Nguyên Tắc Phối Màu Và Các Nhóm Màu Quen Thuộc Trong Thiết Kế ...
Có thể bạn quan tâm
Màu sắc cơ bản và giải thích những khái niệm màu sắc
Màu cơ bản hay còn gọi là màu gốc, có 3 màu: Đỏ, xanh (xanh dương), vàng. Từ 3 màu cơ bản này mà theo từng cấp độ phối màu mà tạo thành đa dạng những màu sắc khác nhau.
Cụ thể, phối màu sẽ bắt đầu từ 3 màu gốc: Xanh + Đỏ = Tím Đỏ + Vàng = Cam Vàng + Xanh = Xanh lá câyTiếp tục với phối màu từ màu gốc và các màu mới F1 tạo thành F2, tăng số lượng màu. Quy tắc phối là Xanh + Tím, Đỏ + Tím. Hoặc Đỏ + Cam, Vàng + Cam. Còn lại Vàng +Xanh lá cây, Xanh + Xanh lá cây, tạo thành 6 màu mới.
Tổng thể 3 màu gốc + 3 màu cấp F1 + 6 màu cấp F2 sẽ thành bảng 12 màu mà chúng ta thường thấy.
Ba màu gốc cơ bản của màu sắc Bảng vòng tròn - bánh xe màu Khái niệm màu sắc:- Màu dương tính: Là màu tạo ra từ một nguồn sáng, kết hợp cộng màu. Trong đó nổi bật có màu Trắng = Màu đỏ + Xanh lá cây + Xanh da trời tạo thành.
- Màu âm tính: Màu hấp thu ánh sáng. Nổi bật màu đen, nâu đen, lấy các mảng trừ màu. Pha Đỏ + Vàng + Xanh dương = Đen, Đỏ + Xanh lá = Đen…
Tùy cách phối màu khác nhau mà tạo màu sắc thuộc dương tính, sắc trắng cũng như màu âm tính/đen. Nhưng khi phối màu dương tính cơ bản với nhau sẽ thành màu âm tính và ngược lại.
Sự kết hợp tạo màu trắng và đen
8 loại màu sắc cơ bản: Đây là khái niệm về 8 loại màu cơ bản tính theo bảng vòng tròn màu
- Màu nóng (Hot)Là màu đỏ bão hòa trên vòng tròn màu với các sắc độ đỏ như đỏ tươi, đỏ đô… Màu đỏ cực nổi bật và ấn tượng, tạo cảm giác nóng.
Không gian nội thất, hoa quả màu nóng
- Màu lạnh (Cold)Màu thuần xanh biển, xanh dương với độ dịu mát và tươi tắn cao. Màu lạnh cho cảm giác mát mẻ khác hẳn màu nóng, đôi khi cảm giác lạnh.
Sắc xanh mát lạnh
- Màu ấm (Warm)Màu ấm là màu nhẹ hơn màu nóng, thuộc sự pha trộn của màu đỏ và vàng. Điển hình là màu cam. Tùy sự pha trộn màu màu cam tạo thành đa sắc, cảm giác ấm áp và không quá nóng như màu nóng.
Sắc màu ấm áp vàng cam
- Màu mát (Cool)Được tạo thành từ màu xanh và vàng, tạo cảm giác mát, không quá lạnh. Những màu xanh lá cây, xanh lá mạ…là phổ biến.
Sắc màu mát mẻ xanh nhẹ
- Màu sáng (Light)Là màu phản chiếu, có độ sáng, trắng, trong. Tính nhẹ nhàng, trong, sáng. Màu sáng được pha bỏi đỏ + Lục Lam và vàng nhạt. Màu sáng đem lại không gian trẻ trung, thư thái và nhẹ nhàng, thoáng rộng.
- Màu sậm (dark)Màu sậm là màu chứa màu đen khi phối màu. Màu này cho cảm giác co lại không gian, tạo cảm giác nhỏ lại và khá tối, ảm đạm. Kết hợp màu sáng và sậm mang lại sự tương phản cao.
