Nguyên Tắc Bảo đảm Quyền Bất Khả Xâm Phạm Về Thân Thể Của Công ...
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, các quốc gia trên thế giới nói chung và đất nước Việt Nam nói riêng đã cũng có những quy định về bảo đảm các quyền này và đưa ra các chế tài nhằm giáo dục, răn đe cũng với đó cũng đã có những quy định để bảo vệ các quyền cơ bản của công dân. Vậy, các nội dung của nguyên tắc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân trong pháp luật hình sự và tố tụng hình sự được thể hiện như thế nào? Trong bài viết này chúng tôi sẽ làm rõ những vấn đề này dựa trên pháp luật.
Nội dung của nguyên tắc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân trong pháp luật hình sự
Hiện nay, theo quy định của pháp luật thì nguyên tắc bất khả xâm phạm về thân thể của công dân là một trong những quyền rất cơ bản của công dân được quy định trong pháp luật hình sự bảo vệ. Bộ luật tố tụng hình sự mới nhất bảo vệ công dân và không một công dân nào bị bắt nếu không có quyết định của tòa án hoặc quyết định phê chuẩn của viện kiểm sát nhân dân trừ các trường hợp phạm tội quả tang, các cơ quan tiến hành tố tụng khi thực hiện việc bắt người và giam giữ người phải đúng theo các thủ tục trình tự theo luật định. Mọi hình thức khi các cơ quan tiến hành tố tụng truy bức, nhục hình và xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân đều bị xử lý nghiêm và trừng trị theo quy định của pháp luật.
Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm, bảo vệ và đảm bảo thực hiện quyền bất khả xâm phạm về thân thể luôn được chú trọng được thể hiện trong các nguyên tắc cơ bản của nhiều văn bản pháp luật khác nhau như bộ luật cao nhất nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hiến pháp năm 2013, bộ luật dân sự năm 2015, bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Qua đó, sẽ bảo đảm được các quyền về con người của công dân nhằm nâng cao hiệu quả trong thực tế xã hội tránh được những sai phạm những nguyên tắc nhằm bảo vệ thân thể của công dân không bị ai xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
Các quyền về bất khả xâm phạm về thân thể công dân đã được quy định cụ thể trong Hiến pháp Việt Nam năm 2013 có quy định về là mọi người ai cũng đều bình đẳng trước pháp luật có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân.
Theo quy định cũng nêu rõ là mọi công dân sẽ không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định.
Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của pháp luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm hoặc được sự đồng ý của người giám hộ theo quy định của pháp luật.
Hơn nữa, tại Bộ luật tố tụng hình sự mới nhất hiện nay cũng quy định rất cụ thể là mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc các cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền đang giải quyết vụ án hình sự thực hiện việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, việc bắt, tạm giữ, tạm giam người phải theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành. Nghiêm cấm các cơ quan tiến hành tố tụng dùng hình thức bạo lực tra tấn, bức cung, dùng nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khỏe của con người
Như vậy nội dung của nguyên tắc này là :
– Chỉ được áp dụng các biện pháp tố tụng trong trường hợp thật sự cần thiết và theo đúng quy định của pháp luật.
Phân tích nội dung của nguyên tắc
Mọi quy định của pháp luật đều nhằm bảo vệ các quyền của công dân, nhằm đảm bảo cho công dân được thực hiện một cách tốt nhất những quyền mà mình có.Tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân là một trong những nguyên tắc cơ bản để đảm bảo quyền công dân, nhiều thể hiện cụ thể của nguyên tắc này đã được quy định thành những nguyên tắc khác trong tố tụng hình sự trong đó có nguyên tắc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
Thứ nhất, Tôn trọng quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, Nhà nước quy định chỉ trong trường hợp phạm tội quả tang thì công dân mới bị bắt. Trong các trường hợp khác nếu muốn bắt giữ một người chỉ khi có quyết định của Tòa Án hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm Sát. Từ quy định này đồng nghĩa với việc Nhà Nước đã trao cho Tòa án và Viện Kiểm Sát quyền được ra quyết định bắt người.
Thứ hai, Việc bắt và giam giữ người phải theo quy định của bộ luật này. Bên cạnh việc yêu cầu về thẩm quyền ra quyết định bắt người và trường hợp đặc biệt được bắt khi chưa có lệnh bắt thì luật còn quy định về trình tự, thủ tục tiến hành chặt chẽ. Khi tiến hành bắt và giam giữ một ai đó thì phải tuân theo những quy trình đã được pháp luật quy định , làm trái hay thiếu xót một trình tự thì việc bị bát và giam giữu người ấy sẽ là hành vi trái pháp luật và nếu dẫn tới hậu quả nghiêm trọng có thể bị xử lí về hình sự.
