Nguyên Vật Liệu Và Dụng Cụ Vẽ Chì - MyThuatMS

Nguyên vật liệu và dụng cụ vẽ chì

Nguyên vật liệu và dụng cụ vẽ chì

Có vô vàn những nguyên liệu hội họa mà ta có thể sử dụng được trong quá trình sáng tác. Tuy nhiên, một bức vẽ thành công có thể được nên tạo nên từ những nguyên liệu đơn giản và ít tốn kém. Vì vậy, chúng ta sẽ sẽ bắt đầu với những thứ cơ bản. Sau đây là một bản tóm tắt những nguyên vật liệu cơ bản mà bạn cần để hoàn thành các bài tập.

nguyen lieu 1

1. Bút chì:

Bút chì mà chúng ta sử dụng hàng ngày nay là một dụng cụ vẽ mà các họa sĩ chỉ mới khi thêm vào sau này. Người Hy Lạp và La Mã cổ đại đã từng sử dụng than chì thì để vẽ những hướng dẫn trên giấy cói. Cái tên “bút chì” xuất phát từ tiếng Latin “pencillus”, có nghĩa là cái đuôi nhỏ. Ban đầu, từ này dùng để chỉ một cái cọ mỏng. Vào thế kỷ XIV, người ta đặt những lõi than chì dài và mảnh vào bên trong lớp vỏ bằng gỗ, tạo thành những cây bút chì đầu tiên. Nhưng chất lượng của những chiếc bút chì này không được tốt. Năm 1564 là thời điểm người ta phát hiện ra mỏ quặng chì, tuy nhiên, bút chì hiện đại được ra đời từ rất lâu trước đó. Ban đầu, với những cây bút chì dành để vẽ, người ta tạo than chì thành những chốt mộng nhọn đầu và bọc dây xung quanh để giữ sạch các ngón tay. Đến thế kỷ XVIII, người ta thay lớp vỏ dây bằng cán cắm bút chì bằng kim loại có tên là “port - crayon”. Năm 1795, khi than chì bị thiếu hụt do hậu quả của cuộc chiến Napoleon, Nicolas Jacques Conté, một người Pháp, đã phát minh ra loại bút gọi là conté crayon: bút mực conté. Bút conté được cấu tạo từ bột chì nghiền nát pha với đất sét. Ngày nay, nó chính là các loại phấn tổng hợp. Conté đã phát hiện ra rằng, bằng cách thay đổi tỷ lệ than chì và đất sét, ta có thể tạo ra một dãy các bút chì với nhiều độ mềm cứng khác nhau mà chúng ta dùng ngày nay.

nguyen lieu 2

Hình 2. Màu của bút chì 2B (mềm trung bình) được thể hiện ở góc trái hình và màu của 6B (mềm nhất) ở góc phải. Ở giữa là bút chì cơ bản số 2

Bút chì hiện đại có biên độ cứng mềm dao động từ 9H (cứng nhất) đến 6B (mềm nhất). Dùng bút chì có độ mềm cao nhất sẽ tạo ra độ màu đậm nhất. Nếu muốn, bạn có thể thêm mỗi một loại bút chì vào túi dụng cụ của mình, tuy nhiên, tốt nhất nên sử dụng là 2HB va 6B. Bút chì 2HB có độ cứng giống với bút chì loại 2 mà ta sử dụng hàng ngày. Điều chỉnh lực của tay tác động lên bút chì trong quá trình vẽ hay chuyển màu sẽ ảnh hưởng đến độ tối và độ sáng của đường chì. Bạn hãy dùng thử và xem kỹ loại bút nào bạn thích sử dụng nhất (Hình 1 và 2). Các loại bút chì mềm 6B thường được dùng để chuyển màu.

nguyen lieu 3

Hình 3. Than củi khi có mặt trong bút chì trắng và đen, các thanh màu và bút chì cứng

Than củi thường được sử dụng trong thao tác phác thảo ban đầu, sau đó mới tới vẽ hoặc sơn màu. Ngày nay, người ta bắt đầu đóng khung bảo quản các bức vẽ bằng than củi. Xịt thuốc hãm màu là một trong những bước cần thiết để bảo quản các bức vẽ này. Một đầu đánh bóng ảnh cũng được thiết kế cho than củi và bút chì.

nguyen lieu 4

Hình 4. Tô than củi trắng bằng bút đánh bóng

3. Bút chì màu và phấn:

Thực tế, còn rất nhiều loại dụng cụ vẽ khác, bao gồm bút chì màu, phấn và màu sơn dầu. Mỗi loại đều mang những đặc trưng riêng khác nhau biết được công dụng của mỗi loại, bạn có thể mở rộng ngôn từ hội họa của mình.

