Nguyên Tắc Và Kinh Nghiệm Bố Trí Thép Dầm - ODT.VN

Thép dầm là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng rất lớn đến cấu trúc và tải trọng của công trình. Vậy bố trí nó như thế nào mới đúng chuẩn. Dưới dây sẽ là nguyên tắc và kinh nghiệm bố trí thép dầm đúng chuẩn được các chuyên gia khuyến khích áp dụng.

1. Nguyên tắc bố trí thép dầm

Muốn công trình được thi công một cách chính xác, nhanh chóng mà vẫn bảo đảm về mặt an toàn, chất lượng thì việc nắm bắt những nguyên tắc bố trí thép dầm là rất cần thiết. Càng hiểu rõ và vận dụng tốt các nguyên tắc này bao nhiêu thì thời gian thi công, chi phí xây dựng sẽ càng tiết kiệm bấy nhiêu. Vậy nguyên tắc đó là gì?

1.1. Bố trí thép dầm tiết diện ngang

Bố trí thép dầm tiết diện ngang

Bố trí thép dầm được chia thành hai loại là tiết diện dọc và tiết diện ngang. Do đó, nguyên tắc cũng như kinh nghiệm đối với mỗi loại sẽ có sự khác nhau. Là một người hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, bạn cần phân biệt rõ để tránh nhầm lẫn khi áp dụng. Đối với tiết diện ngang:

1.1.1. Chọn đường kính cốt thép dầm dọc

Trong bố trí thép dầm, đường kính cốt thép sẽ có tác động đến phần dầm. Theo đó, kích thước đường kính dầm sàn lý tưởng sẽ dao động trong khoảng 12 – 25mm. Nhưng theo kinh nghiệm của các chuyên gia trong ngành, con số này vẫn có thể tùy chỉnh đến 32mm. Miễn là đảm bảo đường kính không lớn hơn 1/10 bề rộng của dầm.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý, không được thi công vượt quá 3 đường kính cốt thép chịu lực đòng thời trên mỗi dầm. Khoảng cách tối thiểu giữa các đường kính là 2mm.

1.1.2. Lớp bảo vệ cho cốt thép dầm

Trong bố trí thép dầm tiết diện ngang, bạn cần để tâm đến lớp bảo vệ cốt thép dầm. Đặc biệt, phân biệt rõ lớp C1 và C2 trong bảo vệ cốt thép là cần thiết. Cụ thể, lớp bảo vệ không được quá bé, nhất là khi so sánh với đường kính cốt thép. Ngoài ra, giá trị này cũng không được thấp hơn Co. Chi tiết như sau:

  • Với cốt thép chịu lực: Bản và tường có chiều dày 100mm trở xuống thì Co = 10mm. Nếu chiều dày lớn hơn 100 thì Co = 15mm. Trường hợp sườn và dầm cao dưới 250mm thì Co = 15mm. Ngược lại, nếu sườn và dầm cao hơn 250mm thì Co = 20mm
  • Cốt thép chịu lực: Bản và tường có chiều dày từ 100m trở xuống. Co = 10mm. Chiều dày từ 100mm trở lên. Co = 15mm. Còn với dầm và sườn thì chiều cao thường nhỏ 250mm. Như vậy Co = 15mm. Nếu dầm và sườn cao trên 250mm, Co = 20.
  • Cốt thép cấu tạo, cốt thép đai: Nếu kích thước tiết kiện trên 250mm thì Co = 15mm, ngược lại thì Co = 10mm

Đó là tiêu chuẩn thiết kế đối với công trình ở điều kiện tiêu chuẩn. Trường hợp công trình chịu tác động của biển thì cần tăng chiều dày lớp bảo vệ lên. Nếu kết cấu bê tông tổ ong hoặc bê tông nhẹ thì chiều dày tăng thêm được quy định tại điều 8.3 trong tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 5574:2012

1.1.3. Khoảng hở của cốt theo dầm trong bố trí thép dầm

Một nguyên tắc nữa được các chuyên gia đặt ra là kích thước hở giữa hai mép của cốt thép không được nhỏ hơn đường kính cốt thép. Ngoài ra cũng phải lớn hơn trị số to. Khi đặt cốt thép, chú ý phải đặt thành 2 hàng, hàng phía trên to = 50mm.

Bạn cũng cần lưu ý thêm, mỗi một vùng đặt cốt thép thì nên bố trí thành nhiều hàng. Tuyệt đối không được đặt ở hàng trên hay chính xác hơn là vị trí khe hở của hàng dưới.

Trường hợp bất khả kháng, không cho phép đặt quá nhiều cốt thép thì cần bố trí theo cặp. Phương ghép cặp trùng với phương đổ bê tông. Không được đặt ở khe hở giữa các cốt và khoảng cách tiêu chuẩn tối thiểu là 1,5 Ø.

