Nguyên Tắc Kế Toán Tài Khoản TSCĐ 211 Theo ... - Kế Toán Lê Ánh

Phương pháp kế toán tài khoản 211 - Tài sản cố định theo Thông tư 133/2016/TT-BTC. Nó có sự khác biệt so với Thông tư 200, QĐ 48 như thế nào và cách hạch toán ra sao? Các bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây của các kế toán trưởng giảng dạy kế toán thực tế   tại trung tâm Lê Ánh để hiểu kỹ về cách hạch toán và định khoản tài khoản 211 này  

I. Kế toán tăng TSCĐ hữu hình  

Tài sản cố định của đơn vị tăng do được góp vốn (Đối với DNNN), nhận góp vốn bằng TSCĐ, do mua sắm, do công tác XDCB đã hoàn thành đưa vào sử dụng, do được viện trợ hoặc tặng, biếu.  

Tài khoản 211 theo Thông tư 133

Tài khoản 211 theo Thông tư 133

1. Trường hợp nhận vốn góp hoặc nhận vốn cấp bằng TSCĐ, ghi:  

Nợ Tài khoản 211 - TSCĐ   

Tài khoản 411 - Nguồn vốn kinh doanh  

2. Trường hợp TSCĐ được mua sắm: học kế toán thuế online       

2.1. Trường hợp mua sắm TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, căn cứ các chứng từ có liên quan đến việc mua TSCĐ, ghi:  

Nợ TK 211 - TSCĐ (Giá mua chưa có thuế GTGT)  

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332)  

Có các TK 111, 112, 331, 341 . .   

2.2. Trường hợp thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ thì nguyên gía TSCĐ bao gồm cả thuế GTGT.  

3. Trường hợp mua TSCĐ theo phương thức trả chậm, trả góp:  

- Khi mua TSCĐ theo phương thức trả chậm, trả góp và đưa về sử dụng ngay cho XDCB, ghi:  học kế toán thực tế ở đâu tốt nhất tphcm  

Nợ TK 211 - TSCĐ (Nguyên giá - ghi theo giá mua trả tiền ngay)  

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332) (Nếu có)  

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước [Phần lãi trả chậm là số chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán trừ (-) Giá mua trả tiền ngay trừ (-) Thuế GTGT (nếu có)]  

Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Tổng giá thanh toán).  

- Định kỳ, thanh toán tiền cho người bán, ghi:  

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán  

Có các TK 111, 112 (Số phải trả định kỳ gao gồm cả giá gốc và lãi trả chậm, trả góp phải trả từng kỳ).  

Xem thêm: Kiểm tra số liệu tài khoản 131 và 331 trên báo cáo tài chính

- Định kỳ, tính vào chi phí theo số lãi trả chậm, trả góp phải trả của từng kỳ, ghi:  

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính  

Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn.  

4. Trường hợp doanh nghiệp được tài trợ, biếu, tặng TSCĐ đưa vào sử dụng ngay cho SXKD, ghi:  

Nợ TK 211 - TSCĐ  

Có TK 711 - Thu nhập khác.  

Các chi phí khác liên quan trực tiếp đến TSCĐ được tài trợ, biếu, tặng tính vào nguyên giá, ghi:  

Nợ TK 211 - TSCĐ  

Có các TK 111, 112, 331. . .  

5. Trường hợp TSCĐ tự sản xuất:  

- Khi sử dụng sản phẩm do doanh nghiệp tự chế tạo để chuyển thành TSCĐ sử dụng cho SXKD, ghi:  

Nợ TK 211- TSCĐ  

Có TK 155 - Thành phẩm (Nếu xuất kho ra sử dụng)  

Có TK 154 - Chi phí SXKD dỡ dang (Nếu sản xuất xong đưa vào sử dụng ngay, không qua kho).  

6. Trường hợp TSCĐ mua dưới hình thức trao đổi:  

6.1. TSCĐ mua dưới hình thức trao đổi với TSCĐ hữu hình tương tự:  

Khi nhận TSCĐ  tương tự do trao đổi và đưa vào sử dụng ngay cho SXKD, ghi:  

Nợ TK 211 - TSCĐ (Nguyên giá TSCĐ nhận về ghi theo giá trị còn lại của TSCĐ đưa đi trao đổi)  

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị đã khấu hao của TSCĐ đưa đi trao đổi)  

Có TK 211 - TSCĐ (Nguyên giá của TSCĐ đưa đi trao đổi).  