4. Bút mực và mực:

Có rất nhiều loại bút mực được sử dụng, từ bút mực chấm đến bút marker, bút mực vẽ kỹ thuật, mỗi loại đều có những đặc trưng riêng. Bút mực có thể tạo ra khả năng biểu đạt rộng nhất. Tuy nhiên, khác với vẽ bằng bút chì, ta có thể xóa dễ dàng các vết mực thừa hoặc vết dây bẩn. Vẽ với bút mực rất chắc chắn và hầu như không thể tẩy xóa được. Những mẹo nhỏ sau đây sẽ giúp bạn ngăn chặn các vết mực thừa và vết bẩn:

- Nếu bạn thuận tay phải hãy bắt đầu vẽ từ bên trái qua. Như vậy, bạn sẽ không đặt tay mình lên trên phần mực ướt khi vẽ. Một phương pháp khác là liên tục xoay vòng bản vẽ để tránh làm dây bẩn mực ướt.

- Điều chỉnh nét mực ngắn và gọn. Nên bắt đầu ở phần tối của bức tranh trước.

- Đặt một mảnh giấy nhỏ dưới tay khi vẽ.

- Mỗi nét mực rất quan trọng, có ảnh hưởng đến vùng bạn đang vẽ. Vì vậy bạn hãy kiểm soát các nét vẽ một cách cẩn thận.

- Chuẩn bị đồ tẩy bằng điện, lắp một cục tẩy trắng vào và sử dụng khiên chắn. Chúng có thể cứu chữa kịp thời một cách thần kỳ .

- Ngừng làm việc ngay lập tức nếu bạn cảm thấy mệt.

* Các loại bút mực: Có rất nhiều loại bút mực sử dụng được như bút chấm mực (Hình 5), bút có bình mực con (Hình 6) và rất nhiều loại bút đánh dấu. Mực có màu đen hoặc các màu khác. Một số loại mực có thể chống nước sau khi đã khô.

nguyen lieu 5

Hình 5: Bút chấm mực, ngòi bút và đầu cắm

nguyen lieu 6

Hình 6: Ba loại bút mực vẽ có bình trữ mực sử dụng bao gồm 05, 01 và 005. Chúng tạo ra những nét vẽ rất đồng nhất

nguyen lieu 7

Hình 7: Vẽ bằng mực với phương pháp tô bóng đường chéo song song

* Giấy và các loại bề mặt khác: Giấy cứng bristol, giấy cứng coquille (làm từ các loại vỏ sò, trứng…), giấy cứng eggsshell (dạng vỏ trứng), giấy pastel (làm từ cây tùng lam) là những loại giấy có bề mặt kết cấu tốt, chuyên dùng cho hội họa. Một tập giấy in báo khổ 18 x 24 inch (46 x 61 cm) vô cùng thích hợp cho việc phác thảo và những bước sơ khởi khác. Những bức vẽ trên giấy in báo chỉ mang tính tạm thời, vì bề mặt rất dễ bị oxy hóa ra và ố vàng sau một thời gian ngắn. Đối với những bức vẽ bạn mong muốn giữ được lâu thì nên sử dụng các loại giấy không chứa axit. Bạn cũng có thể tìm thấy nhiều loại giấy và bảng vẽ khác nữa, từ giấy kraft dày đến bìa cứng từ gỗ sồi.

Để có những nét vẽ sắc sảo và mạnh mẽ, bạn nên sử dụng các bề mặt trơn láng. Các loại bìa cứng minh họa và giấy láng bóng (ép nóng) sẽ cho kết quả tốt nhất, tuy nhiên, một số loại bìa cứng ép lạnh hầu như cũng có thể cho kết quả tương tự. Phương thức dùng bề mặt ép nóng trơn láng sẽ không hiệu quả nếu bạn muốn pha trộn nhiều loại nguyên liệu với nhau, chẳng hạn như dùng mực và màu nước trên cùng một tác phẩm. Nước sơn sẽ không thấm hết được vào bảng vẽ. Nó sẽ tích tụ trên bề mặt và đôi khi đổi màu sau khi khô.

