Nguyễn Văn Toàn (cầu Thủ Bóng đá) – Wikipedia Tiếng Việt

Cầu thủ bóng đá Việt NamBản mẫu:SHORTDESC:Cầu thủ bóng đá Việt Nam Đối với các định nghĩa khác, xem Nguyễn Văn Toàn (định hướng). Nguyễn Văn Toàn
Nguyễn Văn Toàn vào năm 2017
Thông tin cá nhân
Tên khai sinh Nguyễn Văn Toàn
Ngày sinh 12 tháng 4, 1996 (28 tuổi)
Nơi sinh Thạch Khôi, Hải Dương, Việt Nam
Chiều cao 1,70 m
Vị trí Tiền đạo cánh
Thông tin đội
Đội hiện nay Thép Xanh Nam Định
Số áo 9
Sự nghiệp cầu thủ trẻ
Năm Đội
2007–2014 HAGL – Arsenal JMG
Sự nghiệp cầu thủ chuyên nghiệp*
Năm Đội ST (BT)
2015–2022 Hoàng Anh Gia Lai 177 (46)
2022–2023 Seoul E-Land 9 (0)
2023– Thép Xanh Nam Định 27 (5)
Sự nghiệp đội tuyển quốc gia‡
Năm Đội ST (BT)
2013–2014 U-19 Việt Nam 12 (15)
2017–2018 U-22 Việt Nam 6 (1)
2015–2019 U-23 Việt Nam 34 (23)
2016– Việt Nam 47 (6)
Thành tích huy chương
Bóng đá nam
Đại diện cho  Việt Nam
AFF U-19 Championship
Á quân Indonesia 2013 Đồng đội
Á quân Việt Nam 2014 Đồng đội
SEA Games
Huy chương đồng – vị trí thứ ba Singapore 2015 Đồng đội
AFC U-23 Championship
Á quân Trung Quốc 2018 Đồng đội
AFF Cup
Vô địch Đông Nam Á 2018 Đồng đội
Á quân Đông Nam Á 2022 Đồng đội
*Số trận ra sân và số bàn thắng ở câu lạc bộ tại giải quốc gia, chính xác tính đến 4 tháng 6 năm 2023‡ Số trận ra sân và số bàn thắng ở đội tuyển quốc gia, chính xác tính đến 27 tháng 12 năm 2022

Nguyễn Văn Toàn (sinh ngày 12 tháng 4 năm 1996) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Việt Nam thi đấu ở vị trí tiền đạo cánh cho câu lạc bộ Thép Xanh Nam Định tại V.League 1 và đội tuyển quốc gia Việt Nam.

Trưởng thành từ học viện HAGL–Arsenal JMG, Văn Toàn là cầu thủ nổi tiếng với lối chơi đầy tốc độ, khéo léo và tinh thần đồng đội cao.

Sự nghiệp câu lạc bộ

[sửa | sửa mã nguồn]

Hoàng Anh Gia Lai

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Văn Toàn trưởng thành từ học viện HAGL–Arsenal JMG và được đôn lên đội một thi đấu V.League 1 từ mùa giải 2015. Thành tích tốt nhất của Văn Toàn cùng HAGL là tấm huy chương đồng Cúp Quốc gia 2022.

Seoul E-Land

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 4 tháng 1 năm 2023, câu lạc bộ Seoul E-Land của Hàn Quốc xác nhận rằng họ đã chiêu mộ thành công Nguyễn Văn Toàn sau khi anh chính thức chia tay Hoàng Anh Gia Lai.[1] Ngày 1 tháng 3, Văn Toàn đã được trao cơ hội đá chính trong đội hình Seoul E-Land ở trận mở màn K League 2 gặp Chungbuk Cheongju.[2] Anh đã thi đấu đầy nỗ lực trong 82 phút trên sân nhưng chưa mang lại hiệu quả.[3]

Thép Xanh Nam Định

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau vài tháng ăn tập tại Hàn Quốc, Văn Toàn trở về Việt Nam trong màu áo Thép Xanh Nam Định vào tháng 9 năm 2023.

Sự nghiệp quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Văn Toàn từng đại diện cho Việt Nam thi đấu ở các cấp độ U-19 và U-23. Anh ra mắt đội tuyển quốc gia Việt Nam ngay trong lần đầu tập trung vào ngày 24 tháng 3 năm 2016 trong trận gặp Trung Hoa Đài Bắc thuộc khuôn khổ vòng loại World Cup 2018. Trong trận đấu này, anh đóng góp công lớn vào chiến thắng 4–1 của đội tuyển Việt Nam với cú đúp bàn thắng ngay trong hiệp một.[4]

Nguyễn Văn Toàn ghi bàn thắng quan trọng ở phút 108 sau khi được tung vào sân ở trận đấu gặp Olympic Syria tại tứ kết Asian Games 2018 giúp Olympic Việt Nam tiến vào bán kết của Á vận hội lần đầu tiên.

