Nguyên Tắc Cơ Bản I.P.M (trong Quản Lý Dịch Hại Tổng Hợp) - Bình Điền
Có thể bạn quan tâm
Định nghĩa: IPM là gì? “Quản lý dịch hại tổng hợp” là một hệ thống quản lý dịch hại mà trong khung cảnh cụ thể của môi trường và những biến động quần thể của các loài gây hại, sử dụng tất cả các kỹ thuật và biện pháp thích hợp có thể được, nhằm duy trì mật độ của các loài gây hại ở dưới mức gây ra những thiệt hại kinh tế.
Nguyên tắc của IPM. 1. Trồng cây khỏe: Chọn giống tốt, bón phân cân đối và chăm sóc hợp lý nhằm tạo tiền đề cho cây trồng sinh trưởng khỏe, có khả năng cho năng suất cao và đền bù lại những mất mát (lá, thân) do sâu hại hay tác nhân khác gây ra.
2. Bảo vệ thiên địch: Thiên địch là côn trùng có ích, sử dụng nguồn thức ăn chính là sâu hại do đó có tác dụng kìm hãm mật độ sâu hại một cách đáng kể. Thiên địch đã có sẵn trong tự nhiên và được bảo vệ bằng cách không phun thuốc BVTV lên đồng ruộng.
3. Thường xuyên thăm đồng hàng tuần: Quan sát sự sinh trưởng của cây trồng để có biện pháp tác động thích hợp (nước, phân…) giúp cây trồng phát triển tốt. Điều tra mật độ sâu hại và thiên địch để đánh giá mức độ cân bằng của chúng nhằm giúp đề ra quyết định xử lý thích hợp.
4. Nông dân trở thành chuyên gia: Chuyên gia nghĩa là tinh thông trong lĩnh vực nào đó. Huấn luyện nông dân trở thành chuyên gia tức là nông dân đã am tường về canh tác lúa và quản lý tổng hợp dịch hại. Họ có khả năng ứng dụng thành công quản lý dịch hại tổng hợp trên đồng ruộng và hướng dẫn cho nhiều nông dân khác cùng làm theo. Nguyên tắc này mang tính xã hội và tính cộng đồng.
Chú ý: IPM không phải là một quy trình mà các nhà kỹ thuật chỉ cần khuyến cáo cho nông dân thực hiện là xong, vấn đề là phải chuyển giao cho nông dân các kỹ năng, phương pháp để giải quyết những khó khăn, tự đưa ra những quyết định đúng đắn cho ruộng vừơn của mình.
Có 5 biện pháp cơ bản trong IPM 1. Biện pháp canh tác kỹ thuật – Thời vụ: Bố trí thời vụ hợp lý, thời vụ gieo trồng cần phải theo khuyến cáo của cán bộ khuyến nông. Bố trí công thức luân canh cây trồng hợp lý và nên luân canh với cây khác họ như lứa rau thứ nhất trồng các loại rau ăn lá, ăn bông (cải ..), lứa rau thứ hai trồng đậu và lứa rau thứ ba trồng dưa để luân canh và tận dụng chà le, màng phủ… – Vệ sinh đồng ruộng: Loại bỏ các cây (hoặc các phần cây) bị nhiễm bệnh trên đồng ruộng, thu gom tập trung và và xử lý sẽ giúp ngắn ngừa sự lan truyền của các tác nhân gây bệnh tới các cây khỏe. – Xử lý đất: Phơi ải, ngâm ruộng để diệt mầm bệnh và nhộng, sâu ở trong đất. – Tỉa cành tạo tán: – Tỉa bỏ lá già, sâu bệnh, dọn sạch cỏ dại trong ruộng rau để tạo sự thông thoáng. – Luân canh: Thay đổi cơ cấu cây trồng trong năm. – Xen canh: Có nghĩa là trồng cùng lúc hai hoặc nhiều hơn hai cây trên cùng một ruộng (còn gọi là trồng hỗn hợp hay trồng nhiều loại cây) để hạn chế sự truyền lan từ cây này sang cây khác hoặc sâu hại khó tìm ra cây chủ và một số cây trồng xen bài tiết ra các hoá chất hoặc mùi khó chịu ngăn ngừa các côn trùng xâm nhập. – Bẩy côn trùng: Sử dụng các loại bẫy bả như bẫy chua ngọt, bẫy dính, bẫy pheromone để bắt côn trùng trưởng thành. – Dùng lưới chắn côn trùng và sử dụng màng phủ đất để hạn chế cỏ dại và một số dịch bệnh trong đất. – Kiểm tra đồng ruộng phát hiện và phòng trừ kịp thời khi bệnh chớm phát (khi nấm mới xâm nhiễm) và sâu còn nhỏ (sâu tuổi 1 đến tuổi 3). – Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi thật cần thiết và cần phải theo nguyên tắc 4 đúng đó là đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng và đúng cách theo hướng dẫn của Trạm BVTV trên địa bàn./. – Sử dụng thực tiễn canh tác có liên quan tới sản xuất cây trồng, hạn chế tối đa môi trường sống và sinh sản của các loài dịch hại, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho cây trồng phát triển khỏe, có sức chống dịch hại cao.
