Nguyên Tắc Thiết Kế Và Bố Trí ánh Sáng Trong Nhà ở Theo Phong Cách ...

Đánh giá post

Thiết kế ánh sáng là một yếu tố quan trọng trong các yếu tốt của thiết kế nội thất. Bởi ánh sáng không chỉ tác động tới thị giác mà còn tác động đến cảm giác của bạn. Một hệ thống ánh sáng hoàn hảo sẽ giúp trang hoàng căn nhà của bạn và tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái cho đôi mắt của bạn. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ tập trung chia sẻ cho bạn về:

Nguyên tắc thiết kế và bố trí ánh sáng trong nhà ở

Thiết kế chiếu sáng trong nhà và ngoài trời

Nguyên tắc thiết kế lấy sáng cho không gian là một trong các bước thiết kế chiếu sáng cần nắm rõ. Dưới đây là một số những nguyên tắc thiết kế chiếu sáng cần nắm rõ:

1. Chọn đèn chiếu sáng phù hợp chức năng và tiết kiệm năng lượng

Đèn chiếu sáng phù hợp với yêu cầu chiếu sáng và có chất lượng tốt, số lượng đầy đủ. Hiện nay có 3 loại đèn chiếu sáng phổ biến đó là: đèn sợi đốt, huỳnh quang và led mỗi loại có đặc trưng riêng như:

  • Đèn sợi đốt thông thường hay halogen có màu ấm nhưng tỏa nhiệt lớn, tuổi thọ thấp nên thường sử dụng ở những vị trí công năng đặc biệt.
  • Đèn huỳnh quang có ánh sáng mát, ít tỏa nhiệt, tuổi thọ cao nên thường được sử dụng trong thiết kế chiếu sáng văn phòng, nhà xưởng.
  • Đèn led phong phú, tiết kiệm năng lượng, đa dạng màu sắc, tuổi thọ bền và có thể sử dụng chiếu sáng được trong nhiều loại không gian, thích hợp trang trí nghệ thuật.

Nguyên tắc thiết kế và bố trí ánh sáng trong nhà ở (6)

2. Đảm bảo thiết kế tiêu chuẩn chiếu sáng trong nhà

Ánh sáng màu nào tốt cho mắt? Tiêu chuẩn ánh sáng phòng làm việc, phòng ngủ, phòng khách… sẽ có yêu cầu khác nhau. Tiêu chuẩn ánh sáng dưới đây tính theo Lux (ký hiệu: lx) là đơn vị đo độ rọi trong đo lượng quốc tế và nó được sử dụng trong trắc quang học để đánh giá cường độ ánh sáng cảm nhận được.

Ví dụ: Ánh sáng mặt trời trung bình trong ngày có độ rọi dao động trong khoảng 32.000 lux tới 100.000 lux, nếu ánh sáng ngoài trời thời điểm bình minh hoặc hoàng hôn cũng có độ rọi khoảng 400 lux.

  • Tiêu chuẩn ánh sáng phòng khách,: Độ sáng 400 lux
  • Trường quay truyền hình được chiếu sáng với độ rọi khoảng 1.000 lux
  • Tiêu chuẩn ánh sáng phòng ngủ: Độ sáng 100 lux – Phòng bếp: Độ sáng 600 lux
  • Tiêu chuẩn chiếu sáng phòng làm việc, trong phòng học: Độ sáng 700 lux
  • Tiêu chuẩn chiếu sáng cho phòng tắm: Độ sáng 400 lux –
  • Tiêu chuẩn chiếu sáng sân vườn: Độ sáng 100 lux

Nguyên tắc thiết kế và bố trí ánh sáng trong nhà ở (3)

Ngoài ra cần lưu ý:

  • Tính toán số lượng đèn hợp lý và lựa chọn lượng đèn chiếu sáng chức năng phù hợp
  • Sử dụng đèn chiếu sáng đúng mục đích, ưu tiên các thiết kế có thể tận dụng ánh sáng tự nhiên và có thể điều chỉnh giảm thiểu ánh sáng
  • Ưu tiên thiết kế đèn điện chiếu sáng trong nhà phục vụ cho một công việc cụ thể thay vì chiếu sáng tổng thể.
  • Tối ưu lựa chọn các thiết bị chiếu sáng căn hộ, nhà ở có tính năng tiết kiệm năng lượng và có thể điều khiển tự động, cảm ứng bật tắt.