Ngày 27 tháng 9 năm 2022, trong chiến thắng 3–0 của đội tuyển Việt Nam trước Ấn Độ, Văn Toàn đã ghi được một bàn thắng, đáng chú ý khi đây là bàn thắng chấm dứt chuỗi 2009 ngày "tịt ngòi" trong màu áo đội tuyển quốc gia.[5][6]

Nguyễn Văn Toàn có tên trong danh sách chính thức tham dự AFF Cup 2022, đây là kỳ AFF Cup thứ 4 liên tiếp mà anh góp mặt.[7] Trong trận đầu tiên vòng bảng gặp Lào, Văn Toàn vào sân trong hiệp hai và ghi được 1 bàn thắng vào phút 82 của trận đấu.[8] Sang trận thứ 2 gặp Malaysia trên sân Mỹ Đình, Văn Toàn được xếp đá chính nhưng đã phải sớm rời sân khi lĩnh đủ 2 thẻ vàng ngay trong hiệp 1.[9]

Ngày 16 tháng 11 năm 2023, Văn Toàn được huấn luyện viên Troussier cho xếp đá chính trong trận gặp Philippines tại Vòng loại thứ 2 World Cup 2026 và ngay lập tức ghi bàn mở tỷ số góp phần vào chiến thắng 2-0 của đội tuyển Việt Nam.

Thống kê sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn] Tính đến ngày 6 tháng 6 năm 2024[10]
Đội tuyển quốc gia Năm Trận Bàn
Việt Nam
2016 12 3
2017 3 1
2018 1 0
2019 11 0
2021 15 0
2022 4 2
2023 9 1
2024 5 0
Tổng cộng 59 7

Bàn thắng quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn] Bàn thắng của đội tuyển Việt Nam được ghi trước.
# Ngày Địa điểm Đối thủ Bàn thắng Kết quả Giải đấu
1 24 tháng 3 năm 2016 Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội, Việt Nam  Đài Bắc Trung Hoa 2–1 4–1 Vòng loại World Cup 2018
2 3–1
3 8 tháng 11 năm 2016 Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội, Việt Nam  Indonesia 3–2 3–2 Giao hữu
4 28 tháng 3 năm 2017 Sân vận động Trung tâm Cộng hòa, Dushanbe, Tajikistan  Afghanistan 1–0 1–1 Vòng loại Asian Cup 2019
5 27 tháng 9 năm 2022 Sân vận động Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam  Ấn Độ 2–0 3–0 Cúp Hưng Thịnh 2022
6 21 tháng 12 năm 2022 Sân vận động Quốc gia Lào mới, Viêng Chăn, Lào  Lào 5–0 6–0 AFF Cup 2022
7 16 tháng 11 năm 2023 Sân vận động Rizal Memorial, Philippines  Philippines 1–0 2–0 Vòng loại World Cup 2026
8 09 tháng 12 năm 2024 Sân vận động Quốc gia Lào Mới, Viêng Chăn, Lào  Lào 3–0 4–1 ASEAN Cup 2024

Olympic

[sửa | sửa mã nguồn]
# Ngày Địa điểm Đối thủ Bàn thắng Kết quả Giải đấu
1. 27 tháng 8 năm 2018 Sân vận động Patriot Candrabhaga, Bekasi, Indonesia  Syria 1–0 1–0 Đại hội Thể thao châu Á 2018

U-23

[sửa | sửa mã nguồn]
# Ngày Địa điểm Đối thủ Bàn thắng Kết quả Giải đấu
1. 2 tháng 6 năm 2015 Sân vận động Bishan, Bishan, Singapore  Malaysia 4–1 5–1 SEA Games 2015
2. 21 tháng 7 năm 2017 Sân vận động Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam  Ma Cao 2–0 8–1 Vòng loại giải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2018
3. 8–1
4. 20 tháng 8 năm 2017 Sân vận động Shah Alam, Shah Alam, Malaysia  Philippines 3–0 4–0 SEA Games 2017

U-19

[sửa | sửa mã nguồn]
# Ngày Địa điểm Đối thủ Bàn thắng Kết quả Giải đấu
1. 10 tháng 9 năm 2013 Sân vận động Petrokimia, Gresik, Indonesia  Thái Lan 2–1 3–2 Giải vô địch bóng đá U19 Đông Nam Á 2013
2. 3–1
3. 14 tháng 9 năm 2013  Indonesia 2–1 2–1
4. 16 tháng 9 năm 2013  Myanmar 1–0 3–1
5. 2–0
6. 3–1
7. 3 tháng 10 năm 2013 Sân vận động KLFA, Kuala Lumpur, Malaysia  Đài Bắc Trung Hoa 2–0 6–1 Vòng loại giải vô địch bóng đá U-19 châu Á 2014
8. 5–1
9. 5 tháng 10 năm 2013  Hồng Kông 2–0 5–1
10. 7 tháng 10 năm 2013  Úc 3–0 5–1
11. 9 tháng 8 năm 2014 Khu liên hợp thể thao Điền kinh, Bandar Seri Begawan, Brunei  Singapore 4–0 4–0 Cúp Hassanal Bolkiah 2014
12. 9 tháng 9 năm 2014 Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội, Việt Nam  Nhật Bản 1–0 2–3 Giải vô địch bóng đá U19 Đông Nam Á 2014
13. 11 tháng 9 năm 2014  Myanmar 3—0 4–1