2. Biện pháp sử dụng giống Sử dụng các loại giống mà khi dịch hại tấn công thường ít hay không gây ảnh hưởng thiệt hại về mặt kinh tế.
a) Giống – kỹ thuật trồng: – Chọn giống có thời vụ gieo trồng quanh năm, chống chịu sâu bệnh, sạch bệnh, không lép lửng và được thị trường ưa chuộng. – Gieo ươm cây con bằng khay, bầu để tạo cây con khỏe mạnh và rút ngắn thời gian hiện diện cây trên đồng ruộng để giảm áp lực sâu bệnh trong thời điểm thu hoạch và gần cuối vụ. – Mật độ trồng nên theo đúng khuyến cáo ghi trên bao bì không trồng dày vừa tốn giống, vừa làm tăng số lượng côn trùng gây hại nhưng nếu quá thưa sẽ lãng phí đất và làm tăng chi phí tưới nước, phòng trừ cỏ dại.
b) Quản lý nước: – Biện pháp quan trọng nhất là đảm bảo thoát nước để giữ cho đất quanh rễ không bị úng nước nhằm ngăn ngừa thối rễ là trồng cây trên luống đã được tôn cao có thể cũng giúp làm giảm độ ẩm của đất. Nếu đất quá ẩm hãy đào rãnh sâu hơn độ sâu của bộ rễ để giúp cho việc thoát nước được dễ dàng hơn. – Giữ cho tán lá được khô cũng rất quan trọng vì các vật liệu nhiễm bệnh hoặc dịch khuẩn của các tác nhân gây bệnh có trong nước sẽ lan truyền từ lá cây nhiễm bệnh tới lá cây khỏe qua các gọi nước và các nấm gây bệnh cần nước để nảy mầm và xâm nhập vào lá. – Tưới phun mưa sẽ rửa trôi sâu non khỏi lá và bị dìm chết. Ngăn cản trưởng thành giao phối, đẻ trứng thì tưới phun mưa vào buổi chiều (sâu tơ) hoặc vào khoảng 22 giờ (sâu đục trái đậu)…Tuy nhiên nếu bệnh hại xuất hiện trên ruộng việc tưới phun mưa se giúp bệnh lan truyền dễ hơn theo những giợt nước bắn đi khi tưới…
3. Phân bón: – Phân hữu cơ có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hạn chế các loại bệnh do nấm trong đất gây ra. Phân hữu cơ cung cấp lượng vi sinh vật đất có nhiệm vụ “đệm” hay điều hoà vi sinh vật đất. Trong nhiều trường hợp các vi sinh vật đối kháng như nấm Trichoderma, …giữ vai trò cạnh tranh với vi sinh vật gây bệnh. Ví dụ trong đất vô trùng thì bệnh hại trong đất phát triển nhanh hơn so với đất tự nhiên. Vì vậy việc tận dụng những phế phẩm nông nghiệp, chất thải gia súc làm phần hữu cơ ủ hoại mục để bón lót cho cây vừa cải tạo độ màu mỡ của đất, giảm chi phí sử dụng phân bón, giảm ô nhiễm ô trường. – Bón phân đủ liều lượng, tỷ lệ N-P-K, thời gian bón thích hợp cho từng loại cây trồng, đất, mùa vụ và không được bón N trước thu hoạch 10 ngày. – Nếu bó thừa phân, nhất là phân đạm sẽ tạo nhiều áp lực sâu bệnh trên đồng ruộng. – Bón phân cân đối NPK gồm đầy đủ các yếu tố đa – trung – vi lượng. Cố gắng không được thừa chất này lại thiếu thiếu chất kia.
