Nguyễn Văn Danh (chính Khách) – Wikipedia Tiếng Việt

Đối với các định nghĩa khác, xem Nguyễn Văn Danh.
Nguyễn Văn Danh
Chức vụ
Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, XIII
Nhiệm kỳ2016 – nay
Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang
Nhiệm kỳ21 tháng 10 năm 2015 – nay8 năm, 259 ngày
Tiền nhiệmTrần Thế Ngọc[1]
Kế nhiệmđương nhiệm
Phó Bí thưLê Hồng Quang (đến 6/2017)Võ Văn Bình (Th.trực)Lê Văn Hưởng (đến 10/2020) Nguyễn Văn Vĩnh (từ 10/2020)
Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XIII tỉnh Tiền Giang
Nhiệm kỳ2011 – 2016
Đại biểu Quốc hội khóa XIII tỉnh Tiền Giang
Nhiệm kỳ2011 – 2016
Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang
Nhiệm kỳ23 tháng 7 năm 2010 – 30 tháng 6 năm 202110 năm, 342 ngày
Tiền nhiệmĐỗ Tấn Minh
Kế nhiệmVõ Văn Bình
Phó Chủ tịchTrần Kim Trát[1]Nguyễn Thị Sáng (12/2015-)Phạm Văn Bảy (6/2016-)
Thông tin chung
Sinh15 tháng 5, 1962 (62 tuổi)xã Long An, huyện Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho, Việt Nam Cộng hòa
Nghề nghiệpchính trị gia
Dân tộcKinh
Tôn giáokhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Học vấn
  • Cử nhân Chính trị
  • Cử nhân Luật hành chính

Nguyễn Văn Danh (sinh ngày 15 tháng 5 năm 1962) là một chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XV, Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang. Ông là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XV nhiệm kì 2021-2026, thuộc đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang.[2]

Xuất thân[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh ngày 15 tháng 5 năm 1962 tại xã Long An, huyện Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (nay thuộc thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.[3])

Giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]

Ông có trình độ chuyên môn cử nhân luật hành chính, Cử nhân Chính trị, Trung cấp Kế toán.[3][4]

Ông có bằng cao cấp lí luận chính trị.[3]

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Ông từng là Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang khóa 7, khóa 8.[3]

Ông Danh từng giữ chức Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy khóa 9, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang khóa 8 (2011-2016).[5][6].

Chiều ngày 23 tháng 7 năm 2010, tại kỳ họp thứ 21 Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang khóa 7, ông Nguyễn Văn Danh, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Tiền Giang đã được bầu làm Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang khóa 7 nhiệm kỳ 2004-2011. Người tiền nhiệm ông là ông Đỗ Tấn Minh được miễn nhiệm vì nghỉ hưu theo quy định. Trình độ chuyên môn của ông Danh lúc này là đại học chính trị, trung cấp kế toán, nghiệp vụ tổ chức kiểm tra, công tác tổ chức xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, kiến thức quốc phòng an ninh.[7]

Ngày 22 tháng 5 năm 2011, ông trúng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13 nhiệm kì 2011-2016 thuộc đoàn đại biểu tỉnh Tiền Giang với tỉ lệ 62,83% số phiếu hợp lệ. Lúc này ông là Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang.[8] Sau đó, ông được bầu làm Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13 tỉnh Tiền Giang; Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khóa 13.[5]

Ngày 21 tháng 10 năm 2015, tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Tiền Giang lần thứ 10 nhiệm kỳ 2015 – 2020, ông được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang.[4]

Ngày 26 tháng 1 năm 2016, ông được bầu làm ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 12 nhiệm kì 2015-2020.[9]

Ngày 22 tháng 6 năm 2016, tại kỳ họp thứ nhất Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang khóa 9, ông tái đắc cử chức vụ Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang khóa 9 nhiệm kỳ 2016-2021.[10]

Ngày 23 tháng 5 năm 2021, ông trúng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XV nhiệm kì 2021-2026 thuộc đoàn đại biểu tỉnh Tiền Giang. Sau đó, ông được bầu làm Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XV tỉnh Tiền Giang.[11]

Bê bối[sửa | sửa mã nguồn]

Vụ BOT Cai Lậy[sửa | sửa mã nguồn]

Ông Nguyễn Văn Danh là Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội khóa 13 nhiệm kì 2011-2016 tỉnh Tiền Giang. Đoàn Đại biểu Quốc hội khóa 13 Tiền Giang gồm 8 người là Nguyễn Văn Danh, Huỳnh Văn Tính, Nguyễn Hữu Hùng, Nguyễn Văn Tiên, Trần Quốc Vượng, Trần Văn Lan, Trần Văn Tấn, Trương Thị Thu Trang.