- Màu nhạt (Pale)Là màu nhẹ, sắc độ không lớn, có chứa nhiều màu trắng trong đó để giảm đi độ mạnh của màu. Màu nhạt nhẹ nhàng, thoáng rộng, tinh tế và dễ kết hợp trong thiết kế nội thất không gian sống.
- Màu tươi (Bright)Là màu trông rõ ràng và tinh khiết của các màu, có thể gọi là được tạo thành bởi các màu trong bảng màu nguyên thủy. Nhưng trong đó có chứa màu xanh, đỏ, vàng và cam là chủ yếu. Màu tươi sáng rõ và nổi bật.
Nguyên tắc phối màu
Khi áp dụng trong đời sống, người ta thực hiện nguyên tắc phối màu đa dạng với sự trợ giúp của những màu khác nhau. Có 10 nguyên tắc cơ bản thường dùng:
- Phối màu không sắc (Achromatic): Chỉ dùng màu đen, trắng, xám với cấp độ khác nhau thành màu không sắc
-Phối màu tương tự (Analogous): Chọn 3 màu liền nhau thuộc vòng tròn màu sau đó thêm trắng/ đen sáng tối.
- Phối màu chỏi (Clash): Dùng các màu bên phải/bên trái bổ sung trên vòng tròn màu để phối cùng. Ví dụ màu xanh lá bổ sung cho màu dỏ, màu chỏi sẽ là màu xanh dương bên trái màu xanh lá.
- Phối màu bổ sung (Complementary): Sử dụng các màu đối diện trên vòng tròn để phối
- Phối màu đơn sắc (Monochromatic): Dùng màu chính cộng màu có sắc thái tương tự, độ bóng. Ví dụ màu đỏ với đỏ đô…
- Phối màu trung tính (Neutral): Dùng màu chính phối với màu sáng hoặc sậm hơn. Ví dụ màu đỏ với trắng tạo thành đỏ nhạt hơn nhiều.
- Phối màu bổ sung từng phần (Split Complementary): Màu chính + màu hai bên để dổ dung
- Phối màu căn bản (Primary): Sử dụng 3 màu cơ bản chính như trên
- Phối màu bổ sung cấp thứ hai (Secondary): Phối màu chính với hai màu bổ sung ở cấp độ 2
- Phối màu bổ sung cấp thứ ba (Tertiary): Màu chính + màu bổ sung cấp thứ 3.
Với những kiểu phối màu khác nhau, những màu sắc tạo thành sẽ giúp không gian thiết kế kiến trúc nội thất cá tính độc đáo và đẹp hơn. Hiện có hàng nghìn, tỷ loại màu, chủ nhà có thể tham khảo cho không gian sống hay bất kỳ lĩnh vực yêu thích nào.
Chọn màu trong thiết kế trang trí nội thất
Từ bánh xe màu sắc, người dùng có thể chọn theo nhiều cách khác nhau để đưa màu sắc hài hòa không gian. Trong đó, có 7 cách thường chọn, dễ phối màu hợp lý theo bánh xe màu.
Các cách chọn màu sắc sử dụng hài hòa
- Chọn màu đơn sắc: Chỉ chọn một màu trong bánh xe màu. Màu đơn sắc tạo cảm giác đồng bộ cao, gắn kết. Pha màu với màu đen, trắng để tăng độ đậm nhạt, hài hòa dễ chịu. Hoặc dùng thêm màu đen, trắng tương phản.
Đơn sắc màu đỏ với màu trắng
- Chọn màu liền kề: Chọn các màu đứng cạnh nhau theo cùng một gam cơ bản với sự pha trộn hài hòa, thường khoảng 3-4 màu. Chọn kết hợp màu kiểu này gần gũi và mang lại nhiều sự lựa chọn đồng điệu hay tương phản.
Chọn màu kề nhau
- Chọn màu tương phản: Chọn những cặp màu nằm đối diện nhau trong vòng tròn màu. Những màu tương phản đối nghịch tạo điểm nhấn rõ nét.