4. Biện pháp đấu tranh sinh học và cách phòng trừ sinh học Trong hệ sinh thái luôn có mối quan hệ dinh dưỡng, các thành phần trong chuỗi dinh dưỡng luôn khống chế lẫn nhau để chúng hài hòa về số lượng, đó là sự đấu tranh sinh học trong tự nhiên. Trong sản xuất nên lợi dụng đặc tính này để hạn chế sự can thiệp của con người.
5. Biện pháp điều hòa Tổ chức việc kiểm dịch, khử trùng nhằm ngăn chặn dịch hại.
6. Biện pháp sinh học Nuôi một số côn trùng có ích hoặc đối kháng với côn trùng có hại, rồi thả ra môi trường tự nhiên.
*** Một số loại sinh vật có ích trên đồng lúa: Ong đen ký sinh trứng bọ xít; ong xanh ký sinh trứng sâu đục thân lúa, ong đen kén trắng ký sinh sâu non sâu cuốn lá, kiến 3 khoang ăn sâu non sâu cuốn lá …
5. Biện pháp hoá học: Sử dụng hóa chất khi cần thiết và hợp lý.Ðây là biện pháp cuối cùng sau khi áp dụng các biện pháp trên không có hiệu quả, khi mật độ dịch hại phát triển đến ngưỡng gây thiệt hại về kinh tế. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc phải cân nhắc kỹ theo nguyên tắc 4 đúng và nhớ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng.
a. Sử dụng hợp lý thuốc hoá học BVTV – Sử dụng thuốc theo ngưỡng kinh tế: Tiết kiệm được chi phí, giữ cân bằng sinh học trên đồng ruộng, hạn chế ô nhiễm môi trường. – Sử dụng thuốc an toàn với thiên địch: Lựa chọn thuốc ít độc hại, chọn thời gian và phương thức xử lý ít ảnh hưởng với thiên địch. – Sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng: + Đúng chủng loại: Mỗi loại sâu hay bệnh đều có những loại thuốc thích hợp để phòng trừ. Dùng không đúng thuốc sẽ không diệt được sâu bệnh mà còn gây lãng phí và ảnh hưởng tới thiên địch và môi trường. + Đúng liều l¬ượng và nồng độ: Liều lượng: Là lượng thuốc quy định cho một đơn vị diện tích (ha, sào hay công đất… mét khối kho tàng…) Nồng độ sử dụng: Là độ pha loãng của thuốc dạng lỏng, dạng bột để phun lên cây, lượng đất bột, cát để trộn với thuốc hạt rắc vào đất. Dùng thuốc không đủ liều lượng và nồng độ hiệu quả sẽ kém, dịch hại dễ nhờn thuốc. Sử dụng quá liều lượng và nồng độ (lạm dụng thuốc) vừa lãng phí, vừa độc hại. Phun rải thuốc không đúng cách hiệu quả sẽ kém, thậm chí không có hiệu quả. + Đúng thời điểm (Đúng lúc): Tác hại của dịch hại cây trồng chỉ có ý nghĩa khi mật độ quần thể đạt tới số lượng nhất định, gọi là ngưỡng kinh tế. Do vậy, chỉ sử dụng thuốc đối với sâu hại khi mật độ của chúng đạt tới ngưỡng kinh tế. Các biện pháp “phun phòng” chỉ nên áp dụng trong những trường hợp đặc biệt. Phun thuốc định kỳ theo lịch có sẵn hoặc phun theo kiểu cuốn chiếu là trái với nguyên tắc của phòng trừ tổng hợp. + Đúng kỹ thuật (đúng cách): Dùng thuốc phải căn cứ vào đặc điểm của sâu bệnh hại. Ví dụ khi phun thuốc trừ rầy nâu phải rẽ hàng lúa để đưa vòi phun vào phần dưới của khóm lúa, nơi rầy tập trung chích hút bẹ lá.
