Nguyễn Vũ (nhạc Sĩ) – Wikipedia Tiếng Việt

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. (tháng 1/2022)
Nguyễn Vũ
Tên khai sinhNguyễn Tuấn Khanh
Sinh1944 (79–80 tuổi)Hà Nội, Đông Dương thuộc Pháp
Thể loạiTình khúc 1954–1975
Nghề nghiệpNhạc sĩ
Nhạc cụGuitar
Hợp tác vớiMặc Thế NhânAnh Việt ThanhAnh Thy
Bài hát tiêu biểuBài thánh ca buồnHuyền thoại chiều mưaLời cuối cho em

Nguyễn Vũ (tên khai sinh: Nguyễn Tuấn Khanh, sinh năm 1944) là một nhạc sĩ người Việt Nam nổi tiếng với ca khúc "Bài thánh ca buồn". Khi sáng tác nhạc ông còn ký một nghệ danh khác là Anh Thái. Ngoài ra ông còn có quan hệ họ hàng với nhạc sĩ Đức Huy.[1]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhạc sĩ Nguyễn Vũ sinh ra tại Hà Nội nhưng suốt thời niên thiếu ông sống ở Đà Lạt. Từ nhỏ, ông đã chơi được nhiều nhạc cụ như guitar, harmonica, piano,... và hát cho ban thiếu nhi của Đài Phát thanh Đà Lạt. Năm 12 tuổi, ông đoạt giải nhất đơn ca thiếu nhi của đài.

Năm 1958, ông cùng gia đình chuyển vào Sài Gòn. Năm 1965, Nguyễn Vũ có tác phẩm đầu tay là ca khúc "Một loài chim biển" nhưng cho đến hai năm sau ông mới được giới mộ điệu biết đến nhiều qua loạt ca khúc có từ "cuối", đó là "Lời cuối cho em", "Nhìn nhau lần cuối" (ký Anh Thái), "Bài cuối cho người tình" do ca sĩ Elvis Phương trình bày. Năm 1972, ông cho ra đời ca khúc "Bài thánh ca buồn".

Sau năm 1975, Nguyễn Vũ là cán bộ văn thể mỹ của Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 22. Từ khoảng năm 1990 đến nay, ông mở lớp nhạc tại nhà ở quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, thỉnh thoảng viết nhạc bán cho các trung tâm.

"Bài thánh ca buồn"

[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Bài thánh ca buồn

Ca khúc nổi tiếng này kể về kỷ niệm mối tình đơn phương năm 14 tuổi của Nguyễn Vũ với một cô gái lúc ở Đà Lạt. "Bài thánh ca buồn" được viết vào tháng 10 năm 1972 tại Sài Gòn và ngay lập tức được hãng dĩa hát Sơn Ca mua độc quyền, ca sĩ Thái Châu là người đầu tiên thể hiện, có trong băng Sơn Ca 3. "Bài thánh ca buồn" là một trong những bản nhạc được yêu thích trong các album nhạc Giáng Sinh từ đó cho đến nay.[2][3]

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Hơn 1/3 tác phẩm của Nguyễn Vũ là viết về biển vì ông rất thích biển cả.

  • "Áo tím mùa thu"
  • "Bài cuối cho người tình" (1972)
  • "Bài thánh ca buồn"
  • "Biển tím"
  • "Chuyện loài cỏ đêm"
  • "Chuyện tình công chúa"
  • "Đêm kỷ niệm"
  • "Đi tìm kỷ niệm" (ký Anh Thái)
  • ''Định nghĩa một động từ'' (ký Anh Thái)
  • "Đoạn cuối cho cuộc tình"
  • "Ga chiều phố nhỏ[4]"
  • "Gửi em đất liền[5]"
  • "Hai mùa lá rơi"
  • "Huyền thoại chiều mưa" (1967)
  • "Khi mình xa nhau"[6] (1971)
  • "Kỷ niệm xa bay"
  • "Lá me bay"[7]
  • "Lời cuối cho em 1, 2" (1967)
  • "Mây trắng"
  • "Một đêm hải hành"[8] (1966)
  • "Một loài chim biển" (1966)
  • "Mùa đông về chưa em"
  • "Người về từ biên giới"
  • "Nhìn nhau lần cuối" (ký Anh Thái)
  • "Những mùa xuân chinh chiến"
  • "Sao rơi trên biển" (1967)
  • "Tà áo trong mưa"
  • "Thoáng giấc mơ qua"
  • "Tiếng hát thiên thần"
  • "Vùng biển trời và màu áo em[9]"
  • "Vùng trời mây tím"

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Pha Lê (ngày 1 tháng 3 năm 2021). “Nguyễn Vũ - người nhạc sĩ nói lên tiếng lòng của biết bao đôi lứa đang chìm đắm trong tình yêu”. Báo Dân Sinh. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2021.
  2. ^ Thiên Phúc (ngày 25 tháng 2 năm 2021). “Nhạc sĩ Nguyễn Vũ bật mí cái duyên đến với con đường sáng tác”. Báo Pháp Luật.
  3. ^ Hải Triều (ngày 7 tháng 3 năm 2020). “Gần nửa thế kỷ ngọt ngào giai điệu "Bài thánh ca buồn"”. Báo Pháp Luật Việt Nam.
  4. ^ Khác với bài Ga chiều của Lê Dinh
  5. ^ Đồng tác giả với "'Vũ Thái Hoà "'.
  6. ^ Khác với bài của Anh Bằng & Lê Dinh.
  7. ^ Khác với Vùng lá me bay của "'Anh Việt Thanh"'.
  8. ^ Dông tác giả với Anh Thy
  9. ^ Đồng tác giả với "'Mặc Thế Nhân "'.

Từ khóa » Nguyên Vũ Bài Hát