Thiết kế ánh sáng theo không gian chức năng

1. Thiết kế chiếu sáng phòng khách

Bố trí ánh sáng phòng khách có thể tận dụng ánh sáng tự nhiên qua cửa chính, giếng trời hoặc đèn chiếu sáng phòng khách giúp cho không gian sinh hoạt tiện nghi và đẹp. Để thiết kế ánh sáng phòng khách cần ghi nhớ:

  • Lựa chọn ưu tiên lấy ánh sáng từ mái nhà
Tin liên quan Nhiệt độ màu và độ hoàn màu đèn Led là gì - Những điều cần biết về đèn Led

Bố trí giếng trời đối với không gian nhà đất không có ánh sáng nhà ống, nhà phố bị hạn chế lấy ánh sáng từ các mặt bên. Lấy ánh sáng từ mái nhà bằng thiết kế cửa sổ cho tầng áp mái, tầng lửng. Cách lấy sáng từ mái nhà bằng các ô kính nhựa thông minh áp dụng đối với nhà cấp 4, nhà mái bằng, lấy ánh sáng nhà ống 1 tầng.

Nguyên tắc thiết kế và bố trí ánh sáng trong nhà ở (7)

  • Bố trí ánh sáng phòng khách với đèn chiếu sáng:

Phòng khách nên dùng ánh sáng màu gì sẽ phụ thuộc vào màu sơn tường nên khi chọn bố trí đèn chiếu sáng cho phòng khách nên chọn sao cho có thể làm nổi bật màu sơn tường theo đặc trưng mối quan hệ của ánh sáng và màu sơn tường như sau:

– Đèn màu sáng trắng: giữ nguyên màu sơn tường – Đèn màu vàng: màu sơn tường vàng nhạt hơn, màu xanh lá sẽ đậm hơn, nếu là màu sơn tường hồng thì có thêm sắc đỏ, màu sơn tường trắng kem sẽ có thêm ánh vàng. – Đèn có ánh sáng hơi xanh: màu sơn tường sẽ chuyển sang tông lạnh và xỉn tối màu hơn.

Cách bố trí ánh sáng trong phòng khách nên sử dụng đèn để tạo điểm nhấn cho phòng khách và có thể giúp cho phòng khách nhiều ánh sáng: đèn soi chiếu ánh sáng vào tranh, ánh sáng nội thất phòng khách…

Nguyên tắc thiết kế và bố trí ánh sáng trong nhà ở (14)

  • Trường hợp phòng khách nhỏ hẹp có thể thiết kế ánh sáng phòng khách đẹp hơn nhờ vào việc tập trung xử lý chiếu sáng 1 bức tường của phòng khách và sử dụng các loại đèn âm trần.
  • Để tăng ánh sáng cho phòng khách nên lưu ý bố trí khoảng cách các bóng đèn đến tường bằng nhau.

Nguyên tắc thiết kế và bố trí ánh sáng trong nhà ở (13)

Về cơ bản cách bố trí ánh sáng phòng khách nên tạo nhiều điểm sáng theo nhu cầu nhưng không nên thắp ánh sáng quanh tivi, gương, kính và cần ưu tiên ánh sáng tự nhiên, sử dụng đèn chùm để không gian thêm ấm cúng, tạo điểm nhấn.

2. Thiết kế chiếu sáng hành lang, cầu thang

Thiết kế chiếu sáng hành lang, cầu thang, khu vực tiền sảnh hay nhà để xe nên lưu ý sử dụng các loại ánh sáng gián tiếp là tốt nhất. Với các lối đi hành lang, có thể sử dụng đèn chiếu sáng sâu trong tường, đèn vách để tạo cảm giác ấm cúng, xóa bỏ sự heo hút.

Nguyên tắc thiết kế và bố trí ánh sáng trong nhà ở (15)

Thiết kế ánh sáng cầu thang thì nên dùng đèn áp trần để chiếu thẳng hoặc có thể dụng đèn vách để tăng độ uốn lượn, xinh đẹp cho cầu thang.

Nguyên tắc thiết kế và bố trí ánh sáng trong nhà ở (11)

3. Thiết kế ánh sáng phòng ngủ

Đối với ánh sáng trong phòng ngủ sẽ yêu cầu trong việc chọn màu ánh sáng, loại đèn chiếu sáng phòng ngủ hay bố trí các vị trí lấy sáng thật tự nhiên .

Nguyên tắc thiết kế và bố trí ánh sáng trong nhà ở (1)

Ngoài việc thiết kế bố trí cửa lấy ánh sáng nếu sử dụng đèn chiếu sáng thì nên đảm bảo tiêu chuẩn và có thể điều chỉnh được cường độ ánh sáng, có không gian sinh hoạt riêng tư ngay cả khi thức và ngủ nghỉ.