Ngày 6 tháng 11 năm 2013, ông đã kí văn bản số 379/ĐĐBQH-VP gửi Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam thay mặt Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang đồng ý vị trí đặt trạm thu phí tuyến tránh thị trấn Cai Lậy trên Quốc lộ 1 tại lý trình Km 1999+900 thuộc địa phận xã Phú An, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Ngoài ra văn bản còn kiến nghị rõ "kết hợp tăng cường mặt đường qua Cai Lậy".[12]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b “Kỳ họp thứ 11 Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang khóa VIII thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng”. Tiengiang.gov. 12 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2017.
  2. ^ “Ông Nguyễn Văn Danh, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang: Đẩy mạnh đầu tư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2017.
  3. ^ a b c d “Thông tin đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13”. Website Quốc hội Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2017.
  4. ^ a b “Tiền Giang: Ông Nguyễn Văn Danh trúng cử Bí thư Tỉnh ủy”. Báo Lao động. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2015.
  5. ^ a b “Ông Nguyễn Văn Danh trúng cử Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang”. Báo Đại Đoàn Kết. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2015.
  6. ^ Tiểu sử ông Nguyễn Văn Danh
  7. ^ Công Trí (23 tháng 7 năm 2010). “Tiền Giang bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân mới”. TTXVN/VIETNAM+. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2017.
  8. ^ “Danh sách đại biểu Quốc hội khoá XIII”. Báo Thanh niên. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2017.
  9. ^ “Danh sách 200 ủy viên trung ương khóa XII”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2017.
  10. ^ Minh Trí (22 tháng 6 năm 2016). “Tỉnh Tiền Giang bầu các chức danh lãnh đạo HĐND và UBND”. TTXVN/VIETNAM+. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2017.
  11. ^ “Công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV theo từng đơn vị bầu cử tỉnh Tiền Giang”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2021.
  12. ^ Phạm Dương-Văn Duẩn (22 tháng 8 năm 2017). “BOT Cai Lậy: Phải đặt trên QL1 mới gom đủ sở hụi!”. Báo Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2017.
  • x
  • t
  • s
Bí thư Tỉnh ủy Việt Nam (2020 – 2025)
Bí thư Thành ủy thành phố trực thuộc trung ương, Bí thư Tỉnh ủy trong hệ thống Trung ương Đảng khóa XIII
Thành phố Trung ương (5)
  • Thủ đô Hà Nội: Vương Đình HuệĐinh Tiến Dũng (Ủy viên Bộ Chính trị) - Khuyết
  • Thành phố Hồ Chí Minh: Nguyễn Văn Nên (Ủy viên Bộ Chính trị)
  • Cần Thơ: Lê Quang Mạnh - Nguyễn Văn Hiếu
  • Đà Nẵng: Nguyễn Văn Quảng