1.1.4. Giao nhau của cốt thép dầm

Bố trí thép dầm theo tiết diện ngang thì không thể tránh khỏi việc giao nhau. Nguyên tắc là đặt sao cho cốt thép phía trên dầm chính đặt dễ dàng vào khoảng trống giữa 2 hàng. Làm như vậy thì khi kẹp cốt thép dầm sàn vào giữa sẽ thuận lợi hơn

1.2. Bố trí thép dầm dọc

Bố trí thép dầm dọc

Tương tự như tiết diện ngang, khi bố trí thép dầm dọc cũng có những nguyên tắc và kinh nghiệm nhất định. Bao gồm:

  • Vị trí cốt thép dọc chịu lực ở trên momen âm. Vùng momen dương được xếp ở dưới. Đây là nguyên tắc bất di bất dịch, bạn cần ghi nhớ để thực hiện đúng trong mọi trường hợp.
  • Tại những vùng đã được tính toán về cách lựa chọn, đặt cốt thép tại nơi có momen lớn nhất. Có thể cắt bớt thanh thép hoặc uốn chuyển vùng để tiết kiệm diện tích cũng như số lượng thép sử dụng.
  • Bảo đảm lượng cốt thép đã đặt chịu được tải trọng của momen uốn tại các tiết diện thẳng góc, tiết diện nghiêng hay không.
  • Neo cố định ở đầu các thành cốt thép – nơi chịu lực lớn. Đồng thời, cần xác định cẩn thận để quy trình luôn đảm bảo được thực hiện theo phương dọc.

Lưu ý, cốt thép trên và dưới có thể đặt độc lập hoặc đặt phối hợp với nhau. Việc bố trí và tìm ra vị trí đặt phù hợp sẽ quyết định đến quy trình thực hiện. Nếu lựa chọn chính xác thì không những không ảnh hưởng đến cách bố trí thép dầm mà quy trình thực hiện cũng dễ dàng hơn.

2. Kinh nghiệm bố trí thép dầm nhịp 5m, 7m, 9m

Kinh nghiệm bố trí thép dầm nhịp 5m, 7m, 9m

Thông thường cách bố trí thép dầm sẽ dựa vào phương án bố trí cốt thép. Khi thi công bố trí thép trong dầm, không thể làm một lần là được luôn. Thực tế, bạn sẽ phải thử nhiều phương án khác nhau để tìm ra được cách bố trí phù hợp nhất. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tham khảo các nguyên tắc khác về uốn cốt thép dầm, neo cốt thép ở giữa nhịp uốn móc tròn, uốn neo gập…

2.1. Bố trí thép dầm nhịp 5m

Thép dầm nhịp 5m là kiểu bố trí phổ biến, rất hay gặp trong các công trình hiện nay. Trong đó, thép dầm nhịp 5m lại được chia thành 3 loại. Chi tiết như sau:

2.1.1. Bố trí thép dầm nhịp 5m đẹp

Cách bố trí thép dầm nhịp 5m đẹp như sau: Lớp dưới cùng là 3 thanh Ø16, thanh gốc số 2 bố trí 2 thanh Ø16, góc số 3 bố trí 1 thanh Ø16. Bố trí như vậy khi kéo dài hết chiều dài 5m sẽ giúp dầm chắc chắn hơn.

Trường hợp khẩu độ lớn hơn thì nên cân nhắc bố trí với tiết diện là 200x400m. Tiết diện này chưa thật sự lý tưởng. Do đó, cách bố trí tốt nhất là 4 thanh Ø18 sử dụng làm thép chủ lực, được tăng cường thêm 1 thanh Ø16 tại mỗi vị trí gối và bụng. Đồng thời, đai sắt cũng sẽ được bổ sung ở ô cầu thang có dầm chiếu tới gác.

2.1.2. Bố trí thép dầm nhịp 5m an toàn

Dầm thép là hạng mục quan trọng, nếu không có kiến trúc chuyên môn thì bạn nên nhờ đến sự trợ giúp của các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp. Đương nghiên, bạn cũng có thể trình bày ý tưởng về không gian kiến trúc để họ đưa ra được một thiết kế phù hợp.

Sau đây là một cách bố trí mà bạn có thể tham khảo: Sử dụng cột 200x200mm và dầm 200x350mm như những căn nhà thông thường khác, sử dụng 2 thanh Ø16 và 2 thanh Ø14 đặt ở giữa nhịp và gối dầm. Nếu tài chính dư dả, bạn có thể tăng lượng thép lên.

2.1.3. Bố trí thép dầm nhịp 5m chuẩn

Có một mẹo mà bạn nên áp dụng để tối thiểu hóa chi phí mà kết quả thu về lại rất cao. Đó là tìm những mô hình nhà có sự tương đồng về vị trí, quy mô, kết cấu… Nếu cách bố trí đã được áp dụng vào thực tế, không xảy ra vấn đề gì, đảm bảo an toàn thì bạn có thể áp dụng cho công trình của mình.