Nguyên tắc thiết kế và bố trí ánh sáng trong nhà ở (3)

Đèn phòng ngủ nên sử dụng các màu dễ chịu, tạo sự ấm cúng và thoải mái trong việc nghỉ ngơi. Nếu phòng ngủ kèm phòng học, làm việc thì nên chú ý lắp đặt các loại đèn chức năng cho vị trí bàn học. Hoặc cũng có thể dùng bóng đầu giường để khi muốn đọc sách nhưng nên tránh cường độ ánh sáng ảnh hưởng đến người khác. Đèn cũng nên có tính năng xoay và điều chỉnh được các mức ánh sáng theo tiêu chuẩn đọc sách hay ngủ nhé.

Tin liên quan Cách chọn đèn led trang trí shop quần áo thu hút khách hàng tăng doanh thu

Nguyên tắc thiết kế và bố trí ánh sáng trong nhà ở (1)

Lưu ý đến việc bố trí thiết kế ánh sáng phòng ngủ cho trẻ sơ sinh, trẻ em cần có độ sáng thấp, tránh phòng ngủ nhiều ánh sáng quá mức khiến cho không gian quá sáng hay chiếu trực tiếp và khu vực giường gây ảnh hưởng tới mắt và giấc ngủ của trẻ. Nên sử dụng đèn có màu ấm và không chói thẳng vào mắt trẻ để đảm bảo ánh sáng phòng ngủ trẻ sơ sinh vừa phải, dịu êm, tạo sự thuận tiện trong sinh hoạt và thoải mái trong giấc ngủ.

Xem danh sách các loại đèn hot nhất đang có tại Đèn Toàn Lợi

4. Bố trí thiết kế ánh sáng phòng bếp, phòng ăn

Ánh sáng nhà bếp cần được thiết kế chu đáo bởi nó là nơi hội tụ các nhu cầu sinh hoạt ăn uống của cả gia đình. Việc lấy ánh sáng cho nhà bếp có thể ưu tiên ánh sáng tự nhiên nhưng cũng cần có các bố trí ánh sáng phòng bếp bằng đèn điện khi không có ánh mặt trời.

Nguyên tắc thiết kế và bố trí ánh sáng trong nhà ở (16)

Vị trí bố trí ánh sáng phòng bếp hiện đại thường có tủ bếp không gắn sát sàn. Vì vậy có thể bố trí ánh sáng phòng bếp ở dưới chân bếp. Thêm vào đó, không gian phòng ăn cần được đảm bảo tiêu chuẩn ánh sáng vừa phải và lắp đặt đèn có thể điều chỉnh hắt lên xuống khi cần.

Nguyên tắc thiết kế và bố trí ánh sáng trong nhà ở (2)

Ánh sáng nhà bếp khuyên chọn nên có màu vàng, cảm giúp cho việc tăng vị giác của mọi người trong bữa ăn hơn.

5. Thiết kế chiếu sáng cho phòng học, phòng làm việc

Thiết kế chiếu sáng phòng học, phòng làm việc ngoài tận dụng ánh sáng từ các cửa sổ để lấy sáng tự nhiên nhưng thường khá chói nên đa phần là sử dụng các loại ánh sáng nhân tạo. Thiết kế ánh sáng trong phòng học, phòng làm việc hay tại các thư viện nên lưu ý lắp đặt ánh sáng chiếu từ phía bên cạnh, cách chỗ ngồi làm việc 60 cm. Thiết kế chiếu sáng cho 1 phòng học nên có luồng ánh sáng thuận tay viết và cầm sách tránh tạo nên các bóng khiến gây khó khăn cho việc học.

Nguyên tắc thiết kế và bố trí ánh sáng trong nhà ở (2)

Chọn màu ánh sáng đèn khi thiết kế chiếu sáng cho một phòng học cũng là vấn đề cần lưu ý sao cho đảm bảo về hiệu ứng ánh sáng, tăng sức sáng tạo nhưng không ảnh hưởng tới khả năng quan sát của người dùng. Nếu sử dụng đèn có chức năng trang trí với hiệu ứng ánh sáng chỉ nên dùng trong các quán spa, quầy lễ tân hoặc trang trí một góc tường để dành cho nơi thư giãn.

Đồng thời luôn đảm bảo tiêu chuẩn ánh sáng phòng học, phòng làm việc để bảo vệ đôi mắt và giúp tăng hiệu quả, sáng tạo hơn khi sử dụng không gian này.

Nguyên tắc thiết kế và bố trí ánh sáng trong nhà ở (8)

6. Cách lấy ánh sáng cho nhà vệ sinh

Phòng vệ sinh, phòng tắm là nơi thường xuyên được sử dụng trong không gian nhà ở nhưng lại thường ít được chăm chút, bố trí ở những nơi mang tính chất tận dụng, ít lấy được ánh sáng tự nhiên, ẩm thấp. Do đó, nếu bạn muốn thiết lập một không gian phòng tắm, vệ sinh thoải mái đừng quên cách tạo ánh sáng nhà vệ sinh đẹp và tiện dụng.

