Nguyên Tắc Kế Toán Vốn Chủ Sở Hữu

hạch toán vốn chủ sở hữu Mục lục Hiển thị Nguyên tắc kế toán vốn chủ sở hữu Kết luận

Trong doanh nghiệp, việc kế toán Vốn chủ sở hữu là một trong số các nghiệp vụ cơ bản. Vậy, các nguyên tắc kế toán vốn chủ sở hữu theo thông tư 200/2014/TT/BTC như thế  nào? Bài viết này Ketoan.vn sẽ giúp bạn nắm vững các nguyên tắc này.

hạch toán vốn chủ sở hữu

Nguyên tắc kế toán vốn chủ sở hữu

Để kế toán vốn chủ sở hữu theo thông tư 200, kế toán sử dụng tài khoản 411 – Vốn chủ sở hữu

1, Tài khoản này dùng để phản ánh vốn cho chủ sở hữu đầu tư hiện có và tình hình biến động tăng giảm của nó. Các công ty con, đơn vị có tư cách pháp nhân phải hạch toán độc lập phản ánh số vốn được công ty mẹ bằng tài khoản này

Tùy theo đặc điểm hoạt động của từng doanh nghiệp, kế toán sử dụng tài khoản này tại các đơn vị không có tư cách pháp nhân để phản ánh số vốn kinh doanh được cấp bởi đơn vị mẹ trong trường hợp không sử dụng tài khoản 3361 – Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh để hạch toán

2, Vốn đầu tư của chủ sở hữu bao gồm các khoản sau:

  • Vốn góp ban đầu, vốn góp bổ sung của các chủ sở hữu
  • Các khoản được bổ sung từ các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu
  • Lợi nhuận chưa phân phối từ hoạt động sản xuất, kinh doanh
  • Các phần vốn của trái phiếu chuyển đổi (quyền chọn chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu)
  • Các khoản viện trợ không hoàn lại, các khoản nhận được khác được cho phép ghi tăng vốn chủ sở hữu

3, Các doanh nghiệp chỉ được phép hạch toán vào TK 411 theo số vốn thực tế của chủ sở hữu đã góp chứ không được ghi nhận theo số cam kết, số phải thu của chủ sở hữu.

Doanh nghiệp phải tổ chức hạch toán chi tiết số vốn đầu tư của chủ sở hữu theo nguồn hình thành vốn

Các nguồn hình thành vốn như:

  • Vốn góp của chủ sở hữu
  • Thặng dư vốn cổ phần
  • Vốn khác

Ngoài ra, doanh nghiệp phải thực hiện theo dõi chi tiết cho từng tổ chức, từng cá nhân khi tham gia góp vốn.

4, Doanh nghiệp được ghi giảm số vốn chủ sở hữu khi:

  • Doanh nghiệp nộp trả vốn cho Ngân sách nhà nước
  • Doanh nghiệp bị điều động vốn cho doanh nghiệp khác theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền
  • Trả lại vốn đã góp cho chủ sở hữu, hủy bỏ cổ phiếu quỹ theo quy định của pháp luật hiện hành
  • Giải thể, chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật
  • Các trường hợp khác được phép

5, Xác định phần góp vốn của nhà đầu tư bằng ngoại tệ

  • Khi giấy phép đầu tư quy định vốn điều lệ của doanh nghiệp được xác định bằng ngoại tệ tương đương với một lượng tiền Việt Nam đồng, việc xác định phần góp vốn được căn cứ vào số lượng ngoại tệ thực góp, không xem xét đến việc quy đổi ngoại tệ sang Việt Nam Đồng theo giấy phép đầu tư.
  • Trường hợp doanh nghiệp thực hiện công tác ghi sổ kế toán, lập BCTC bằng Việt Nam Đồng, khi nhà đầu tư góp vốn bằng ngoại tệ theo tiến độ, kế toán phải áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại từng thời điểm thực góp để quy đổi ra đồng tiền kế toán, đồng thời ghi nhận vào tài khoản 411.
  • Trong quá trình hoạt động, tài khoản 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu có gốc ngoại tệ thì không được phép đánh giá lại.

hạch toán vốn chủ sở hữu 2

6, Trường hợp nhận góp vốn bằng tài sản, phải phản ánh tăng TK 411 theo đánh giá lại của tài sản được các bên góp vốn chấp thuận. Không được ghi tăng các tài sản vô hình như thương hiệu, nhãn hiệu, tên thương mại, quyền khai thác, phát triển dự án… trừ khi được pháp luật có liên quan cho phép.

7, Đối với công ty cổ phần, vốn góp cổ phần được ghi theo giá cổ phiếu phát hành nhưng được phản ánh theo chỉ tiêu riêng:

  • Vốn góp của chủ sở hữu
  • Thặng dư vốn cổ phần

Vốn góp của chủ sở hữu được phản ánh theo mệnh giá của cổ phiếu đồng thời được theo dõi chi tiết với cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết và cổ phiếu ưu đãi.

Thặng dư vốn cổ phần phản ánh phần chênh lệch giữa mệnh giá của cổ phiếu và giá phát hành và có thể dương (nếu giá phát hành > mệnh giá) hoặc có thể âm (nếu giá phát hành< mệnh giá)

8, Nguyên tắc xác định và ghi nhận quyền chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu:

  • Quyền này được phát sinh khi doanh nghiệp phát hành loại trái phiếu có thể chuyển đổi thành một lượng cổ phiếu xác định được quy định rõ trong phương án phát hành.
  • Giá trị cấu phần vốn của trái phiếu chuyển đổi là phần chênh lệch giữa tổng tiền thu về từ phát hành trái phiếu chuyển đổi và giá trị cấu phần nợ của trái phiếu chuyển đổi.
  • Tại thời điểm ghi nhận ban đầu, giá trị quyền chọn cổ phiếu của trái phiếu chuyển đổi được ghi nhận riêng biệt trong phần vốn đầu tư của chủ sở hữu
  • Khi đáo hạn, phần này được kế toán ghi nhận là thặng dư vốn cổ phần

Kết luận

Hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những nguyên tắc cơ bản nhất để hạch toán vốn chủ sở hữu theo thông tư 200/2014/TT/BTC của Bộ Tài chính.

Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết tại

>>Kế toán vốn bằng tiền và vai trò đối với doanh nghiệp

Từ khóa » Nguyên Tắc Ghi Nhận 411