Nếu như bạn muốn dùng nhiều loại nguyên liệu, hãy dùng bìa hoặc giấy ép lạnh. Các loại bề mặt này sẽ hấp thu nước sơn tốt hơn. Bạn có thể thử nhiều loại để xem mình thích loại nào nhất. Nên nhớ, phải kiểm tra các bìa minh họa ép lạnh bằng bề mặt giấy rag 100% (giấy làm từ vải rách). Ngoài ra, các cửa hàng cung ứng cũng còn có nhiều loại bìa và bảng vẽ hạng nặng tùy theo nhu cầu sử dụng.

5. Tẩy:

nguyen lieu 8

nh 8. Tẩy trắng và miếng tẩy cao su nhồi được sử dụng rộng rãi trong kỹ thuật vẽ

Thường thì ta chỉ cần hai loại tẩy. Loại thứ nhất là các cục tẩy nhồi làm từ cao su, có thể dễ dàng nắn hình dạng được. Chúng có thể có dạng phẳng rộng, nhọn đầu hoặc dạng lưỡi đục. Khi tẩy, ta di chuyển cục tẩy bằng cách kéo dài và trải rộng trên vùng cần làm sạch. Khi xóa vết than chì, không được dùng cục tẩy để cọ xát hoặc chùi mạnh bề mặt mà chỉ cần ấn nhẹ và lấy vết than chì ra ngoài. Khi thực hành, bạn cũng có thể để dùng tẩy trong lúc tô bóng, nhằm tạo ra nhiều cung bậc màu sắc khác nhau. Một loại tẩy thứ hai không kém phần quan trọng là tẩy trắng. Loại tẩy này khá nhám thường không để lại màu dư thừa như tẩy (Hình 8).

Ngoài ra có một loại thiết bị tẩy chuyên dụng khác, tác dụng rất tốt, đó là máy tẩy, một loại máy cầm tay giúp ngăn chặn các vết mực nhỏ, màu nước không cần thiết và các vệt chì mạnh tay. Một loại tẩy trắng ít nhám được sử dụng trong máy tẩy. Muốn tẩy một vùng nào đó bạn dùng khiên tẩy bằng kim loại để bảo vệ các vùng xung quanh, giúp bạn dễ dàng kiểm soát được tẩy xóa (Hình 9).

6. Thuốc hãm màu:

Thuốc hãm màu là một phương pháp xịt giúp các mẩu than chì, than củi, màu, crayon v.v… bám chặt vào bề mặt giấy. Sau khi hoàn tất việc vẽ bằng than chì bạn nên xịt một lớp thuốc hãm màu. Nếu bức họa có nhiều giai đoạn hoàn thành, bạn cũng có thể phun thuốc sau khi đã hoàn tất mỗi công đoạn. Luôn luôn chỉ dùng một lớp thuốc mỏng. Nếu bạn dùng thuốc hãm màu trước khi bức vẽ hoàn thành nên chú ý các điều sau:

- Tất cả các nét vẽ thừa và vết bẩn phải được xóa sạch trước khi xịt.

- Việc phun thuốc hãm màu có thể ảnh hưởng đến kết cấu của bề mặt giấy tại các vùng chưa được tô bóng. Bạn nên dùng một mảnh giấy để chặn các vùng này lại, tránh thao tác xịt quá mức cần thiết. Dùng một mảnh giấy nhám, bạn có thể thực hành thao tác vừa chặn vừa tô bóng phía trên vùng xịt thuốc để nhận ra sự khác biệt.

Để hoàn tất bức vẽ, bạn hãy sử dụng bình xịt áp suất thuốc hãm màu không bắt sáng. Hiện nay có rất nhiều sản phẩm đa dạng và không gây hại đến môi trường. Hãy nhớ giữ bức vẽ thẳng đứng để tránh thuốc xịt nhỏ giọt trên bề mặt bức tranh. Hiện tượng này có thể xảy ra do dung dịch tích tụ lại trên đầu vòi xịt. Xịt theo hướng xoay tròn, giữ bình xịt cách xa bề mặt bức vẽ khoảng 36 cm. Tốt nhất chỉ xịt một lớp mỏng, sau đó xịt thêm lần thứ hai. Nếu có thể, nên xịt ngoài trời, hoặc ở trong phòng thoáng khí. Nhớ đừng để thuốc xịt văng vào mắt.