Nên ưu tiên ánh sáng phòng vệ sinh, phòng tắm có màu trắng bao gồm là ánh sáng mặt trời tự nhiên và bố trí đèn phòng tắm màu trắng.

Tin liên quan [Góc tư vấn] 3 vị trí lắp đèn LED chiếu sáng cho tủ bếp nhà bạn

Nguyên tắc thiết kế và bố trí ánh sáng trong nhà ở (5)

Nên chọn kiểu đèn phù hợp và bố trí cả 2 bên không cao quá so với phần gương soi và tránh bố trí đèn rọi từ đầu xuống gương. Bố trí đèn nhà vệ sinh cũng nên lưu ý đặt ở vị trí ngang tầm mắt khi bạn ngồi vào bàn trang điểm hoặc cao hơn sàn nhà từ 1,5m đến hơn 1,6m, dao động tùy theo vị trí cũng như kích cỡ của gương soi. Công suất đèn chiếu sáng nhà vệ sinh ít nhất là 150w.

  • Nếu có bồn tắm nhỏ, có vách ngăn kính thì nên sử dụng chung đèn với khu vực vệ sinh và lắp đặt cố định trên trần nhà là tốt nhất.
  • Nếu thích trang trí phòng tắm có thể chọn đèn có điện áp thấp, nhỏ gọn hay yêu cầu cường độ chiếu sáng lớn thì nên chọn đèn halogen nhưng lưu ý đến khả năng tỏa nhiệt. Hoặc có thể sử dụng đèn chiếu sáng trang trí vào 1 khu vực nhất định của phòng tắm, nhà vệ sinh giúp tăng tính thẩm mỹ.
  • Kiểu đèn âm trần cũng rất hợp với nhà vệ sinh thiếu ánh sáng tự nhiên, cần sự kín đáo, không có cửa sổ, không gian mở thông với bên ngoài.

Nguyên tắc thiết kế và bố trí ánh sáng trong nhà ở (4)

Xem danh sách các loại đèn hot nhất đang có tại Đèn Toàn Lợi

7. Thiết kế chiếu sáng sân vườn

Thiết kế chiếu sáng sân vườn cũng mang 2 chức năng đó là sinh hoạt thuận tiện và thẩm mỹ nhưng thiên về chức năng thẩm mỹ hơn. Việc bố trí ánh sáng sân vườn sẽ cần thuận thủ các bước thiết kế chiếu sáng sau:

Đánh giá tổng quan khu vườn khi thiết kế: Nên chia khu vường thành từng phần hoa, thảm cỏ, lối đi, tường, sảnh, cây bụi, cây cổ thụ, cầu thang, tường xung quanh, đồ dùng trang trí sân vườn… và mỗi phần sẽ có yêu cầu thiết kế khác nhau, tác động đến việc sử dụng các kỹ thuật chiếu sáng cũng như lựa chọn các phụ kiện. Với mỗi vị trí sẽ có cách bố trí ánh sáng sân khấu cho khu vườn độc đáo, đẹp hơn.

Nguyên tắc thiết kế và bố trí ánh sáng trong nhà ở (12)

Thiết kế ánh sáng sân vườn sẽ là thử thách trong việc lựa chọn các loại đèn từ cắm đất, chiếu trên xuống, độ bền, màu ánh sáng, cường độ tiêu chuẩn ánh sáng, thiết lập nhanh và dễ sử dụng để tạo nên không gian đẹp, ưng ý, tiện đi lại nhất.

Nguyên tắc thiết kế và bố trí ánh sáng trong nhà ở (10)

Chọn nguồn điện: Nguồn tiện trong trang trí ánh sáng sân vườn sẽ cần đảm bảo phù hợp với từng thiết bị, tiết kiệm năng lượng (pin, điện, năng lượng mặt trời…) và tính an toàn.

Trên đây là toàn bộ những lưu ý giúp bạn có được những thiết kế ánh sáng, cách lấy sáng trong nhà ngoài trời không những đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng mà còn đảm bảo yêu cầu về thẩm mỹ cho không gian sống, học tập, làm việc từ nhà ở biệt thự, nhà ống, nhà phố tới nhà xưởng, cửa hàng, spa, nhà hàng, nhà thi đấu, nhà xưởng, hội trường.

Phạm Văn Nguyên

Tôi là Phạm Văn Nguyên hiện đang là CEO của Cửa Hàng Đèn Toàn Lợi chuyên bán về sản phẩm thiết bị đèn trang trí tại Hồ Chí Minh và toàn quốc, tôi tốt nghiệp trường đại học Bách Khoa – Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh. hy vọng các kiến thức được chia sẽ trên website sẽ giúp ích bạn đọc.

Từ khóa » Thiết Kế ánh Sáng Trong Phòng Học