Nguyên Vụ Trưởng Vụ Đại Học Chỉ Ra Vướng Mắc Khi Thực Hiện Luật ...

Giáo dục 24h Nguyên Vụ trưởng Vụ Đại học chỉ ra vướng mắc khi thực hiện Luật 34, Nghị định 99 11/06/2022 08:37 AN NGUYÊN 0:00 / 0:00 0:00 Nam miền Bắc
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
GDVN- Luật Giáo dục đại học chưa quy định thẩm quyền hủy bỏ việc công nhận Hội đồng trường, bổ nhiệm Hiệu trưởng trường tư thục.

Tin liên quan

  • Nhiều cơ sở giáo dục đại học tự chủ gặp vướng mắc về chính sách thuế
  • Nếu đồng loạt tiến vào tự chủ đại học thì không ít sinh viên phải bỏ học
  • Bộ Giáo dục chỉ ra nhiều vi phạm trong hoạt động tự chủ đại học
  • Trường đại học thực hiện tự chủ theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ là đúng!

Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Phụng - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã có những chia sẻ về những vướng mắc trong thực hiện Luật Giáo dục đại học và Nghị định 99/2019 tại hội thảo về quản trị và tự chủ đại học: “bàn về Quản trị và Tự chủ đại học sau Luật số 34/2018/QH14 và Nghị định số 99/2019/NĐ-CP" do Đại học Huế phối hợp với một số đại học trong nước và đối tác của Vương quốc Bỉ tổ chức vừa qua.

Theo bà Phụng thì những thông tin được chia sẻ lần này được bà đúc rút, tổng hợp lại trong quá trình làm việc của mình tại Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Vướng mắc trong hệ thống Luật Giáo dục đại học

Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Phụng cho rằng, Luật Giáo dục đại học và Nghị định 99/2019 chưa làm nổi bật được sự khác biệt về đặc điểm, sứ mạng, nhiệm vụ và quyền hạn giữa mô hình đại học/ trường đại học, giữa mô hình đại học quốc gia, đại học vùng và đại học có gì khác nhau?

Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Phụng - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) nói về những vướng mắc chồng chéo giữa Luật Giáo dục đại học và các Luật khác. Ảnh: AN

Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Phụng - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) nói về những vướng mắc chồng chéo giữa Luật Giáo dục đại học và các Luật khác. Ảnh: AN

"Luật 34 cũng chưa quy định rõ về “cấp có thẩm quyền công nhận, bổ nhiệm” đối với chức danh Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục đại học công lập. Ở đây Luật chỉ quy định là công nhận thôi.

Nhưng không thể dừng ở việc công nhận thôi, mà còn phải thêm bổ nhiệm, bãi nhiệm nữa để đưa nó vào khuôn khổ của bộ máy công chức, viên chức”, bà Phụng phân tích.

Ngoài ra, Luật này chưa quy định về giải thể Hội đồng trường, cũng chưa có quy định về điều kiện hoạt động đào tạo của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài đào tạo cấp bằng của Việt Nam hoặc cấp bằng của nước sở tại...

Đây là những vấn đề sẽ gặp nhiều trong thực tiễn nên bà Phụng cho rằng, Luật cần bổ sung các nội dung này để có cơ sở thực hiện.

Giải quyết những vướng mắc ra sao?

Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Phụng thì Luật Giáo dục đại học và Nghị định 99/2019 chưa ban hành quy định cụ thể, rõ ràng, thống nhất về thẩm quyền, trách nhiệm và mối quan hệ giữa Đảng ủy, Hội đồng trường và Hiệu trưởng.

Do đó, khuyến nghị quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học công lập quy định về phân định trách nhiệm và quyền hạn khác giữa Hội đồng trường và Hiệu trưởng.

“Các cơ sở giáo dục đại học công lập còn bị bó buộc về biên chế, không được tự chủ thuê chuyên gia, thủ tục cấp phép lao động nước ngoài không thuận lợi.