  • Hải Phòng: Lê Văn ThànhTrần Lưu Quang - Lê Tiến Châu
Đồng bằng sông Hồng (8)
  • Bắc Ninh: Đào Hồng Lan (nữ) – Nguyễn Anh Tuấn
  • Hà Nam: Lê Thị Thủy (nữ)
  • Hải Dương: Phạm Xuân Thăng – Trần Đức Thắng
  • Hưng Yên: Đỗ Tiến Sỹ – Nguyễn Hữu Nghĩa
  • Nam Định: Đoàn Hồng Phong – Phạm Gia Túc
  • Ninh Bình: Nguyễn Thị Thu Hà (nữ) - Đoàn Minh Huấn
  • Thái Bình: Ngô Đông Hải
  • Vĩnh Phúc: Hoàng Thị Thúy Lan (nữ) - Dương Văn An
Tây Bắc Bộ (6)
  • Điện Biên: Nguyễn Văn Thắng – Trần Quốc Cường
  • Hòa Bình: Ngô Văn Tuấn – Nguyễn Phi Long
  • Lai Châu: Giàng Páo Mỷ (nữ)
  • Lào Cai: Đặng Xuân Phong
  • Sơn La: Nguyễn Hữu Đông - Khuyết
  • Yên Bái: Đỗ Đức Duy
Đông Bắc Bộ (9)
  • Bắc Giang: Dương Văn Thái - Nguyễn Văn Gấu
  • Bắc Kạn: Hoàng Duy Chinh
  • Cao Bằng: Lại Xuân Môn – Trần Hồng Minh
  • Hà Giang: Đặng Quốc Khánh - Nguyễn Mạnh Dũng (Quyền)
  • Lạng Sơn: Lâm Thị Phương Thanh (nữ) – Nguyễn Quốc Đoàn
  • Phú Thọ: Bùi Minh Châu
  • Quảng Ninh: Nguyễn Xuân Ký
  • Thái Nguyên: Nguyễn Thanh Hải (nữ) - Khuyết
  • Tuyên Quang: Chẩu Văn Lâm
Bắc Trung Bộ (6)
  • Hà Tĩnh: Hoàng Trung Dũng
  • Nghệ An: Thái Thanh Quý
  • Quảng Bình: Vũ Đại Thắng
  • Quảng Trị: Lê Quang Tùng
  • Thanh Hóa: Đỗ Trọng Hưng
  • Thừa Thiên Huế: Lê Trường Lưu
Nam Trung Bộ (7)
  • Bình Định: Hồ Quốc Dũng
  • Bình Thuận: Dương Văn An - Nguyễn Hoài Anh
  • Khánh Hòa: Nguyễn Khắc Định – Nguyễn Hải Ninh
  • Ninh Thuận: Nguyễn Đức Thanh
  • Phú Yên: Phạm Đại Dương
  • Quảng Ngãi: Bùi Thị Quỳnh Vân (nữ)
  • Quảng Nam: Phan Việt Cường – Lương Nguyễn Minh Triết
Tây Nguyên (5)
  • Đắk Lắk: Bùi Văn Cường – Nguyễn Đình Trung
  • Đắk Nông: Ngô Thanh Danh
  • Gia Lai: Hồ Văn Niên
  • Kon Tum: Dương Văn Trang
  • Lâm Đồng: Trần Đức Quận - Nguyễn Thái Học (Quyền)
Đông Nam Bộ (5)
  • Bà Rịa – Vũng Tàu: Phạm Viết Thanh
  • Bình Dương: Trần Văn Nam – Nguyễn Văn Lợi
  • Bình Phước: Nguyễn Văn Lợi – Nguyễn Mạnh Cường
  • Đồng Nai: Nguyễn Phú Cường – Nguyễn Hồng Lĩnh
  • Tây Ninh: Nguyễn Thành Tâm
Tây Nam Bộ (12)
  • An Giang: Võ Thị Ánh Xuân (nữ) – Lê Hồng Quang
  • Bạc Liêu: Lữ Văn Hùng
  • Bến Tre: Phan Văn MãiLê Đức Thọ - Hồ Thị Hoàng Yến (Quyền)
  • Cà Mau: Nguyễn Tiến Hải
  • Đồng Tháp: Lê Quốc Phong
  • Hậu Giang: Lê Tiến Châu – Nghiêm Xuân Thành
  • Kiên Giang: Đỗ Thanh Bình
  • Long An: Nguyễn Văn Được
  • Sóc Trăng: Lâm Văn Mẫn
  • Tiền Giang: Nguyễn Văn Danh
  • Trà Vinh: Ngô Chí Cường
  • Vĩnh Long: Trần Văn Rón – Bùi Văn Nghiêm
  • In nghiêng: Miễn nhiệm, thay thế vị trí trong nhiệm kỳ
  • Liên quan: Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII & Bộ Chính trị khóa XIII
Flag of Việt NamPolitician icon Bài viết tiểu sử liên quan đến chính khách Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s

Từ khóa » Nguyễn Văn Mười Tiền Giang