NGUYÊN TẮC SẮP XẾP BỐ CỤC MÀU MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
Có thể bạn quan tâm
Mỹ thuật công nghiệp là ngành gì? Có bao nhiêu nguyên tắc sắp xếp bố cục màu trong mỹ thuật công nghiệp. Bài viết này sẽ giải đáp tất cả thắc mắc của bạn!
NGUYÊN TẮC SẮP XẾP BỐ CỤC MÀU MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
Trang trí là trong những phương cách hiệu quả giúp cho cuộc sống xung quanh được thẩm mỹ hơn. Có nhiều hình thức trang trí khác nhau đến trang trí trong công nghiệp, điện ảnh,… có thể thay đổi màu sắc, mượn những hình ảnh từ hoa, lá, côn trùng, động vật đã được cách điệu. Để đưa vào làm đẹp thêm cho đối tượng cần được trang trí.
Màu sắc là trong những yếu tố quan trong việc tạo nên vẻ đẹp trong trang trí. Màu sắc gây sự phấn khích, rung động trong cảm xúc, vui tươi, cảm giác mát mẻ, ấn tượng,… hay u buồn mang theo tâm trạng người vẽ cũng như truyền cảm xúc đến với người xem qua cảm nhận. Như vậy, bố cục màu sắc là điểm mấu chốt nâng cao hiểu quả trang trí.
Bây giờ chúng ta cùng nhau đi sâu vào các phương diện bố cục màu sắc mỹ thuật trong công nghiệp nhé.
1/ Nguyên tắc Cân bằng – Balance
Đây là một trong những nguyên tắc cần thiết và quan trọng nhất. Bất kì thiết kế đồ họa công nghiệp hay tắc phẩm nghệ thuật đều phải thực hiện tốt yếu tố cân bằng này.
Đối với hình ảnh tạo ra trên một bề mặt bằng phẳng như một thiết kế. Hay một bức tranh sơn dầu cùng một nguyên tắc cân bằng được áp dụng. Tuy nhiên, thay vì có thể chất cân bằng thực tế, các nghệ sĩ cần tạo ra một ảo giác về sự cân bằng. Điều này còn được gọi là cân bằng thị giác.
2/ Nguyên tắc Tương phản – Contrast
Tương phản trong nghệ thuật và thiết kế xảy ra khi hai thể dạng liên quan là khác nhau. Quá nhiều điểm giống nhau của các thành phần trong thiết kế sẽ trở nên đơn điệu.
Tương phản xảy ra khi ta dùng cùng lúc Màu sắc (Nóng – Lạnh); Đường nét ( Thẳng – cong, ngang- đứng v.v.); Hình khối (Đặc – rỗng, Lớn – nhỏ); Hình dạng (Vuông – Tròn)…
Để có được sự tương phản màu sắc ta cần hiểu vòng tròn màu. Trong vòng tròn màu, hai màu ở vị trí đối diện nhau tạo nên tương phản mạnh nhất.
3/ Nguyên tắc Chuyển động – Movement
Movement là đường mà đôi mắt của chúng ta theo khi nhìn vào một tác phẩm nghệ thuật. Mục đích của Movement là tạo ra sự thống nhất trong các tác phẩm nghệ thuật khi ta sử dụng mắt để theo dõi.
Nó có thể đạt được bằng cách dùng những thứ như: nhịp điệu, sắp xếp, nét bút v.v. Chuyển động – Movement quan hệ cộng tác với nhau bằng các liên kết thành phần khác nhau của một tác phẩm với nhau.
4/ Nguyên tắc Nhấn mạnh – Emphasis
Sự nhấn mạnh của một khu vực cụ thể, tập trung hơn là trình bày một mê cung của các chi tiết quan trọng ngang nhau. Chúng ta có thể sử dụng các nguyên tắc Cân Bằng bất đối xứng, Tương phản, Chuyển động để tạo nên nhấn mạnh nổi bật cho một đối tượng. Hay cho một thông điệp mà bạn muốn truyền tải từ sáng tạo của bản thân.
Cách tiếp theo để tạo ra sự nhấn mạnh là bằng cách tương phản yếu tố chính với các vật khác. Hoặc nhấn mạnh có thể được tạo ra bởi một thay đổi ngầu hứng về hướng, kích thước, hình dạng, kết cấu, giai điệu, màu sắc hoặc đường nét.
5/ Nguyên tắc Đồng nhất – Unity
Đồng nhất là một nguyên tắc phổ biến trong các thiết kế hiện đại. Nguyên tắc này yêu cầu người thiết kế dùng những yếu tố, đối tượng, màu sắc giống nhau xuyên suốt trong các tác phẩm của mình.