Danh hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Thép Xanh Nam Định

  • V.League 1:
    • 1 Vô địch (1): 2023–24
  • Cúp Quốc gia:
    • 3 Hạng 3 (1): 2023–24
  • Siêu cúp Quốc gia:
    • 1 Vô địch (1): 2024

U-19 Việt Nam

  • Á quân Giải vô địch bóng đá U-19 Đông Nam Á: 2 2013, 2014

U-23 Việt Nam

  • Đại hội Thể thao Đông Nam Á: 3 2015
  • Giải vô địch bóng đá U-23 châu Á á quân: 2 2018
  • Hạng tư Đại hội Thể thao châu Á: 2018

Việt Nam

  • Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á: 2018
  • King’s Cup á quân: 2 2019
  • VFF Cup: 2022

Cá nhân

  • Vua phá lưới Giải vô địch bóng đá U-19 Đông Nam Á: 2013
  • Đội hình tiêu biểu V.League 1: 2019

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Seoul E-Land FC công bố Nguyễn Văn Toàn”. VnExpress. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2023.
  2. ^ “Văn Toàn đá chính ở trận ra quân K-League 2”. VnExpress. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2023.
  3. ^ “Văn Toàn chơi 82 phút trong trận thua 2-3 của Seoul E-Land”. Zing News. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2023.
  4. ^ “Việt Nam 4-1 Đài Loan (TQ): Màn ra mắt hoàn hảo của HLV Hữu Thắng”. Báo Bóng đá. 24 tháng 3 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 8 năm 2016. Truy cập 25 tháng 3 năm 2016.
  5. ^ “Văn Toàn ghi bàn ở tuyển Việt Nam sau hơn 5 năm”. Zing News. 27 tháng 9 năm 2022.
  6. ^ “Văn Toàn ghi bàn cho ĐT Việt Nam sau 5 năm”. Thethao.vn. 27 tháng 9 năm 2022.
  7. ^ “Danh sách chính thức 23 tuyển thủ Việt Nam tham dự AFF Cup 2022”. Báo Nhân dân. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2022.
  8. ^ “Việt Nam thắng đậm Lào ở trận ra quân AFF Cup”. VnExpress. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2022.
  9. ^ “Văn Toàn lỗi vô duyên, trọng tài chính xác”. Vietnamnet. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2022.
  10. ^ “Nguyễn Văn Toàn”. National Football Teams. Benjamin Strack-Zimmerman. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2022.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Nguyễn Văn Toàn tại Soccerway
  • Nguyễn Văn Toàn tại National-Football-Teams.com
Bài viết tiểu sử liên quan đến cầu thủ bóng đá Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
Đội hình đội tuyển Việt Nam
  • x
  • t
  • s
Đội hình Việt NamVô địch Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2018
  • Bùi Tiến Dũng
  • Quế Ngọc Hải
  • Bùi Tiến Dũng
  • Đoàn Văn Hậu
  • Lương Xuân Trường
  • Nguyễn Trọng Hoàng
  • Nguyễn Văn Toàn
  • 10 Nguyễn Văn Quyết (c)
  • 11 Nguyễn Anh Đức
  • 12 Nguyễn Phong Hồng Duy
  • 13 Hà Đức Chinh
  • 14 Nguyễn Công Phượng
  • 15 Phạm Đức Huy
  • 16 Đỗ Hùng Dũng
  • 17 Lục Xuân Hưng
  • 19 Nguyễn Quang Hải
  • 20 Phan Văn Đức
  • 21 Trần Đình Trọng
  • 22 Nguyễn Tiến Linh
  • 23 Đặng Văn Lâm
  • 26 Nguyễn Tuấn Mạnh
  • 28 Đỗ Duy Mạnh
  • 29 Nguyễn Huy Hùng
  • Huấn luyện viên: Park Hang-seo
Việt Nam
  • x
  • t
  • s
Đội hình Việt NamÁ quân Giải vô địch bóng đá U-23 châu Á 2018
  • Bùi Tiến Dũng
  • Phạm Xuân Mạnh
  • Nguyễn Trọng Đại
  • Bùi Tiến Dũng
  • Đoàn Văn Hậu
  • Lương Xuân Trường
  • Nguyễn Phong Hồng Duy
  • Phạm Đức Huy
  • Nguyễn Văn Toàn
  • 10 Nguyễn Công Phượng
  • 11 Đỗ Duy Mạnh
  • 12 Châu Ngọc Quang
  • 13 Hà Đức Chinh
  • 14 Phan Văn Đức
  • 15 Lê Văn Đại
  • 16 Nguyễn Thành Chung
  • 17 Vũ Văn Thanh
  • 18 Trương Văn Thái Quý
  • 19 Nguyễn Quang Hải
  • 20 Bùi Tiến Dụng
  • 21 Trần Đình Trọng
  • 22 Đặng Ngọc Tuấn
  • 23 Nguyễn Văn Hoàng
  • Huấn luyện viên: Park Hang-seo
Việt Nam

Từ khóa » Fc Nguyễn Văn Toàn