguyễn Sinh Hùng (sinh ngày 18 tháng 1 năm 1946) là một chính khách người Việt Nam. Ông nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X, XI, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam khóa XIII giai đoạn (2011-2016), Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia Việt Nam,[1] Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ thời kỳ (2006-2011) trong Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Nguyễn Sinh Nhật Tân Sinh Nam Bảo nhiềuNguyễn Sinh Hùng

Nguyễn Sinh Hùng năm 2014

Chức vụ

Nguyễn Sinh Nhật Tân Sinh Nam Bảo nhiềuChủ tịch Quốc hội Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nhiệm kỳ23 tháng 7 năm 2011 – 30 tháng 3 năm 20164 năm, 251 ngàyTiền nhiệmNguyễn Phú TrọngKế nhiệmNguyễn Thị Kim NgânVị tríNguyễn Sinh Nhật Tân Sinh Nam Bảo nhiều Việt NamPhó Chủ tịch
  • Nguyễn Thị Kim Ngân
  • Huỳnh Ngọc Sơn
  • Tòng Thị Phóng
  • Uông Chu Lưu

Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc giaBí thư Đảng đoàn Quốc hội

Nhiệm kỳ23 tháng 7 năm 2011 – 30 tháng 3 năm 20164 năm, 251 ngàyTiền nhiệmNguyễn Phú TrọngKế nhiệmNguyễn Thị Kim NgânVị tríNguyễn Sinh Nhật Tân Sinh Nam Bảo nhiều Việt Nam

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ

Nhiệm kỳ28 tháng 6 năm 2006 – 25 tháng 7 năm 20115 năm, 27 ngàyThủ tướngNguyễn Tấn DũngTiền nhiệmNguyễn Tấn DũngKế nhiệmNguyễn Xuân PhúcVị tríNguyễn Sinh Nhật Tân Sinh Nam Bảo nhiều Việt Nam

Ủy viên Bộ Chính trị

Nhiệm kỳ25 tháng 4 năm 2006 – 27 tháng 1 năm 20169 năm, 277 ngàyTiền nhiệmNguyễn Văn AnKế nhiệmVương Đình Huệ

Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam

Nhiệm kỳ6 tháng 11 năm 1996 – 28 tháng 6 năm 20069 năm, 234 ngàyTiền nhiệmHồ TếKế nhiệmVũ Văn Ninh

Đại biểu Quốc hội khóa X, XI, XII, XIII

Nhiệm kỳ20 tháng 9 năm 1997 – 30 tháng 3 năm 201618 năm, 192 ngày

Phó Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ

Nhiệm kỳ28 tháng 6 năm 2006 – 25 tháng 7 năm 20115 năm, 27 ngàyTiền nhiệmNguyễn Tấn DũngKế nhiệmNguyễn Xuân Phúc

Thông tin chung

Sinh18 tháng 1, 1946 (76 tuổi)Nam Đàn, Nghệ An, Liên Bang Đông DươngNơi ởSố 7B Nguyễn Gia Thiều, Hà Nội.Tôn giáokhôngĐảng pháiĐảng Cộng sản Việt NamGia quyếnNguyễn Sinh Khang (em trai)Con cáiNguyễn Sinh Nhật Tân (trai)Học vấnTiến sĩ Kinh tế

Nguyễn Sinh Hùng sinh ngày 18 tháng 1 năm 1946, thuộc dòng họ Nguyễn Sinh ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An[2] trong gia đình có năm người con. Ông học cấp 1 và 2 ở Nam Đàn, sau đó ra Hà Nội học cấp 3 tại trường Trường Trung học phổ thông Việt Đức. Gia đình ông một thời sống tại 54 Phố Huế Hà Nội[3]. Ông từng là sinh viên Đại học Tài chính và Kế toán (nay là Học viện Tài chính) (1966-1970).

Ngày 1 tháng 1 năm 1972, ông được tuyển dụng làm cán bộ của Ngân hàng Kiến thiết Trung ương, Bộ Tài chính.[4]

Nguyễn Sinh Hùng gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 26 tháng 5 năm 1977, chính thức vào 26 tháng 5 năm 1978.

Năm 1978 đến 1982, ông đi học nghiên cứu sinh tiến sĩ về Kinh tế tại Bungari, Bí thư Chi bộ khối Kinh tế khóa nghiên cứu sinh người Việt tại Bungari.

Từ tháng 10 năm 1986 đến tháng 1 năm 1990, ông Nguyễn Sinh Hùng là Chánh văn phòng Kho bạc Nhà nước, Bộ Tài chính.

Năm 1990, ông giữ chức Cục trưởng Cục Kho Bạc Nhà nước, nay là Kho Bạc Nhà nước Việt Nam.