Thứ ba, Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình. Khi một người bị bắt hay giam giữ thì quyền công dân hay các quyền cơ bản khác của con người vẫn được pháp luật bảo vệ và yêu các cá nhân, tổ chức khác tôn trọng. Do đó mọi hình thức truy bức, nhục hình đối với người bị bắt, giam giữ đều bị nghiêm cấm và nếu trong trường hợp dẫm tới hậu quả nghiêm trọng thì người có hành vi đó có thể xử lí về hình sự để đảm bảo tính răn đe của pháp luật.Và theo qui định của Hiến pháp và Bộ luật TTHS thì bất kỳ người nào, bao gồm cả những người đang thi hành công vụ. Không được xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của công dân. Không được xâm phạm đến thân thể, sức khỏe, tính mạng của công dân.
Khi người dân vi phạm hành chính hay vi phạm luật hình sự, khi đang bị tạm giữ, tạm giam, đang là tù nhân. Nghiêm cấm những người thi hành công vụ xúc phạm, xâm phạm nhân phẩm, danh dự, thân thể, sức khỏe, tính mạng của họ. Nghiêm cấm người thi hành công vụ truy bức, nhục hình với những đang bị tạm giam, tạm giữ, tù nhân.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155
Ví dụ: quy định tại Điều 113 theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định những người có quyền ra lệnh bắt bị cáo, bị can để tạm giam như sau:
” Những người sau đây có quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam:
a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;
b) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
c) Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.
Xử lý trường hợp gây tai nạn giao thông nhưng không bồi thường2. Lệnh bắt, quyết định phê chuẩn lệnh, quyết định bắt phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị bắt; lý do bắt và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.
Người thi hành lệnh, quyết định phải đọc lệnh, quyết định; giải thích lệnh, quyết định, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt; giao lệnh, quyết định cho người bị bắt.
Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người khác chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc, học tập phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người.
3. Không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã.”
Ví dụ cụ thể trong thực tiễn.
Trong một khu phố A, Có Bà M và ông B luôn xảy ra mâu thuẫn xích mích với nhau từ trước đến nay. Ngày mùng 20 tháng năm năm 2020 nhà bà M bị trộm mất cái tivi mới mua. Sau khi xảy ra vụ việc bà M đã đến cơ quan công an xã, phường, thị trấn để trình báo với cơ quan công an. Trong vụ việc này thì bà M luôn khẳng định là ông B là người lấy cắp chiếc tivi nhà mình. Dựa vào những lời khai của bà M và những người hàng xóm có thấy ông B sáng có đi qua khu vực này thì công an xã đã ngay lập tức bắt giam ông B.
Như vậy kể cả khi đang thi hành công vụ thì việc khám người cũng phải được tiến hành theo quy định của pháp luật về thẩm quyền và thủ tục khi khám người. Không được phép tùy tiện làm ảnh hưởng đến quyền cơ bản của công dân và để đảm bảo nguyên tắc trong tố tụng hình sự.
Việc quy định trong các văn bản pháp luật để đảm bảo về các quyền của con người không bị bất kỳ ai xâm phạm và sẽ bị trừng trị ngiêm minh theo quy định của pháp luật.
Từ khóa » Những Quyền Bất Khả Xâm Phạm Về Thân Thể
-
Bất Khả Xâm Phạm Là Gì? Quyền Bất Khả Xâm Phạm Về Thân Thể?
-
Quyền Bất Khả Xâm Phạm Về Thân Thể Theo Hiến Pháp Năm 2013
-
Ví Dụ Về Quyền Bất Khả Xâm Phạm Về Thân Thể - Luật Hoàng Phi
-
Công Dân Vi Phạm Quyền Bất Khả Xâm Phạm Về Thân Thể Khi
-
[PDF] I. Quy định Của HIến Pháp Năm 2013 Về Quyền Bất Khả Xâm Phạm ...
-
[PDF] 1. Quyền Sống, Quyền được Bảo đảm An Toàn Tính Mạng, Sức Khỏe ...
-
Bảo đảm Quyền Bất Khả Xâm Phạm Về Thân Thể Trong Tố Tụng Hình Sự ...
-
Luật đảm Bảo Quyền Tự Do Thân Thể Và Quyền Bất Khả Xâm Phạm đối ...
-
Công Dân Với Các Quyền Tự Do Cơ Bản, Trắc Nghiệm GDCD Lớp 12
-
Quyền Sống, được Tôn Trọng Về Nhân Phẩm Và Bất Khả Xâm Phạm Về ...
-
Quyền Bất Khả Xâm Phạm Về Thân Thể - Ngân Hàng Pháp Luật
-
Quyền Bất Khả Xâm Phạm Về Thân Thể Có Nghĩa Là - TopLoigiai
-
Luận Văn: Quyền Bất Khả Xâm Phạm Về Thân Thể Trong điều Tra Vụ án
-
Bảo đảm Quyền Bất Khả Xâm Phạm Về Thân Thể Của Công Dân Theo ...