6.2. TSCĐ mua dưới hình thức trao đổi với TSCĐ hữu hình không tương tự:  

Khi giao TSCĐ tương tự cho bên trao đổi, ghi:  

Nợ TK 811 - Chi phí khác (Giá trị còn lại của TSCĐ đưa đi trao đổi)  

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị đã khấu hao)  

Có TK 211 - TSCĐ (Nguyên giá).  

Đồng thời khi gia tăng thu nhập do trao đổi TSCĐ:  

Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (Tổng giá thanh toán)  

Có TK 711 - Thu nhập khác (Giá trị hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổi)  

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (TK 33311) (Nếu có).  

- Khi nhận được TSCĐ do trao đổi, ghi:  

Nợ TK 211 - TSCĐ (Giá trị hợp lý của TSCĐ nhận được do trao đổi)  

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332) (Nếu có)  

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (Tổng giá thanh toán).  

- Trường hợp phải thu thêm tiền do giá trị của TSCĐ đưa đi trao đổi lớn hơn giá trị của TSCĐ nhận được do trao đổi, khi nhận được tiền của bên có TSCĐ trao đổi, ghi:  

Nợ các TK 111, 112 (Số tiền đã thu thêm)  

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng.  

- Trường hợp phải trả thêm tiền do giá trị hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổi nhỏ hơn giá trị của TSCĐ nhận được do trao đổi, khi trả tiền cho bên có TSCĐ trao đổi, ghi:  

Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng  

Có các TK 111, 112,. . .  

7. Trường hợp mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trức gắn liền với quyền sử dụng đất, đưa vào sử dụng ngay cho hoạt động SXKD, ghi:  

Nợ TK 2111 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá - chi tiết nhà cửa, vật kiến trúc)  

Nợ TK 2113 - TSCĐ vô hình (Nguyên giá - chi tiết quyền sử dụng đất)  

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)  

Có các TK 111, 112, 331,. . .  

8. Trường hợp TSCĐ hữu hình tăng do đầu tư XDCB hoàn thành:  

8.1. Trường hợp quá trình đầu tư XDCB được hạch toán trên cùng hệ thống sổ kế toán của đơn vị:  

- Khi công tác XDCB hoàn thành nghiệm thu, bàn giao đưa tài sản vào sử dụng cho sản xuất, kinh doanh, ghi:  

Nợ TK 211 - TSCĐ (Nguyên giá)  

Có TK 241 - Xây dựng cơ bản dỡ dang.  

- Nếu tài sản hình thành qua đầu tư không thoả mãn các tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình, ghi:  

Nợ các TK 152, 153 (Nếu là vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập kho)  

Có TK 241 - XDCB dở dang.  

- Trường hợp sau khi quyết toán, nếu có chênh lệch giữa giá quyết toán và giá tạm tính, kế toán điều chỉnh nguyên giá TSCĐ, ghi:  

+ TH điều chỉnh tăng nguyên giá, ghi:  

Nợ TK 211- TSCĐ  

Có các TK liên quan  

+ TH điều chỉnh giảm nguyên giá, ghi:  

Nợ TK 138- Phải thu khác  

Có TK 211- TSCĐ  

II. Kế toán giảm TSCĐ hữu hình   

Tài sản cố định của đơn vị giảm, do nhượng bán, thanh lý, mất mát, phát hiện thiếu khi kiểm kê, đem góp vốn liên doanh, điều chuyển cho đơn vị khác, tháo dỡ một hoặc một số bộ phận. . . Trong mọi tường hợp giảm TSCĐ, kế toán phải làm đầy đủ thủ tục, xác định đúng những khoản thiệt hại và thu nhập (nếu có).  

2.1. Khi nhượng bán TSCĐ  

2.1.1. Trường hợp nhượng bán TSCĐ dùng vào sản xuất, kinh doanh, ghi  

Nợ các TK 111, 112, 131,. . .  

Có TK 3331 - Thuế giá trị gia tăng phải nộp (33311)  

Có TK 711 - Thu nhập khác (Giá bán chưa có thuế GTGT).  

- Nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, số tiền thu về nhượng bán TSCĐ, ghi:  

Nợ các TK 111, 112, 131,. . .  

Có TK 711 - Thu nhập khác (Tổng giá thanh toán).  

- Căn cứ Biên bản giao nhận TSCĐ để ghi giảm TSCĐ đã nhượng bán:  

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2141) (Giá trị đã hao mòn)  

Nợ TK 811 - Chi phí khác (Giá trị còn lại)  

Có TK 211 - TSCĐ (Nguyên giá).  

- Các chi phí phát sinh liên quan đến nhượng bán TSCĐ được phản ánh vào bên Nợ TK 811 “Chi phí khác”.  

2.1.2. Trường hợp nhượng bán TSCĐ dùng vào hoạt động văn hóa, phúc lợi:  

- Căn cứ Biên bản giao nhận TSCĐ để ghi giảm TSCĐ đã nhượng bán:  

Nợ TK 353 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (Giá trị còn lại)  

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị đã hao mòn)  

Có TK 211 - TSCĐ (Nguyên giá).  

- Đồng thời phản ánh số thu về nhượng bán TSCĐ, ghi:  

Nợ các TK 111, 112,. . .  

Có TK 353 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi  

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3331) (Nếu có).  

- Phản ánh số chi về nhượng bán TSCĐ, ghi:  

Nợ TK 353 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi  

Có các TK 111, 112,. . .  

2.2. Khi đầu tư vào công ty lien doanh, lien kết dưới hình thức góp vồn bằng TSCĐ, căn cứ vào đánh giá lại của TSCĐ:  

2.2.1. Trường hợp đánh giá lại xác định là vốn góp nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ đem đi góp vốn, ghi:  

Nợ TK 228 – Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác (Theo giá trị do các bên liên doanh đánh giá)  

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Số khấu hao đã trích)  

Nợ TK 811 - Chi phí khác (Số chênh lệch giữa giá đánh giá lại nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ)  

Có TK 211 - TSCĐ (Nguyên giá)  

2.2.2. Trường hợp đánh giá lại xác định là vốn góp lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ đem đi góp vốn, ghi:  

Nợ TK 228 – Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác (Theo giá trị do các bên liên doanh đánh giá)  

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Số khấu hao đã trích)  

Có TK 211 - TSCĐ (Nguyên giá)  

Có TK 711 - Thu nhập khác (Số chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giá giá trị còn lại của TSCĐ tương ứng với phần lợi ích của các bên khác trong liên doanh).  

2.3. Kế toán TSCĐ hữu hình phát hiện thừa, thiếu:  

Mọi trường hợp phát hiện thừa hoặc thiếu TSCĐ đều phải truy tìm nguyên nhân. Căn cứ vào “Biên bản kiểm kê TSCĐ” và kết luận của Hội đồng kiểm kê để hạch toán chính xác, kịp thời, theo từng nguyên nhân cụ thể:  

2.3.1. TSCĐ phát hiện thừa:  

- Nếu TSCĐ phát hiện thừa do để ngoài sổ sách (chưa ghi sổ), kế toán phải căn cứ vào hồ sơ TSCĐ để ghi tăng TSCĐ theo từng trường hợp cụ thể:  

Nợ TK 211 - TSCĐ  

Có các TK 241, 331, 338, 411,. . .  

- Nếu TSCĐ phát hiện thừa được xác định là TSCĐ của đơn vị khác thì phải báo ngay cho đơn vị chủ tài sản đó biết. Trong thời gian chờ xử lý, kế toán phải căn cứ vào tài liệu kiểm kê, tạm thời theo dõi và giữ hộ  

2.3.2. TSCĐ phát hiện thiếu  

- Trường hợp có quyết định xử lý ngay: Căn cứ “Biên bản xử lý TSCĐ thiếu” đã được duyệt và hồ sơ TSCĐ, kế toán phải xác định chính xác nguyên giá, giá trị hao mòn của TSCĐ đó làm căn cứ ghi giảm TSCĐ và xử lý vật chất phần giá trị còn lại của TSCĐ. Tuỳ thuộc vào quyết định xử lý, ghi:  

+ Đối với TSCĐ thiếu dùng vào sản xuất, kinh doanh, ghi:  

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)  

Nợ các TK 111,112, 334, 138 (1388) (Nếu người có lỗi phải bồi thường)  

Nợ TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu (Nếu được phép ghi giảm vốn)  

Nợ TK 811 - Chi phí khác (Nếu doanh nghiệp chịu tổn thất)  

Có TK 211 - TSCĐ.  

