NGUYÊN TẮC BỐ TRÍ THÉP DẦM MÓNG - Nhadepvilla
Có thể bạn quan tâm
Trong các giai đoạn thi công phần thô ngôi nhà thì phần Móng là khâu thi công đầu tiên, cũng là khâu khó kiểm soát chất lượng nhất. vì là phần ngầm sâu dưới đất nên khâu thiết kế và thi công khá phức tạp, để có một bộ móng chất lượng thì đòi hỏi đơn vị thi công phải chuẩn, các nguyên tắc bố trí thép dầm móng phải đúng theo TCXD.
Chính vì tính chất phức tạp đó, nên nhadepvilla sẽ giới thiệu và hướng dẫn mọi người chi tiết đầy đủ nhất về cách bố trí thép dầm, cũng như khâu thi công dầm móng cho nhà ở.
móng,dầm móng và nguyên tắc bố trí thép dầm móng
ĐỊNH NGHĨA DẦM MÓNG LÀ GÌ, DẦM MÓNG CÓ VAI TRÒ NHƯ THẾ NÀO TRONG NHÀ Ở.
Định nghĩa Dầm móng là gì
Dầm móng là 1 bộ phận của móng công trình, nó có tác dụng liên kết các chân móng lại với nhau để tạo thể thống nhất, nhằm giảm độ lún, sụt lún cho công trình.
Trong Móng Băng thì Dầm Móng được gắn liền với móng, khi đó các giằng móng có tác dụng liên kết các chân móng lại. trong một số trường hợp giằng móng có thể kết hợp với đà kiềng, một số thì tách riêng ra thành 2 loại khác nhau.
Vai trò và tầm quan trọng của dầm Móng
Dầm móng có vai trò cực kỳ quan trọng, đây là bộ phận chính chịu toàn bộ tải trọng của ngôi nhà truyền xuống, đồng thời phân bố tải trọng đó qua các vị trí của chân móng. Chính vì vậy khi thi công hoặc bố trí thép không đúng sẽ làm móng yếu và giảm đi sức chịu tải. Để đảm bảo sự truyền tải đúng theo tính toán của các kỹ sư thiết kế thì thi công cần phải theo nguyên tắc bố trí thép dầm móng thật chính xác, đúng và đủ.
Về nguyên tắc truyền tải: mái truyền vào dầm, sàn truyền vào dầm và dầm đi xuống cột, cột truyền vào móng và móng trung hòa tải vào nền đất. Như Vậy Móng là bộ phận cuối cùng chịu toàn bộ tải trọng của ngôi nhà trước khi truyền lực vào nền đất. Nên người ta vẫn thường truyền tai nhau câu” móng nhà có cứng thì nhà mới chắc và bền” điều này hoàn toàn đúng cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Kích thước dầm móng
Đối với các công trình nhà ở thấp tầng, nhà dân dụng thì loại móng được sử dụng là móng đơn hoặc móng băng.
Kích thước dầm móng thông thường là 300×700, chiều cao lớp chân bê tông móng là 100- 150. Đối với Móng bè chiều cao dầm móng thường cao 200mm.
Thi công dầm móng tại công trình nhà phố của nhadepvilla
NGUYÊN TẮC BỐ TRÍ THÉP DẦM MÓNG CHUẨN
Trước tiên cần kiểm tra số lượng thép, chủng loại thép được sử dụng trong dầm móng để có sự tính toán hợp lý, sau đó mới tiến hành các thao tác như gia công thép đai, gia công cốt thép dọc và ngang cho dầm.
Bước 1: kiểm tra chọn lựa thép dọc cho dầm móng
Đây là bước rất quan trọng bởi thép dọc chính là cốt thép chính chịu lực cho móng và công trình, kích thước thép chịu lực chính cho dầm móng có thể lên tới D32, tuy nhiên thực tế khi thi công thì các thép được chọn thường có đường kính ≤25mm, ≥ 18 bởi thuận tiện thi công, vận chuyển và dễ thao tác. Theo quy định trong kết cấu móng, dầm móng thì các loại thép chịu lực chính không chênh lệch nhau về kích thước đường kính quá lớn, số lượng thép cũng không qúa 3 loai thép, bởi khi lượng thép không đồng đều sẽ khiến bê tông cốt thép trong móng làm việc không được tối ưu.
Công tác gia công, chọn thép cho dầm móng
Bước 2: Kiểm tra lớp bảo vệ cho bê tông và thép.
Theo TCXD thì khoảng cách bê tông bảo vệ không được nhỏ hơn 20mm và chiều dày không được nhỏ hơn đường kính thép chịu lực.
Bước 3: nguyên tắc Bố trí thép dầm móng
Ta đếm đủ số lượng thép dọc, thép đai cần thiết rồi tiến hành thi công, đối với thép đầu Dầm ta cần phải uốn theo đúng kỹ thuật và bản vẽ thiết kế yêu cầu. Thép dọc trên, dưới và bên hông được bố trí cùng lượt và được cố định bởi các thép đai. lưu ý, theo TCXD thì đối với những dầm có kích thước ≥ 600 phải có thép bên hông, thép có đường kính d12mm, thép này chạy dài xuyên suốt cả dầm.
Thép dọc tại vị trí gối chịu lực cắt nên số lượng thép lớp trên phải nhiều hơn lớp dưới, chiều dài thép phải đạt 1 khoảng là L/4. Ở vị trí giữa Dầm chịu lực uốn nên thép dọc dưới bụng sẽ được bố trí nhiều hơn thép lớp trên.
