Nguyên Tắc đánh Giá, Xếp Loại Chất Lượng Cán Bộ, Công Chức Theo ...
Có thể bạn quan tâm
- Công chức được pháp luật hiện hành quy định ra sao?
- Nguyên tắc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức ra sao?
- Phân loại đánh giá cán bộ như thế nào?
- Mục đích đánh giá cán bộ để làm gì?
Công chức được pháp luật hiện hành quy định ra sao?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức 2008 quy định về công chức; được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 như sau:
“2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”
Như vậy, công chức sẽ là một công dân Việt Nam được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước và một số cơ quan đơn vị cấp tỉnh, huyện và một số đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng theo quy định của pháp luật.
>>> Xem thêm: Bảng lương công chức, viên chức mới nhất hiện nay Tải
Nguyên tắc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức
Nguyên tắc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức ra sao?
Nguyên tắc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức được căn cứ theo Điều 2 Nghị định 90/2020/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 48/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ ngày 15/09/2023) như sau:
Nguyên tắc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức
1. Bảo đảm khách quan, công bằng, chính xác; không nể nang, trù dập, thiên vị, hình thức; bảo đảm đúng thẩm quyền quản lý, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức.
2. Việc đánh giá, xếp loại chất lượng phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ, thể hiện thông qua công việc, sản phẩm cụ thể; đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, phụ trách.
3. Cán bộ, công chức, viên chức có thời gian công tác trong năm chưa đủ 06 tháng thì không thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng nhưng vẫn phải kiểm điểm thời gian công tác trong năm, trừ trường hợp nghỉ chế độ thai sản.
Cán bộ, công chức, viên chức nghỉ không tham gia công tác theo quy định của pháp luật trong năm từ 03 tháng đến dưới 06 tháng thì vẫn thực hiện đánh giá nhưng không xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.
Cán bộ, công chức, viên chức nghỉ chế độ thai sản theo quy định của pháp luật thì kết quả xếp loại chất lượng trong năm là kết quả xếp loại chất lượng của thời gian làm việc thực tế của năm đó.
4. Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức theo quy định tại Nghị định này được sử dụng làm cơ sở để liên thông trong đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên.
5. Cán bộ, công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật đảng hoặc kỷ luật hành chính thì đánh giá, xếp loại chất lượng như sau:
a) Cán bộ, công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật đảng hoặc kỷ luật hành chính trong năm đánh giá thì xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này.
b) Trường hợp hành vi vi phạm chưa có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền nhưng đã được dùng làm căn cứ để đánh giá, xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ trong năm đánh giá thì quyết định xử lý kỷ luật ban hành sau năm đánh giá đối với hành vi vi phạm đó (nếu có) không được tính để đánh giá, xếp loại chất lượng ở năm có quyết định xử lý kỷ luật.
c) Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức là đảng viên, đã bị xử lý kỷ luật đảng và kỷ luật hành chính về cùng một hành vi vi phạm nhưng quyết định kỷ luật đảng và quyết định kỷ luật hành chính không có hiệu lực trong cùng năm đánh giá thì chỉ tính là căn cứ xếp loại chất lượng ở một năm đánh giá.
6. Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức xếp loại "Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ" trong tổng số cán bộ, công chức, viên chức tại cùng cơ quan, tổ chức, đơn vị và đối với từng nhóm đối tượng có nhiệm vụ tương đồng không quá tỷ lệ đảng viên được xếp loại "Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ" theo quy định của Đảng. Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị có thành tích xuất sắc, nổi trội, hoàn thành vượt kế hoạch các công việc được giao, hoàn thành tốt các công việc đột xuất, có đề xuất hoặc tổ chức thực hiện đổi mới sáng tạo, tạo sự chuyển biến tích cực, mang lại giá trị, hiệu quả thiết thực thì cấp có thẩm quyền quyết định tỷ lệ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phù hợp với thực tế, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức.
Trước đây, nguyên tắc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức được căn cứ theo Điều 2 Nghị định 90/2020/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức
1. Bảo đảm khách quan, công bằng, chính xác; không nể nang, trù dập, thiên vị, hình thức; bảo đảm đúng thẩm quyền quản lý, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức.
2. Việc đánh giá, xếp loại chất lượng phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ, thể hiện thông qua công việc, sản phẩm cụ thể; đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, phụ trách.