+ Đối với TSCĐ thiếu dùng vào hoạt động văn hóa, phúc lợi:  

(1) Phản ánh giảm TSCĐ, ghi:  

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)  

Có TK 3533 – Qũy phúc lợi đã hình thành TSCĐ (Giá trị còn lại)  

Có TK 211 - TSCĐ (Nguyên giá).  

(2) Đối với phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu phải thu hồi theo quyết định xử lý, ghi:  

Nợ TK 111 - Tiền mặt (Nếu thu tiền)  

Nợ TK 334 -Phải trả người lao động (Nếu trừ vào lương người lao động)  

Có các TK3532- Qũy phúc lợi.  

- Trường hợp TSCĐ thiếu chưa xác định được nguyên nhân chờ xử lý:  

+ Đối với TSCĐ thiếu dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh:  

(1) Phản ánh giảm TSCĐ. Phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu, ghi:  

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2141) (Giá trị hao mòn)  

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1381) (Giá trị còn lại)  

Có TK 211 - TSCĐ (Nguyên giá).  

(2) Khi có quyết định xử lý giá trị còn lại của TSCĐ thiếu, ghi:  

Nợ TK 111 - Tiền mặt (Tiền bồi thường)  

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1381) (Nếu người có lỗi phải bồi thường)  

Nợ TK 334 - Phải trả cho người lao động (Nếu trừ vào lương của người lao động)  

Nợ TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh (Nếu được phép ghi giảm vốn)  

Nợ TK 811 - Chi phí khác (Nếu doanh nghiệp chịu tổn thất)  

Có TK 138 - Phải thu khác (1381).  

+ Đối với TSCĐ thiếu dùng vào hoạt động văn hóa, phúc lợi:  

(1) Phản ánh giảm TSCĐ, ghi:  

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)  

Có TK 3533 – Qũy phúc lợi đã hình thành TSCĐ (Giá trị còn lại)  

TK 211 - TSCĐ (Nguyên giá).  

Đồng thời phản ánh phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu vào TK 1381 “Tài khoản thiếu chờ xử lý”, ghi:  

Nợ TK 1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý  

Có TK 3532- quỹ phúc lợi.  

(2) Khi có quyết định xử lý thu hồi bồi thường phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu, ghi:  

Nợ các TK 111, 334,. . .  

Có TK 1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý.  

2.4. Đối với TSCĐ hữu hình dùng cho sản xuất, kinh doanh, nếu không đủ tiêu chuẩn ghi nhận theo quy định phải chuyển thành công cụ, dụng cụ ghi:  

Nợ các TK 154, 642 (Nếu giá trị còn lại nhỏ)  

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước (Nếu giá trị còn lại lớn phải phân bổ dần)  

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)  

Có TK 211 - TSCĐ (Nguyên giá TSCĐ).  

III. Kế toán TSCĐ thuế tài chính  

3.1. Khi phát sinh chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến tài sản thuê tài chính trước khi nhận tài sản thuê như: Chi phí đàm phán, ký kết hợp đồng,… ghi:  

Nợ TK 242- Chi phí trả trước  

Có các TK 111, 112,…  

3.2. Khi chi tiền ứng trước khoản tiền thuê tài chính hoặc ký quỹ đảm bảo việc thuê tài sản, ghi:  

Nợ TK 341- Vay và nợ thuê tài chính ( 3412) ( số tiề thuê trả trước)  

Nợ TK 1386- Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược  

Có các TK 111, 112,…  

3.3. Khi nhận TSCĐ thuê tài chính, kế toán căn cứ vào hợp đồng thuê tài sản và các chứng từ có liên quan phản ánh giá trị TSCĐ thuê tài chính theo giá chưa có thuế GTGT đầu vào, ghi:  

Nợ TK 2112- TSCĐ thuê tài chính ( giá chưa thuế GTGT)  

Có TK 341- Vay và nợ thuê tài chính ( 3412) (giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu hoặc giá trị hợp lý của tài sản thuê không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại).  

Chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính được ghi nhận vào nguyên giá TSCĐ thuê tài chính, ghi:  

Nợ TK 2112- TSCĐ thuê tài chính  

Có TK 242- Chi phí trả trước, hoặc  

Có các TK 111, 112,…(số chi phí trực tiếp liên quan đến hoạt động thuê phát sinh khi nhận tài sản thuê tài chính).  

3.4. Định kỳ, nhận được hóa đơn thanh toán tiền thuê tài chính:  

Khi trả nợ gốc, trả tiền lãi cho thuê cho bên cho thuê, ghi:  

Nợ TK 635- Chi phí tài chính (tiền lãi thuê trả kỳ này)  

Nợ TK 341- Vay và nợ thuê tài chính (3412) ( nợ gốc kỳ này)  

Có TK 111,112.   

3.5. Khi nhận được hóa đơn của bên cho thuê yêu cầu thanh toán khoản thuế GTGT đầu vào:  

a. Nếu thuế GTGT được khấu trừ, ghi:  

Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ ( 1332)  

Có TK 112- Tiền gửi ngân hàng ( nếu trả tiền ngay)  

Có TK 338- Phải trả khác ( thuế GTGT đầu vào phải trả bên cho thuê).  

b. Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, ghi:  

Nợ TK 2112- TSCĐ thuê tài chính ( nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ và việc thanh toán thuế GTGT được thực hiện một lần ngay tại thời điểm ghi nhận TSCĐ thuê tài chính)  

Nợ các TK 154, 642 ( Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ thanh toán theo định kỳ nhận hóa đơn)  

Có TK 112- Tiền gửi ngân hàng ( nếu trả tiền ngay)  

Có TK 338- Phả trả khác ( thuế GTGT đầu vào phải trả bên cho thuê).  

3.6. Khi trả phí cam kết sử dụng vốn phải trả cho bên cho thuê tài sản, ghi:  

Nợ 635 - Chi phí tài chính.  

Có các TK 111, 112,…  

3.7. Khi trả lại TSCĐ thuê tài chính theo quy định của hợp đồng, kế toán ghi giảm giá trị TSCĐ thuê tài chính, ghi:  

Nợ TK 214- Hao mòn TSCĐ (2142)  

Có TK 2112- TSCĐ thuê tài chính.  

3.8. Trường hợp trong hợp đồng thuê tài sản quy định bên đi thuê chỉ thuê hết một phần tài sản, sau đó mua lại thì khi nhận chuyển giao quyền sở hữu, kế toán ghi giảm TSCĐ thuê tài chính và ghi tăng TSCĐ hữu hình thuộc sở hữu của doanh nghiệp. Khi chuyển từ tài sản thuê tài chính sang tài sản thuộc sỏ hữu của doanh nghiệp, ghi:  

Nợ TK 211- TSCĐ hữu hình  

Có TK 2112- TSCĐ thuê tài chính ( giá trị còn lại TSCĐ thuê tài chính)  

Có các TK 111, 112,…( số tiền phải trả thêm).  

Đồng thời chuyển giá trị hao mòn, ghi:  

Nợ TK 2142- Hao mòn TSCĐ thuê tài chính  

Có TK 2141- Hao mòn TSCĐ hữu hình.  

Bài viết liên quan:  Nguyên tắc kế toán tài khoản TSCĐ 211 theo thông tư 133     

Kế Toán Lê Ánh - Nơi đào tạo kế toán thực hành uy tín nhất hiện nay, đã tổ chức thành công rất nhiều khóa học nguyên lý kế toán , khóa học kế toán tổng hợp online / offline, khóa học kế toán thuế chuyên sâu , khóa học phân tích báo cáo tài chính ... và hỗ trợ kết nối tuyển dụng cho hàng nghìn học viên.     

Nếu như bạn muốn tham gia các khóa học kế toán online /offline hoặc nhân tư vấn các dịch vụ kế toán thuế trọn gói  của trung tâm Lê Ánh thì có thể liên hệ hotline tư vấn: 0904.84.8855 / Mrs Lê Ánh     

Ngoài các khóa học kế toán thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khoá học xuất nhập khẩu online - offline, khóa học hành chính nhân sự online - offline chất lượng tốt nhất hiện nay.  

Từ khóa » Hạch Toán Tk 211 Theo Thông Tư 133