Nguyên Tắc Toàn Diện Là Gì? - Luật Hoàng Phi

Mục lục bài viết

Toggle
  • Nguyên tắc toàn diện là gì?
  • Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện
  • Ví dụ nguyên tắc toàn diện

Nguyên tắc toàn diện là một phần của nguyên lý mối quan hệ phổ biến nên cũng có những tính chất của nguyên lý này là khách quan và phổ biến. Vậy nguyên tắc toàn diện là gì? Chúng tôi xin đưa ra giải đáp đến độc giả quan tâm tìm hiểu.

Nguyên tắc toàn diện là gì?

Nguyên tắc toàn diện trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn là một trong những nguyên tắc phương pháp luận cơ bản, quan trọng của phép biện chứng duy vật.

Nguyên tắc toàn diện đòi hỏi, muốn nhận thức được bản chất của sự vật, hiện tượng và trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải xem xét sự vật trên nhiều mặt, nhiều mối quan hệ của nó.

Nguyên tắc toàn diện đòi hỏi chúng ta nhận thức về sự vật trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác, kể cả mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp.

Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật. Việc quan sát trong sự tồn tại của sự vật sự việc trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, yếu tố, thuộc tính khác nhau trong tính chỉnh thể của sự vật, hiện tượng ấy và trong mối liên hệ qua lại giữa sự vật, hiện tượng đó với sự vật hiện tượng khác; tránh cách xem xét phiến diện, một chiều.

Thực hiện điều này sẽ giúp cho chúng ta tránh được hoặc hạn chế được sự phiến diện, siêu hình, máy móc, một chiều trong nhận thức cũng như trong việc giải quyết các tình huống thực tiễn, nhờ đó tạo ra khả năng nhận thức đúng được sự vật như nó vốn có trong thực tế và xử lý chính xác, có hiệu quả đối với các vấn đề thực tiễn.

Nguyên tắc toàn diện đòi hỏi chúng ta phải biết phân biệt các mối liên hệ, phải biết chú ý đến các mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên … để hiểu rõ bản chất của sự vật và có phương pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong sự phát triển của bản thân.

Trong hoạt động thực tế, theo quan điểm toàn diện, khi tác động vào sự vật, chúng ta không những phải chú ý tới những mối liên hệ nội tại của nó mà còn phải chú ý tới những mối liên hệ của sự vật ấy với các sự vật khác. Đồng thời, chúng ta phải biết sử dụng đồng bộ các biện pháp, các phương tiện khác nhau để tác động nhằm đem lại hiệu quả cao nhất

Nguyên tắc toàn diện là một phần của nguyên lý mối quan hệ phổ biến nên cũng có những tính chất của nguyên lý này là khách quan và phổ biến. Mối liên hệ giữa các sự vật là có tính khách quan và tính phổ biến vì mọi vật trên thế giới đều có chung bản chất và nguồn gốc, đó là tính vật chất của thế giới. Sự tồn tại khách quan của các sự vật cụ thể đều là biểu hiện của mối liên hệ bên trong và mối liên hệ bện ngoài. Không có mối liên hệ giữa các yếu tố bên trong thì không có bản thân sự vật đó, không có mối liên hệ giữa sự vật với những vật xung quanh thì sự vật đó củng không có điều kiện để tồn tại được. Bên cạnh đó sự vật nào vùng là khâu trung gian và mối giới của nhau, do đó mà các sự vật liên hệ với nhau thành một thể thống nhất mà môi sự vật trong đó đều là một bộ phận hay một khâu của nó.

Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện

Theo quan điểm phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì mối  liên hệ giữa sự phát triển và sự phổ biến dùng để cải tạo hiện thực và nhận thức. Đây cũng chính là cơ sở lý luận và phương pháp luận của quan điểm toàn diện. Mọi sự vật, sự việc trên đời đều tồn tại song song các mối quan hệ phong phú và đa dạng. Khi nhận thức về hiện tượng, sự vật, sự việc trong cuộc sống chúng ta cần xem xét đến quan điểm toàn diện. Xem xét đến mối liên hệ của sự vật này với sự vật khác nhằm tránh quan điểm phiến diện. Từ đó tránh được việc phán xét con người hay sự việc một cách chủ quan. Không suy xét kỹ lưỡng mà đã vội  kết luận về tính quy luật hay bản chất của chúng.

Ví dụ nguyên tắc toàn diện

Để giúp độc giả hiểu rõ hơn nguyên tắc toàn diện là gì bài viết xin đưa ra ví dụ thực tế để bạn đọc hiểu hơn về vấn đề. Hiện nay để Việt Nam thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” thì nước ta cần xem xét và áp dụng nguyên tắc toàn diện. Cụ thể một mặt chúng ta phải phát huy nội lực của đất nước ta như nguồn nhân lực, các thế mạnh tự nhiên, thế mạnh kinh tế xã hội; đối ngoại, an ninh quốc phòng. Bên cạnh đó mặt khác, chúng ta cũng cần phải biết tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách do xu hướng quốc tế hóa mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và toàn cầu hóa kinh tế đưa lại.

Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: Nguyên tắc toàn diện là gì. Nếu trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu và giải quyết vấn đề còn điều gì mà bạn đọc thắc mắc hay quan tâm bạn có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài tư vấn pháp luật để được hỗ trợ.

Từ khóa » Ví Dụ Về Nguyên Tắc Toàn Diện Trong Triết Học