Tháng 10 năm 1992, ông được bổ nhiệm làm Phó Bí thư Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tài chính.

Tháng 6 năm 1996, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt Nam, được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và giữ cương vị này liên tiếp các khoá VIII, IX, X, XI. Đồng thời ông cũng là đại biểu Quốc hội khóa X, XI, XII, XIII. Tại Đại hội Đảng lần thứ X, XI ông đều được bầu vào Bộ Chính trị.

Tháng 11 năm 1996, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX, được Quốc hội phê chuẩn giữ chức Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Ngày 28 tháng 6 năm 2006, ông được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn bổ nhiệm làm Phó Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, theo đề xuất của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đảm nhiệm các công việc chung trong hệ thống điều hành công việc của Chính phủ. Được giao trọng trách đảm nhận những công việc khi Thủ tướng đi vắng hoặc được Thủ tướng ủy quyền.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng cũng làm Trưởng ban Chỉ đạo tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) sau khi vụ Vinashin bị phanh phui làm ăn sai trái nợ 5 tỷ USD không có khả năng thanh toán. Phát biểu với báo giới tháng 10 năm 2010, ông nói: chậm nhất là đầu tháng 11 này, sẽ là một "Vinashin mới".[5]

Ngày 23 tháng 7 năm 2011 ông được quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (2011-2016) với 91,4% phiếu bầu (tỷ lệ 457/497 đại biểu đồng ý). Phát biểu tại lễ nhận chức vụ mới, ông Hùng nói: "Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII sẽ luôn nâng cao trình độ, kiên quyết phòng chống quan liêu, chống tham nhũng, lãng phí, gắn bó và lắng nghe ý kiến của nhân dân, thực sự đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân".[6]

Ngày 30/03/2016, Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết về việc miễn nhiệm chức danh Chủ tịch Quốc hội đối với ông, sau đó ông được nghỉ hưu theo chế độ. Kế nhiệm ông là Nguyễn Thị Kim Ngân.[7]

  • Huân chương Lao động hạng Nhất (2002)[cần dẫn nguồn]
  • Huân chương Itsara hạng Nhất của Lào (năm 2007)[cần dẫn nguồn]

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Thủ tướng Ấn Độ Shri Pranab Mukherjee, năm 2014

Về tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN VN (điều 88), Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng cho ý kiến: " Tôi nói thật là ta phát biểu nhiều khi cũng vi phạm, bắt cũng được đấy. Nói như vậy để thấy là không thể để một cái tội chống nhà nước quy định chung chung như vậy, muốn bắt ai thì bắt, đâu có được".[8]

"Quốc hội tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu chứ đòi kỉ luật ai?"[9]

  1. ^ “Ông Nguyễn Sinh Hùng nhậm chức Chủ tịch Quốc hội”. Dân trí. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2011.
  2. ^ Tiểu sử tóm tắt trên trang chinhphu.vn
  3. ^ Thủa hàn vi của tân Chủ tịch Quốc hội qua ký ức hàng xóm, bè bạn "Nam Phong - Huyền Anh", cập nhật 24/7/2011, Giáo dục Việt Nam
  4. ^ Tiểu sử tóm tắt của đồng chí Nguyễn Sinh Hùng, Tiền Phong Online cập nhật 19/1/2011 theo Thông tấn xã Việt Nam
  5. ^ Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng nói về "Vinashin mới", báo Lao động cập nhật 22/10/2010 theo Vneconomy, bài gốc của Nguyên Hà
  6. ^ 91,4% phiếu bầu ông Nguyễn Sinh Hùng làm Chủ tịch Quốc hội Tư Khương 23/07/2011 08:08 báo Giáo dục Việt Nam
  7. ^ “Miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng”.
  8. ^ “Không để "tội chung chung muốn bắt ai thì bắt"”. Thanh Niên Online. ngày 15 tháng 9 năm 2015.
  9. ^ “Quốc hội quyết định sai thì nhận khuyết điểm chứ không kỷ luật được”. Báo Thanh Niên. 11 tháng 4 năm 2014.

  • Vinashin
  • Kinh tế Việt Nam
  • Danh sách Phó Thủ tướng Việt Nam
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Nguyễn Sinh Hùng.
Wikiquote có sưu tập danh ngôn về:

Nguyễn Sinh Hùng

  • Tiểu sử đồng chí Nguyễn Sinh Hùng Lưu trữ 2013-10-30 tại Wayback Machine
  • Tiểu sử tóm tắt của đồng chí Nguyễn Sinh Hùng
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng đắc cử Chủ tịch Quốc hội

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Nguyễn_Sinh_Hùng&oldid=68482317”

Từ khóa » Tiểu Sử ông Nguyễn Sinh Nhật Tân Sinh Năm Bao Nhiêu