7. Bảng khắc:

Bảng khắc khá giống bảng gỗ nhưng dễ sử dụng hơn. Ngày nay, bảng khắc được cải tiến để sử dụng riêng cho ngành nghệ thuật. Không giống các loại bìa cứng và giấy dùng bút chì hoặc bút mực để vẽ (hầu hết là các bề mặt sáng và vẽ bằng nét màu đen), bề mặt của bảng khắc có màu đen. Bảng khắc có một lớp vỏ bằng phấn hoặc thạch cao, sơn phủ bằng mực đen. Lớp bọc này sẽ được cắt ra bằng một dụng cụ đặc biệt để có thể tạo nên một bức vẽ màu trắng trên nền đen. Các cửa hàng cung ứng dụng cụ vẽ thường có loại bảng mỏng gọi là “budget” hoặc “student”, “classroom”. Các loại bảng giá thấp này có thể dùng được đến một mức nào đó, nhưng lớp phấn phủ khá mỏng. Các bảng mỏng này rất dễ bị cong hoặc quăn góc, khiến cho bề mặt mặt phủ mực hoặc phấn bị mẻ và rơi ra ngoài. Khi bạn tiến hành thao tác khắc các đường chéo song song, những phần mực đen chưa cắt có thể bị mẻ. Tất cả những điều này đều gây bất tiện cho quá trình làm việc.

Bạn nên mua một bảng khắc chất lượng tốt, độ dày cao kèm theo lớp phấn phủ dày. Loại bảng này cho phép bạn sửa chữa, thậm chí khắc đè. Hiện tượng bề mặt bị mẻ hoặc bong tróc sẽ rất ít xảy ra khi bạn thực hiện các đường chéo song song. Bạn cũng có thể giữ lại các mảnh rời của bảng khắc để tiến hành thử nghiệm cho mình.

Có rất nhiều dụng cụ cắt dành cho bảng khắc. Một loại có đầu dạng viên kim cương, dùng để cắt các nét mảnh, một loại khác có dạng cái xuỗng vòng cung dùng để gỡ bỏ một vùng rộng chỉ bằng một nét cắt (Hình 10). Loại đầu cắm các thanh cắt này căn bản cũng giống như các đầu cắm dành cho bút mực. Bạn chỉ cần dùng hai loại thanh cắt này cùng với một đầu cắm để thực hiện các bài tập. Tuy nhiên để kiểm tra hiệu ứng kết cấu của chúng, bạn cần phải có một dao thủ công, dụng cụ âm răng, các lưỡi cưa nhỏ, bàn chải sắt, nhiều loại giấy cát, bùi nhùi thép to … một số dụng cụ khắc có thể tạo ra cùng lúc nhiều đường mảnh song song. Nên lưu ý trong quá trình sử dụng, nếu dụng cụ cắt trượt trên bề mặt bảng khắc mà không cắt vào bảng, lưỡi cắt sẽ bị cùn. Khi đó, bạn nên thay ngòi cắt mới.

* Một số dụng cụ và nguyên liệu lặt vặt khác: có rất nhiều loại dụng cụ và nguyên vật liệu khác mà bạn cần có để thực hiện các bài tập:

- Giấy đồ hình: dùng để chuyển bức vẽ từ phác họa thô sang giấy hoặc dùng để lên những phác thảo ban đầu.

- Bìa cứng mỏng: dùng để tạo lỗ ngắm, giúp bạn khi phác thảo bức tranh.

- Compa có chia độ: dùng để tạo lỗ ngắm tròn (Hình 11). Chúng ta sẽ dùng compa.

- Kéo: dùng tạo lỗ ngắm tròn và cắt hình ảnh cho thao tác phác thảo.

- Dao thủ công: dùng cắt lỗ ngắm tròn (Hình 12).

- Thước đo: dùng trong một số thao tác như phóng lớn hình ảnh, tạo lỗ ngắm v.v… (Hình 13).

- Với những bức vẽ trên bảng thạch cao bạn cần thêm bột thạch cao acrylic màu trắng và một cái bút rẻ quạt (Hình 14).

nguyen lieu 10

Hình 11. Compa có chia độ, bìa cứng mỏng dùng để tạo lỗ ngắm tròn

nguyen lieu 11

Hình 12. Dao thủ công được dùng để cắt một số lỗ ngắm tròn

nguyen lieu 12

Hình 13. Sử dụng thước đo để phóng lớn ảnh tròn

>>> Giấy - Vật liệu vẽ

>>> Lý thuyết ánh sáng và vật liệu

>>> Giấy dó lụa

Từ khóa » Học Vẽ Bút Chì Cơ Bản