- Màu tương phản bổ sung: Chọn màu theo hình chữ T, gồm 1 màu chính và 2 màu bên cạnh màu tương phản đối diện của nó. Từ đó đem lại màu sắc vừa tương phản vừa nhẹ nhàng, bổ trợ, đa dạng màu hơn.
- Hình tam giác: Chọn 3 màu tại ba đỉnh tạo thành tam giác đều của bánh xe. Màu đem lại đa sắc thái, ấn tượng cao và dành cho những ai muốn dùng nhiều màu phối hợp.
Theo gam màu tam giác
- Chọn màu theo hình vuông: Lấy 4 màu theo hình vuông đều, dành thêm nhiều màu sắc cho không gian.
- Màu theo hình chữ nhật: Chọn màu theo bốn đỉnh hình chữ nhật, hài hòa và ấn tượng cao, thường là màu bổ trợ cho hai màu đối ngịch nhau, tương phản nhẹ nhàng.
Ngoài cách lựa chọn màu như trên, yếu tố phong thủy với sự quyết định màu chính sẽ giúp người dùng lựa chọn màu cho thiết kế thi công nội thất đẹp, tạo được sắc thái riêng. Bởi màu sắc phong thủy đem tới cho không gian nhiều thịnh vượng, tránh sự kìm hãm và không phát triển.
Màu xanh thẫm và xanh lá mạ cho người mệnh Thủy
Ví dụ người mệnh Kim dùng màu Trắng chủ đạo, có thể áp dụng các cách lựa chọn trên nhưng tránh chọn màu thuộc mệnh Hỏa, tương khắc điển hình là màu đỏ. Hay người mệnh Thủy chọn màu xanh thẫm, đen và tránh mệnh Thổ màu nâu.
Lựa chọn phối màu như trên với sự thay đổi đậm nhạt khác nhau phục vụ cho từng không gian diện tích riêng. Trong phòng nhỏ, màu dương tính, sắc trắng thường được ưu tiên làm màu nền sau đó mới phối màu theo bánh xe màu.
Chọn đa sắc màu xanh - đỏ
Quý vị nên nghiên cứu kỹ để chọn màu đẹp mà hài hòa cân đối. Trong trường hợp cần thiết để hoàn thiện, quý vị có thể thuê kiến trúc sư chuyên ngành, công ty thiết kế nội thất để được tư vấn tốt hơn. ===>>> Không gian thiết kế nội thất đẹp sinh động với màu xanh tươi trẻTừ khóa » Các Màu Phối Hợp Với Nhau
-
9 Cặp Màu "sang-xịn" Giúp Phái đẹp Chinh Phục Mọi ánh Nhìn
-
NGUYÊN TẮC Mix Màu CƠ BẢN Trong Bảng Phối Màu QUẦN ÁO Nữ
-
100 Kiểu Phối Màu Dành Cho Dân Thiết Kế (P1)
-
Nguyên Tắc Phối Màu - IColor Branding
-
100 Bảng Kết Hợp Màu Sắc Và Cách áp Dụng Chúng Vào Thiết Kế Của ...
-
Điều Khiển Màu Sắc Với 6 Cách Phối Màu Cơ Bản - Design Box
-
Bảng Phối Màu – Cách Phối Màu đẹp, Lạ, độc đáo Nhất - Halo Fink
-
Những Nguyên Tắc Phối Màu Cơ Bản Cho Quần áo Bạn Cần Nắm
-
Tìm Hiểu Về Màu & Cách Phối Màu
-
50 Kiểu Phối Màu Chuẩn Dành Cho Thiết Kế đồ Họa - CTIM
-
7 Cách Phối Màu Sắc ấn Tượng Cho Không Gian Sống Của Bạn!
-
7 “thủ Thuật” Phối Màu Chuẩn Không Cần Chỉnh
-
Màu Xanh Lá Cây Mặc Với Màu Gì đẹp? 10 Cách Phối đồ Với Màu ...