Bạn biết Unity đạt được khi tất cả các khía cạnh của thiết kế bổ sung cho nhau chứ không phải là cạnh tranh cho sự chú ý. Nó dùng để tăng cường mối quan hệ giữa các yếu tố thiết kế. Và nó cũng liên quan đến các chủ đề chính được thể hiện trong tác phẩm.
6/ Nguyên tắc Nhịp điệu – Rhythm
Nhịp điệu xuất hiện hầu hết trong các hoạt động đời sống chúng ta. Bạn có thể gặp nó trong những bài hát; những hàng gạch; những hoa văn lặp đi lặp laị; những hàng cây bên đường hay những dãy nhà bạn đi qua.
Một mối quan hệ được tạo ra khi hai hay nhiều yếu tố được đặt cùng trong một tác phẩm. Mối quan hệ này được cho là hợp lý khi một tỉ lệ mong muốn tồn tại giữa các yếu tố.
7/ Nguyên tắc Tỉ lệ – Propotion
Tỷ lệ trong nghệ thuật là mối quan hệ hài hòa hoặc so sánh giữa hai hay nhiều yếu tố trong một thành phần. Nó liên quan đến kích thước, màu sắc, số lượng, sắp xếp, sắc độ.
Một mối quan hệ được tạo ra khi hai hay nhiều yếu tố được đặt cùng trong một tác phẩm. Mối quan hệ này được cho là hợp lý khi một tỉ lệ mong muốn tồn tại giữa các yếu tố.
8/ Nguyên tắc Đơn giản – Symplicity
Đơn giản trong nghệ thuật hay còn được gọi là nền kinh tế thị giác hoặc thiết kế tối giản. Nghĩa là bỏ qua tất cả các yếu tố không cần thiết các yếu tố không quan trọng. Cũng vừa bỏ qua chi tiết không thực sự đóng góp vào bản chất của các thành phần tổng thể. Tất cả nhằm nhấn mạnh những gì là chủ chốt.
Rất nhiều vẻ đẹp và kỹ năng trong thiết kế tập trung vào việc vứt bỏ những gì ra ngoài. Thay vì cố gắng ôm đồm tất cả mọi thứ bạn có thể.
Qua bài viết trên cho thấy, nếu chọn màu sắc đẹp nhưng bố cục không hợp lí cũng làm cho thiết kế mỹ thuật kém hiệu quả. Nên đây được xem là quy tắc vàng trong sắp xếp bố cục màu sắc mà người thiết kế mỹ thuật phải tuân theo.
Bài Viết Liên Quan:
- Học vẽ
- Nghệ thuật trong bố cục tạo hình và các nguyên tắc thực hiện
Tag: bố cũ màu, các dạng trang trí bố cục màu, bố cục mỹ thuật, bài màu mỹ thuật công nghiệp, bố cục màu sắc trong thiết kế, cách sắp xếp bố cục trong trang trí, quy tắc bố cục trong tranh.
Từ khóa » Bố Cục Màu Mỹ Thuật Công Nghiệp
-
Trọn Bộ đề Thi Bố Cục Màu Mỹ Thuật Công Nghiệp (khối H) Các Năm
-
Bố Cục Màu - Mỹ Thuật MS
-
Đề Thi Bố Cục Màu Đại Học MTCN Qua Các Năm - Mỹ Thuật MS
-
Bố Cục Màu Mỹ Thuật Công Nghiệp | Tự Học Vẽ Tranh đẹp Tại Nhà
-
Bố Cục Mỹ Thuật 2 - đề Thi Mỹ Thuật Công Nghiệp - NoithatHot
-
đề Thi Bố Cục Màu Mỹ Thuật Công Nghiệp - Tìm Với Google - Pinterest
-
Bố Cục Màu MTCN | Nhật Ký Nghệ Thuật, Mỹ Thuật, Màu Sắc - Pinterest
-
Tổng Hợp đề Thi Bố Cục Màu Mỹ Thuật Công Nghiệp
-
Hướng Dẫn Vẽ Bố Cục Tự Do Và đánh Số Các Mảng Màu - YouTube
-
Một Số Bài Bố Cục Màu Của Sinh Viên.
-
Bố Cục Màu Mỹ Thuật Công Nghiệp - Facebook
-
Bố Cục Màu Mỹ Thuật Công Nghiệp - Bài Vẽ Màu Thứ 4 Của Học Sinh ...
-
Bài Màu Mỹ Thuật Công Nghiệp - Luyện Thi Khối V - H - We Art Studio
-
Đề Thi Bố Cục Màu Đại Học MTCN Qua Các Năm - Mỹ Thuật ARC Hà Nội