Tự chủ đại học không phải tự trị, không phải tự lo mà là xóa cơ chế xin-cho

Tự chủ đại học không phải tự trị, không phải tự lo mà là xóa cơ chế xin-cho

Ngoài ra, cơ sở giáo dục đại học công lập cần được thực hiện tự chủ về tổ chức bộ máy và nhân sự theo quy định, về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập…

Có quyền tự chủ về tổ chức bộ máy và nhân sự để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nhưng không làm tăng số lượng người làm việc hưởng lương, mức lương từ quỹ lương do ngân sách nhà nước cấp”, bà Phụng cho hay.

Thực tế trong triển khai Luật Giáo dục đại học và Nghị định 99/2019 đã xảy ra nhiều vướng mắc, chồng chéo với các Luật khác, gây khó khăn cho các cơ sở giáo dục đại học.

Điển hình như: Luật quản lý tài sản công không đồng bộ với việc chính sách giáo dục đại học được quy định sử dụng nguồn thu hợp pháp ngoài ngân sách nhà nước để đầu tư các dự án của trường;

Luật Ngân sách nhà nước không đồng bộ với việc Hội đồng trường được phê duyệt kế hoạch tài chính và quyết toán tài chính.

Luật Viên chức không cho phép các viên chức tham gia quản lý doanh nghiệp khoa học công nghệ trực thuộc các cơ sở giáo dục đại học.

Luật Đầu tư chưa cụ thể việc phát triển đối tác công tư trong thu hút các nguồn lực phát triển đầu tư, nghiên cứu khoa học, thương mại hóa sản phẩm khoa học.

“Đối với những vướng mắc, chồng chéo giữa Luật Giáo dục đại học và các luật khác thì xu hướng chung để giải quyết là đưa về luật ngành với những quy định chi tiết, cụ thể”, bà Phụng nói thêm.

AN NGUYÊN

Từ khóa:

  • #vướng mắc
  • #Luật giáo dục đại học
  • #tự chủ đại học
  • #Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Phụng
  • #Đại học Huế
  • #giải thể Hội đồng trường
  • #Nghị định số 99/2019/NĐ-CP
  • #công chức
  • #viên chức

Chủ đề: TỰ CHỦ ĐẠI HỌC

  • Thực hư con số quảng bá 96% SV từ xa có việc làm của ĐH Kỹ thuật Công nghiệp
  • SV vừa làm vừa học, từ xa được xem xét học bổng như chính quy: Nên hay không?
  • Tháo gỡ rào cản thể chế đối với các cơ sở giáo dục đại học tự chủ
Thi giáo viên dạy giỏi được tổ chức ở đâu là hợp lý nhất?

Thi giáo viên dạy giỏi được tổ chức ở đâu là hợp lý nhất?

Giáo viên trực Tết Nguyên đán vào thời điểm nào được chi tiền làm thêm giờ?

Giáo viên trực Tết Nguyên đán vào thời điểm nào được chi tiền làm thêm giờ?

Cấp tiểu học dạy thêm, học thêm là rất vô lý

Cấp tiểu học dạy thêm, học thêm là rất vô lý

Đề kiểm tra định kỳ học sinh THPT theo CV 7991 sẽ bớt "mưa" điểm 10

Đề kiểm tra định kỳ học sinh THPT theo CV 7991 sẽ bớt "mưa" điểm 10

Kinh nghiệm đào tạo AI nhìn từ Đại học Bách khoa Hà Nội và Trường Đại học CNTT

Kinh nghiệm đào tạo AI nhìn từ Đại học Bách khoa Hà Nội và Trường Đại học CNTT

Bỏ quy đổi điểm 10 với chứng chỉ ngoại ngữ sẽ xóa bỏ được nhiều hạn chế lâu nay

Bỏ quy đổi điểm 10 với chứng chỉ ngoại ngữ sẽ xóa bỏ được nhiều hạn chế lâu nay

Linh hoạt dạy học online, có trường ĐH cho cho SV về quê đón Tết lên tới 58 ngày

Linh hoạt dạy học online, có trường ĐH cho cho SV về quê đón Tết lên tới 58 ngày

Lễ công bố nhận diện thương hiệu BMS Hưng Yên

Lễ công bố nhận diện thương hiệu BMS Hưng Yên

Góp ý hoàn thiện dự thảo đề án cấp quốc gia ở Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam

Góp ý hoàn thiện dự thảo đề án cấp quốc gia ở Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam

Tin hiệp hội

Tăng cường hợp tác với doanh nghiệp, đối tác trong đào tạo và nghiên cứu du lịch

Tăng cường hợp tác với doanh nghiệp, đối tác trong đào tạo và nghiên cứu du lịch

Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban thường vụ nhiệm kỳ II

Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban thường vụ nhiệm kỳ II

Chuyển đổi số đang làm thay đổi hoạt động giáo dục

Chuyển đổi số đang làm thay đổi hoạt động giáo dục

Cần tổng kết mô hình các trường ĐH trực thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh/thành phố

Cần tổng kết mô hình các trường ĐH trực thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh/thành phố

Làm việc với Hiệp hội, Trường Đại học Nam Cần Thơ nêu 6 kiến nghị

Làm việc với Hiệp hội, Trường Đại học Nam Cần Thơ nêu 6 kiến nghị

Giáo dục phổ thông mới

Giáo viên chia sẻ về đề Ngữ văn trong kỳ thi chọn HSG quốc gia năm học 2024-2025

Giáo viên chia sẻ về đề Ngữ văn trong kỳ thi chọn HSG quốc gia năm học 2024-2025

Hà Nội sẽ thanh tra thu chi tài chính, an toàn thực phẩm tại nhiều trường học

Hà Nội sẽ thanh tra thu chi tài chính, an toàn thực phẩm tại nhiều trường học

Giáo viên nói về thay đổi cấu trúc đề kiểm tra định kì cấp THCS, THPT

Giáo viên nói về thay đổi cấu trúc đề kiểm tra định kì cấp THCS, THPT

Môn Nội dung giáo dục địa phương vẫn đang tồn tại nhiều bất cập

Môn Nội dung giáo dục địa phương vẫn đang tồn tại nhiều bất cập

“Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” được đưa vào CTGDPT mới đa dạng, sinh động

“Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” được đưa vào CTGDPT mới đa dạng, sinh động

chủ đề nổi bật

  • Đổi mới giáo dục Đại học

    3,000
  • THI QUỐC GIA

    971
  • CẤM DẠY THÊM

    503
  • LẠM THU

    603
  • Gương sáng cô thầy

    844
  • Tuyển sinh đầu cấp

    1,446
  • THỜI ĐẠI 4.0

    390
  • KHỞI NGHIỆP

    108
  • Đọc nhiều
GV sẽ có chế độ tiền thưởng định kỳ hàng năm theo xếp loại hoàn thành nhiệm vụ 1 .

GV sẽ có chế độ tiền thưởng định kỳ hàng năm theo xếp loại hoàn thành nhiệm vụ

2 .

Hiệu trưởng thực hiện đúng Nghị định 73 thì giáo viên sẽ có thưởng Tết?

3 .

Nếu còn nhận văn bản dưới dạng PDF thì khi đó chuyển đổi số chưa thành công

4 .

Tiền thưởng của GV chia theo xếp loại đánh giá hàng năm như thế nào cho phù hợp?

5 .

Chi tiết đề xuất phụ cấp ưu đãi cho giáo viên, nhân viên trường học

Đang tải tin...
Thông tin tòa soạn
© Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam Cơ quan chủ quản: Hiệp hội các Trường đại học, cao đẳng Việt Nam. Giấy phép số 74/GP-BTTTT ngày 26/02/2020. Giấy phép sửa đổi, bổ sung số 50/GP-BTTTT ngày 05/03/2024. Phó Chủ tịch Hiệp hội, Tổng Biên tập: Nguyễn Tiến Bình. Tầng 3 Khu A, Phòng 3,4 số 141 Lê Duẩn, P.Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội Đường dây nóng: 0938.766.888 - 0243.5569666 Email: toasoan@giaoduc.net.vn

Từ khóa » Bổ Nhiệm Vụ Trưởng Vụ Giáo Dục đại Học