Bước 4: kiểm tra khoảng cách giữa các thép dầm
Đối với thép dầm, theo TCXD thì khoảng cách tối thiểu giữa 2 cây thép dọc chịu lực là t ≥2d. ( trong đó d là đường kính của cây thép, t là khoảng cách giữa 2 cây thép) khoảng cách t cũng chính là khoảng cách lọt bê tông khi thao tác đổ bê tông cho dầm.
Kiểm tra khoảng cách các thép đai, đảo bảo đúng khoảng cách theo thiết kế, các thép đai phải thẳng và vuông góc với thép dọc, không được xiên xéo hay xô lệch…
Khoảng cách thép dầm móng
Bước 5: tại vị trí giao nhau của Dầm
Các dầm dọc và ngang phải đan xen nhau theo đứng thứ tự từng lớp, lớp trên đan lớp trên, lớp dưới với lớp dưới. Tại vị trí kết thúc dầm thép trên cần phải bẻ uốn xuống dưới 1 khoảng là 30d, khoảng này giúp cho lớp sắt dọc có lực bám tốt hơn với bê tông.
Đối với vị trí giao nhau giữa 2 dầm không cùng kích thước chiều cao, yêu cầu phải có thép vai bò hoặc thép đai đủ số lượng tính toán trong thiết kế.
THI CÔNG THÉP DẦM MÓNG TẠI nhadepvilla
Bước 1: kiểm tra hố móng
Kiểm tra hố móng và tiến hành vệ sinh sạch.Tránh tình trạng móng dơ bẩn khiến cho việc đổ bê tông không đạt.
Làm phẳng bề mặt hố móng, rồi tiến hành rải cát, đá mi 2,4…
Bước 2: lớp bê tông lót
Tiến hành đổ bê tông lót cho móng. Bằng lớp bê tông đá 4,6 mác 100 theo thiết kế.
Bước 3: thi công cốt thép cho móng và dầm móng
Bước 4: đóng cốt pha cho móng và Dầm móng
Trong 1 số trường hợp, cốp pha cho chân móng sẽ được xây quây bằng gạch thẻ
Bước 5: tiến hành kiểm tra sắt thép
Trong quá trình thao tác sắt thép, khả năng sắt thép bị sai lệch hay cong vênh là khó tránh khọi, vì vậy tại bước này, những vị trí sắt thép không đạt chuẩn hay thi công không đúng, sắt thép bị nghiêng hay xiên xéo sẽ phải chỉnh sửa lại theo đúng chuẩn kỹ thuật.
Sau đó tiến hành vệ sinh, xịt nước rửa sắt thép đảm bảo sạch sẽ để khi đổ bê tông đạt chất lượng cao nhất.
Bước 6: tiến hành đổ bê tông cho Dầm móng và móng
Bước 7: Tiến hành tưới nước và bảo dưỡng bê tông
Bước 8: Tháo ván khuân, cốp pha cho móng và dầm móng
Thi Công phần ngầm, bố trí thép dầm móng Dầm Móng
Thi công sắt thép, dầm móng
Công tác kiểm tra lại sắt thép dầm móng của nhadepvilla
PHẦN KẾT
Với kiến thức về nguyên tắc bố trí thép dầm móng trên đây, hi vọng các bạn có thể tự kiểm tra và giám sát cho nhà mình, đảm bảo các đội thợ, thầy thi công chuẩn, giúp cho móng đạt chất lượng và chịu tải tốt nhất có thể.
Mọi thông tin đóng góp vui lòng liên hệ
nhadepvilla@gmail.com
hotline : 090 363 2986 (vanluu)
xem thêm các bài viết.
CÔNG TÁC ĐỔ ĐÀ KIỀNG CHO BIỆT THỰ VILLA
CÁCH BỐ TRÍ THÉP SÀN 2 LỚP
Từ khóa » Bố Trí Thép Dầm Nhà 3 Tầng
-
Kinh Nghiệm Bố Trí Thép Dầm Nhà Dân Dụng Hợp Lý Trong Xây Dựng ...
-
Nguyên Tắc Bố Trí Thép Cột Nhà 3 Tầng đảm Bảo Chất Lượng
-
Nguyên Tắc Bố Trí Thép Dầm Cột Trong Xây Dựng - Thiết Kế Nhà đẹp
-
Cách Bố Trí Thép Dầm đúng Cách Khi Xây Nhà ống, Nhà Phố
-
Cách Bố Trí Thép Dầm Sàn Tầng 1 Nhà 2 Tầng Đúng Kỹ Thuật Tại ...
-
Nguyên Tắc Bố Trí Thép Dầm Trong Xây Dựng Mới Chuẩn Nhất 2022
-
Nguyên Tắc Và Kinh Nghiệm Bố Trí Thép Dầm - ODT.VN
-
Bản Vẽ Bố Trí Thép Móng, Cột, Dầm, Sàn Cho Nhà 1, 2, 3, 4 Tầng
-
Góc Tư Vấn: Cách Bố Trí Thép Dầm Trong Xây Dựng Dân Dụng
-
Nguyên Tắc & Cách Bố Trí Thép Dầm Theo Tiêu Chuẩn
-
Dầm Móng Là Gì? Nguyên Tắc Bố Trí Thép Dầm Móng Chuẩn Nhất
-
Nguyên Tắc, Cách Bố Trí Thép Dầm Cột Xây Dựng đúng Chuẩn - Meeyland
-
Nguyên Tắc Bố Trí Thép Dầm Trong Xây Dựng Dân Dụng 2021