Nguyên Tắc Khi đi Lễ Chùa Yên Tử: Chuẩn Bị Lễ Và đi Lễ - Antamtour
Có thể bạn quan tâm
Cách sắm lễ khi đi chùa Yên Tử
Lễ chùa Yên Tử nên sắp lễ chay như: hương, hoa tươi, quả chín, oản, xôi, chè…
- Nếu đặt lễ mặn không nên đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện tức là chính điện, tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa ở Yên Tử. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh. Việc sắm sửa lễ mặn như cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt gà, giò, chả… chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu và chỉ dâng đặt tại ban thờ hay điện thờ mà thôi.
- Khi chuẩn bị đi lễ chùa Yên Tử cần lưu ý: Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa, Nếu có chuẩn bị sắm sửa lễ này thì chỉ nên đặt ở bàn thờ thần linh hay Thánh Mẫu, Đức Ông. Ngay cả tiền thật khi chuẩn bị thì bạn cũng không nên đặt ở hương án nơi chính điện. Số tiền này nên bỏ vào hòm công đức tại chùa.
- Hoa tươi lễ phật thường dùng là: Hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… không dùng các loại hoa tạp, hoa dại.
- Trước ngày dâng hương lễ Phật ở chùa cần chay tịnh trong đời sống sinh hoạt ngày thường: ăn chay, kiêng giới, làm việc thiện…
Một số nguyên tắc khi đi lễ chùa Yên Tử
Trang phục
Khi vào chùa cần mặc quần áo dài, kín cổ, đi khẽ. Tránh mặc áo ngắn tay, áo sát nách, áo may ô, quần short, váy ngắn… Đối với Phật tử thì phải mặc áo lễ khi đến điện thờ Phật trong chùa.
Ra, vào
Khi đi qua cổng tam quan vào chùa nên đi vào cửa Giả quan (bên phải) và đi ra bằng cửa Không quan (bên trái). Cửa Trung quan chỉ dành cho Thiên tử, bậc cao tăng, bậc khoa bảng đi vào chùa và đi ra cũng theo cửa này.
Sau đó, du khách có thể gặp sư trụ trì, sở dĩ là vì Chùa do sư trụ trì cai quản, có sư, tăng ni, chùa mới được giữ gìn và Đạo Phật mới được truyền lưu nên khi vào chùa phải theo lệ.; Khi đứng khấn vái, không nên đứng thẳng ban thờ mà nên đứng chếch sang một bên.
Xưng hô
Với nhà sư thì xưng là A di đà Phật, bạch thầy,… và xưng mình là con. Xưng hô như vậy tức là nhìn thấy tăng mà tưởng nhớ thầy Thích Ca Mâu Ni, mình xưng hô như vậy là đang xưng hô với Đức Thích Ca.
Nếu nhà sư đó là thầy hướng dẫn mình tu tập thì xưng hô là thầy thì ngoài ý nghĩa trên còn mang nghĩa là thầy dạy học đạo. Khi thưa gửi gì với nhà sư thì đều chắp tay hình búp sen.
Các bước hành lễ khi đi chùa Yên Tử
+ Đặt lễ vật: thắp hương và làm lễ ở ban thờ Đức Ông trước.
+ Sau khi đặt lễ ở ban Đức Ông xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang rồi làm lễ chư Phật, Bồ Tát.
+ Sau khi đặt lễ chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà bái đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.
+ Lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu).
+ Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tùy tâm công đức.
Antamtour chuyên thực thực hiện tour lễ hội: Tour Yên Tử 1 ngày
Từ khóa » đi Lễ Chùa Yên Tử
-
Từ A - Z Kinh Nghiệm đi Lễ Chùa Yên Tử đầu Năm - PYS Travel
-
Chùa Yên Tử Quảng Ninh Và 7 Trải Nghiệm Không Thể Bỏ Qua
-
Đi Lễ Chùa Yên Tử Nên Sắm Lễ Gì? - Smile Travel
-
Kinh Nghiệm Sắm Lễ đi Chùa Yên Tử Cầu Tài Lộc, Nhân Duyên Và Bình An
-
KINH NGHIỆM ĐI LỄ CHÙA YÊN TỬ QUẢNG NINH 2020 - 123tadi
-
Kinh Nghiệm Du Lịch Chùa Yên Tử 1 Ngày Chi Tiết: Lịch Trình, Giá Vé...
-
Đầu Xuân Rủ Nhau Lễ Chùa Yên Tử: Nên đi Những Nơi Nào, Cần ...
-
Lên Chùa Đồng Qua Tây Yên Tử, Cần Chuẩn Bị Những Gì?
-
Kinh Nghiệm đi Lễ Chùa Yên Tử đầu Năm Mới - Thủ Thuật
-
Kinh Nghiệm Du Lịch Yên Tử: Hành Trình Kết Nối Tâm Linh đầy Bình Yên
-
Kinh Nghiệm đi Chùa Yên Tử Quảng Ninh Cho Người Mới - HaloTravel
-
Tour Yên Tử - Du Xuân Đầu Năm
-
Tuyến Cáp Treo Yên Tử - Trọn Bộ Thông Tin Bạn Cần
-
Giải Ngố Với Kinh Nghiệm đi Chùa Yên Tử Từ A-Z Khi Du Lịch Hạ Long