Bên cạnh đó, để chắc chắn hơn, bạn có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia và tăng đường kính thép lên. Thực tế đã có rất nhiều người áp dụng thành công và cắt giảm được kinh phí.

2.2. Bố trí thép dầm nhịp 7m

Cách bố trí thép dầm nhịp 7m cũng tương tự như với thép dầm nhịp 5m. Bạn phải đưa ra quyết định chính xác dựa trên sự hiểu biết và kinh nghiệm nhất định trong bố trí thép đai dầm của mình. Một lời khuyên cho những người dân không chuyên là không được tự ý thực hiện. Hãy liên hệ ngay với chuyên gia hay các công ty tư vấn chuyên nghiệp để có phương án phù hợp và tối ưu nhất.

2.3. Bố trí thép dầm nhịp 9m

Đối với dầm nhịp 9m thì phương án thường xuyên được áp dụng là sàn dự ứng lực cho nhịp 9m. Phương án này có chiều dày sàn có kích thước từ 20 – 22cm và hàm lượng thép trong sàn thường bé để đạt mục tiêu về mặt kinh tế. Tuy nhiên, nếu lựa chọn cách bố trí nhịp 9m thì đòi hỏi người thực hiện phải có trình độ chuyên môn cao dưới sự theo dõi chặt chẽ của hệ thống giám sát, quản lý chất lượng.

3. Bản vẽ thi công cốt thép dầm

3.1. Bản vẽ cấu tạo cốt thép phối hợp

Bản vẽ cấu tạo cốt thép phối hợp

  • Bản kỹ thuật thi công dầm gồm bản vẽ cốt thép và bản vẽ ván khuôn. Bản vẽ phải thể hiện số các thông số về hình dạng, chiều dài, số lượng, đường kính… để dễ dàng đọc hiểu cũng như phục vụ quá trình thi công nhanh chóng hơn.
  • Bản vẽ đã thể hiện hai phần chính là mặt cắt chính và mặt cắt ngang
  • Trục dầm là mặt chính với góc nhìn từ bên cạnh. Sự thay đổi cốt thép theo trục dầm được thể hiện thông qua mặt cắt ngang
  • Chỉ thể hiện cốt thép trên mỗi một cắt ngang
  • Cốt thép đai thể hiện trên mặt cắt, mặt chính có thể vẽ toàn bộ cốt thép hoặc chỉ thể hiện một vài đai đại diện trên từng đoạn
  • Chỉ rõ số lượng đai và khoảng cách từng đoạn hoặc chiều dài đoạn dầm

3.2. Bản vẽ cấu tạo cốt thép độc lập

Bản vẽ cấu tạo cốt thép độc lập

  • Theo như hình vẽ thì ngoài mặt chính, mặt cắt thì còn có thêm hình triển khai thanh cốt thép. Làm như vậy để giải thích chứ không phải là yêu cầu bắt buộc.
  • Muốn tra cứu hình dạng và kích thước cốt thép thì tìm ở bảng thống kê
  • Mỗi cốt thép được ký hiệu bằng một con số trong vòng tròn. Mỗi một con số khác nhau sẽ đại diện cho một loại thanh có kích cỡ và hình dạng riêng biệt
  • Các thông tin về cốt thép phải được ghi ở nơi dễ thấy, thường là nơi đầu tiên mà nó xuất hiện. Những lần phía sau thì chỉ cần ghi ký hiệu.
  • Các mặt cắt giống nhau thì chỉ cần ghi hình dang, kích thước một lần ở mặt đại diện
  • Ghi chú rõ thông tin về chiều dày lớp bê tông bảo vệ

3.3. Ký hiệu quy ước thể hiện bản vẽ kết cấu thép dầm

  • Trong bản vẽ cốt thép, ngoài hình vẽ còn cần bổ sung ghi chú và bảng thống kê. Trong đó, ghi chú phải trình bày chi tiết số liệu, những vấn đề thi công chưa được thể hiện trên hình vẽ (bao gồm chủng loại vật liệu, yêu cầu chất lượng, yêu cầu thiết kế…)
  • Nội dung bảng thống kê phải thể hiện được tổng trọng lượng, tổng chiều dài các thanh cốt thép. Đây là cơ sở để cung cấp vật liệu sau này.
  • Có thể đưa vào bảng thống kê các thư mục như tổng chiều dài, tổng trọng lượng của các thanh cốt thép để dựa vào đó cung cấp vật liệu.

Đến đây là kết thúc bài viết về nguyên tắc kinh nghiệm bố trí thép dầm. Hy vọng với những chia sẻ của các chuyên gia này, bạn đã nắm được một kiến thức hữu ích để áp dụng cho các công trình xây dựng. Đừng quên theo dõi bất động sản ODT hàng ngày nhé.

Từ khóa » Khoảng Hở Cốt Thép Dầm