b. Sử dụng thuốc có chọn lọc
Trong quản lý dịch hại tổng hợp, người ta chủ trương ưu tiên dùng các loại thuốc có phổ tác động hẹp hay còn gọi là thuốc có tác động chọn lọc. Tuy nhiên, cho đến nay những nghiên cứu về tác động chọn lọc và độ an toàn của thuốc đối với thiên địch còn rất ít. + Không phải loài kiến. Hình thức bên ngoài giống con kiến có 3 khoang nên người ta thường gọi kiến 3 khoang + Tên khoa học: Ophionea – nigrofasciata + Bộ cánh cứng: Coleoptera + Bộ Carabidae + Ăn sâu cuốn lá 3-4 con/ ngày + Hiện này ngoài đồng ruộng bị ND sử dụng thuốc BVTV quá nhiều nên có khuynh hướng bay về nhà dân. + Bản thân kiến 3 khoang không chích hút hại người như người ta lầm tưởng. Thậm chí hiện nay các bệnh viện gặp khó khăn trong công tác điều trị bệnh nhân. + Do khi bị kiến 3 khoang bám vào da, thường do phản ứng tự nhiên là dùng tay đập vào, chà sát nhằm để giết chết chúng. Vô tình chất độc ( dịch ) trong cơ thể chúng gây hại da chúng ta. Gây hại da do 2 chất hoá học có trong cơ thể chúng, trong đó có một chất chúng dùng để tự vệ bản thân. + Khi gặp chúng bám trên da chúng ta không nên dùng tay đập chúng. Mà dùng một vật gì đó như chiết que chẳng hạn gạt chúng xuống đất và tiêu diệt chúng ./.
Nguồn: Ths Nguyễn Tri Phương Công ty Cổ phần Bình Điền – MeKong
Bài viết liên quan
- 29/10/2021 Các nguyên tố dinh dưỡng quyết định năng suất, chất lượng nông sản
- 16/03/2017 Phòng trừ rệp sáp trên hồ tiêu mùa khô
- 26/12/2016 Trồng Lan công nghệ cao, nhìn từ kinh nghiệm thành công của Thái Lan
- 10/11/2016 Tưới nước tiết kiệm cho lúa
- 10/11/2016 Kỹ thuật bón phân cho hoa cảnh, cây cảnh
- 09/11/2016 Đối phó với biến đổi khí hậu
Từ khóa » Cây Khỏe Là Gì Mục đích Của Trồng Cây Khỏe Trong Phòng Chống Sâu Bệnh Hại
-
Nguyên Tắc Cơ Bản Trong Quản Lý Dịch Hại Tổng Hợp (IPM) Là Gì?
-
Ai Giúp Mình Với Câu 2:Mục đích Của Trồng Cây Khỏe A.Tăng Sức đề ...
-
Ai Giúp Mình Với Câu 2:Mục đích Của Trồng Cây Khỏe A.Tăng Sức ...
-
CÔNG NGHỆ 10- BÀI 17 PHÒNG TRỪ TỔNG HỢP DỊCH HẠI CÂY ...
-
Bài 17. Phòng Trừ Tổng Hợp Dịch Hại Cây Trồng - Tài Liệu Text - 123doc
-
Khái Niệm Và Các Nguyên Lý Quản Lý Dịch Hại Tổng Hợp (IPM)
-
Bài 17: Phòng Trừ Tổng Hợp Dịch Hại Cây Trồng
-
Vì Sao Phải Trồng Cây Khỏe
-
Biện Pháp Kỹ Thuật Canh Tác Phòng Trừ Sâu Bệnh Trong Nông Nghiệp ...
-
Hướng Dẫn Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Quan Trọng Trên Cây Rau Họ Thập Tự
-
Công Nghệ 10 Bài 17: Phòng Trừ Tổng Hợp Dịch Hại Cây Trồng
-
Hướng Dẫn Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Quan Trọng Trên Cây Rau Họ Bầu ...
-
Thế Nào Là Quản Lý Dịch Hại Tổng Hợp IPM? - Sfarm