Nguyên Tắc Giáo Dục Sớm Cho Trẻ 1 Tuổi Cực Bổ ích - VietNamNet

Những bà mẹ quan tâm đến giáo dục trẻ 1 tuổi sẽ không thể bỏ qua những kinh nghiệm bổ ích này.

Sau khi con được hơn một năm tuổi, bé dần dần mở rộng phạm vi cuộc sống, có ý thức riêng và bắt đầu nảy sinh mong muốn khám phá, học hỏi. Biết cách giáo dục trẻ 1 tuổi vào thời điểm vàng này, mẹ sẽ tạo được tiền đề tốt để bé thông minh, ngoan ngoãn về sau.

1. Dạy con bằng giải trí.

Các chuyên gia chỉ ra rằng, đối với một đứa bé 1 tuổi, phương pháp giáo dục tốt nhất là niềm vui. Trong cuộc sống hàng ngày, cha mẹ có thể chọn một vài đồ chơi giáo dục để cho con chơi. Như các trò chơi thẻ chữ, xếp hình, truyện màu….để giúp bé tìm hiểu nhiều điều, mở rộng tầm nhìn như chó, mèo, cây, hoa, xe hơi, xe đạp, vv,. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể mua cho bé vài quyển truyện và đọc cho con nghe, có thể bé chưa chú ý đến cốt truyện nhưng sẽ có ấn tượng ban đầu, tương lai dễ tiếp thu hơn.

Cần lưu ý rằng, nên chơi cùng con chứ đừng “vứt” đồ chơi cho bé để “xong nhiệm vụ. Thông qua việc chơi cùng con, cha mẹ không chỉ thiết lập một mối quan hệ gần gũi với bé mà còn có thể thúc đẩy sự phát triển trí não của bé.

{keywords}

Giáo dục trẻ 1 tuổi nên bằng vui chơi (ảnh minh hoạ)

2. Dạy con phải tôn trọng con

Trẻ 1 tuổi rất tò mò, thích khám phá, thử nghiệm. Nếu cha mẹ không hiểu tâm lý thích khám phá này của con, cho đó là nghịch ngợm, vô nghĩa, thậm chí ngăn cản con hành động thì sẽ nhanh chóng khiến con bất mãn, không nghe lời.

Muốn giáo dục trẻ 1 tuổi ngoan ngoãn, biết nghe lời, ngay từ khi mới dạy, mẹ cần coi việc tôn trọng con là bước đầu tiên. Không can thiệp vào mong muốn của con, hỗ trợ những hành động hợp lý của bé. Có như vậy, bé mới có được cảm giác của niềm vui và thành tựu, cũng tự nhiên sẽ là một đứa trẻ ngoan ngoãn.

Đương nhiên, song song với việc cho phép con khám phá, mẹ cũng cần thực hiện một số biện pháp bảo vệ, chẳng hạn như dây cắm, thủy tinh, bình thủy, dao, bật lửa…và các đồ dùng nguy hiểm khác cần được đặt xa tầm tay với của trẻ

3. Cản con bằng việc chuyển hướng sự chú ý của bé

Khi em bé là quan tâm đến một đồ vật nhất định, ví dụ như bếp ga, bé sẽ cố chạm vào, tìm hiểu nó. Tại thời điểm này các bậc cha mẹ không nên dừng con lại một cách thô lỗ mà nên hướng con đến một việc khác bé quan tâm nhiều hơn để đánh lạc hướng và kịp thời dẫn con đi. Ví dụ, khi muốn con không còn thích nghịch lửa, nên cho con một quả bóng nhỏ, dắt con vào một căn phòng khác, cùng chơi.

4. Dạy con bằng lời nói đúng chuẩn

Lời nói với con cũng rất quan trọng. Cha mẹ đừng nghĩ trẻ không hiểu gì mà ép buộc con theo ý thích người lớn một cách vô lý. Ví dụ: Khi trẻ nhìn thấy một chiếc xe hơi đồ chơi ở cửa hàng giống với chiếc ở nhà, bé sẽ cho rằng đó là đồ chơi của mình, phải lấy đồ chơi để mang về nhà. Cha mẹ đừng vội lôi con ra khỏi đó một cách ép buộc, thiếu giải thích. Hãy nhẹ nhàng nói với bé “nếu là ô tô của con thì sẽ “tự lái” về nhà. Bây giờ mình đi về. Về đến nhà sẽ thấy ô tô.”, trao đổi như vậy và trẻ sẽ không treo lên chiếc xe ở cửa hàng nữa ...

(Theo Khám phá)

Từ khóa » Cách Nuôi Dạy Trẻ 1 Tuổi Rưỡi