Nguyên Tố Hóa Học Có độ âm điện Lớn Nhất

Mục lục

  • Độ âm điện là gì?
  • Bảng độ âm điện của các nguyên tố hóa học
  • Nguyên tố hóa học có độ âm điện lớn nhất

Độ âm điện là gì?

Độ âm điện của một nguyên tử là khả năng hút electron của nguyên tử đó khi hình thành các liên kết hóa học.

Độ âm điện của nguyên tử càng lớn thì tính phi kim của nó càng mạnh. Ngược lại, độ âm điện của nguyên tử càng nhỏ thì tính kim loại của nó càng mạnh.

Thang đo độ âm điện của nguyên tử nguyên tố hóa học thường được sử dụng được thiết lập theo nhà hóa học Pau-linh vào năm 1932.

Bảng độ âm điện của các nguyên tố hóa học

Bảng độ âm điện của Pau-ling lấy nguyên tử flo làm chuẩn để xác định độ âm điện tương đối của các nguyên tử nguyên tố khác.

Trong một chu kì, độ âm điện của các nguyên tử tăng dần từ trái qua phải theo chiều điện tích hạt nhân. Trong một nhóm, độ âm điện của các nguyên tử giảm dần từ trên xuống dưới theo chiều điện tích hạt nhân.

Nguyên tố hóa học có độ âm điện lớn nhất

Nguyên tử của nguyên tố flo có độ âm điện lớn nhất. Bởi vì tính phi kim của flo là mạnh nhất trong tất cả các nguyên tử nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

Câu hỏi: Nguyên tố hóa học có độ âm điện lớn nhất trong bảng tuần hoàn là

A.  Nitơ

B. Oxi

C. Clo

D. Flo

Đáp án D.

Giải thích: Nguyên tố hóa học có độ âm điện lớn nhất trong bảng tuần hoàn là Flo.

Từ khóa » Nguyên Tử Oxi Có độ âm điện Lớn