3. Cán bộ, công chức, viên chức có thời gian công tác trong năm chưa đủ 06 tháng thì không thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng nhưng vẫn phải kiểm điểm thời gian công tác trong năm, trừ trường hợp nghỉ chế độ thai sản.
Cán bộ, công chức, viên chức nghỉ không tham gia công tác theo quy định của pháp luật trong năm từ 03 tháng đến dưới 06 tháng thì vẫn thực hiện đánh giá nhưng không xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.
Cán bộ, công chức, viên chức nghỉ chế độ thai sản theo quy định của pháp luật thì kết quả xếp loại chất lượng trong năm là kết quả xếp loại chất lượng của thời gian làm việc thực tế của năm đó.
4. Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức theo quy định tại Nghị định này được sử dụng làm cơ sở để liên thông trong đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên.
Phân loại đánh giá cán bộ như thế nào?
Căn cứ Điều 29 Luật cán bộ, công chức 2008 quy định về việc phân loại đánh giá cán bộ; được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 như sau:
“1. Căn cứ vào kết quả đánh giá, cán bộ được xếp loại chất lượng theo các mức như sau:
a) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;
b) Hoàn thành tốt nhiệm vụ;
c) Hoàn thành nhiệm vụ;
d) Không hoàn thành nhiệm vụ.
2. Kết quả xếp loại chất lượng cán bộ được lưu vào hồ sơ cán bộ, thông báo đến cán bộ được đánh giá và công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cán bộ công tác.
3. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền miễn nhiệm, cho thôi làm nhiệm vụ đối với cán bộ có 02 năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.”
Như vậy, bạn thấy rằng có 4 mức độ xếp loại, đánh giá chất lượng cán bộ bao gồm: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; Hoàn thành tốt nhiệm vụ; Hoàn thành nhiệm vụ; Không hoàn thành nhiệm vụ. Cho nên những đánh giá về kết quả xếp loại chất lượng cán bộ sẻ được lưu vào hồ sơ cán bộ và đối với những trường hợp cán bộ có 02 năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ thì sẽ bị miễn nhiệm, cho thôi nhiệm vụ.
Mục đích đánh giá cán bộ để làm gì?
Căn cứ Điều 27 Luật cán bộ, công chức 2008 quy định về mục đích đánh giá cán bộ như sau:
“Đánh giá cán bộ để làm rõ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Kết quả đánh giá là căn cứ để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với cán bộ.”
Như vậy, bạn hiểu rằng mục đích của việc đánh giá cán bộ như vậy để thấy được rằng tất cả các mặt tốt của một người cán bộ cần có ra sao, khuyết điểm của một người cán bộ ở chỗ nào để khắc phục, đào tạo và bồi dưỡng để tạo nên một người cán bộ mẫu mức theo quy định của pháp luật.
Từ khóa » Nguyên Tắc Quản Lý Cán Bộ Công Chức 2019
-
Nguyên Tắc Quản Lý Cán Bộ Công Chức Theo Pháp Luật Hiện Hành
-
Các Nguyên Tắc Quản Lý Cán Bộ, Công Chức - Ngân Hàng Pháp Luật
-
Các Nguyên Tắc Quản Lý Cán Bộ, Công Chức Theo Quy định
-
Luật Cán Bộ, Công Chức Và Luật Viên Chức Sửa đổi 2019
-
Luật Cán Bộ, Công Chức Và Luật Viên Chức Sửa đổi ... - LuatVietnam
-
Từ 30/7/2021: Nguyên Tắc Quản Lý Cán Bộ Của Đảng Cộng Sản Việt ...
-
Luật Cán Bộ Công Chức Và Luật Viên Chức Sửa đổi 2019 Số 52/2019 ...
-
Nguyên Tắc Và Căn Cứ đánh Giá Cán Bộ, Công Chức, Viên Chức
-
2. Các Nguyên Tắc Quản Lý Cán Bộ, Công Chức - Dulieuphaply
-
Những điểm Mới, Sửa đổi, Bổ Sung Về Khái Niệm Công Chức Và Phân ...
-
[PDF] Du Thao Luat.pdf - Bộ Nội Vụ
-
Bộ Nội Vụ Dự Thảo Thông Tư Quy định Quản Lý Hồ Sơ điện Tử Cán Bộ ...
-
Một Số điểm Mới Của Nghị định Số 112/2020/NĐ-CP Về Xử Lý Kỷ Luật ...
-
Tìm Hiểu Một Số Quy định Về Công Chức, Viên Chức - Sở Tư Pháp