NH3 + CuO → Cu + N2 + H2O - NH3 Ra N2
Có thể bạn quan tâm
NH3 CuO: Phản ứng giữa CuO và NH3
- 1. Phương trình hóa học NH3 ra N2
- 2NH3 + 3CuO → 3Cu + 2N2↑ + 3H2O
- 2. Điều kiện phương trình hóa học giữa NH3 và CuO
- 3. Hiện tượng phản ứng giữa CuO và NH3
- 4. Tính chất hóa học của NH3
- 4.1. Amoniac có tính bazơ yếu
- 4.2. Amoniac có tính khử mạnh
- 4.3. Khả năng tạo phức
- 5. Bài tập vận dụng liên quan
NH3 + CuO → Cu + N2 + H2O được VnDoc biên soạn là phương trình phản ứng thể hiện tính khử NH3 khi tác dụng với CuO. Hy vọng tài liệu giúp các bạn học sinh viết và cân bằng đúng cũng như có thể vận dụng tốt vào các dạng bài tập.
>> Tham khảo thêm một số nội dung liên quan:
- Cho vài giọt phenolphtalein vào dung dịch NH3 thì dung dịch chuyển thành
- Cho vài giọt quỳ tím vào dung dịch NH3 thì dung dịch chuyển thành
- Dung dịch NH3 phản ứng được với dung dịch nào sau đây
- Muối NH4Cl tác dụng được với dung dịch chất nào sau đây
1. Phương trình hóa học NH3 ra N2
2NH3 + 3CuO → 3Cu + 2N2↑ + 3H2O
Khi dẫn khí NH3 đi qua ống đựng bột CuO đun nóng thì chất rắn chuyển từ màu đen của CuO sang màu đỏ của Cu
2. Điều kiện phương trình hóa học giữa NH3 và CuO
Điều kiện: Nhiệt độ
3. Hiện tượng phản ứng giữa CuO và NH3
Khi cho khí NH3 dư qua CuO nung nóng, có hiện tượng khí thoát ra
4. Tính chất hóa học của NH3
4.1. Amoniac có tính bazơ yếu
Amoniac do tính bazơ nên dung dịch amoniac làm cho quỳ tím hóa xanh còn dung dịch phenolphlatein từ màu chuyển thành hồng.
a) Amoniac phản ứng với nước
NH3 + H2O ⇔ NH4+ + OH-
b) Amoniac phản ứng với Axit → Muối Amoni
Thí dụ:
NH3 (khí) + HCl (khí) → NH4Cl (khói trắng)
c) Amoniac tác dụng với dung dịch muối của các kim loại mà hidroxit không tan → bazơ và muối
2NH3+ MgCl2 + 2H2O → Mg(OH)2 + 2NH4Cl
* Chú ý: Với muối của Cu2+, Ag+ và Zn2+ có kết tủa sau đó kết tủa tan do tạo phức chất tan
Cu(NH3)4(OH)2; Ag(NH3)2OH; Zn(NH3)4(OH)2.
Thí dụ:
ZnSO4+ 2NH3+ 2H2O → Zn(OH)2↓ + (NH4)2SO4
4.2. Amoniac có tính khử mạnh
a) Amoniac tác dụng với O2
4NH3 + 5O2 \(\overset{800^{o}C,Pt }{\rightarrow}\) 4NO↑ + 6H2O
b) Amoniac tác dụng với Cl2
2NH3 + 3Cl2 \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) N2↑ + 6HCl
c) Amoniac tác dụng với oxit của kim loại
3CuO + 2NH3 \(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)Cu + 3H2O + N2↑
4.3. Khả năng tạo phức
Dung dịch amoniac có khả năng hòa tan hiđroxit hay muối ít tan của một số kim loại, tạo thành các dung dịch phức chất.
Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2 (màu xanh thẫm)
5. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Hiện tượng quan sát được (tại vị trí chứa CuO) khi dẫn khí NH3 đi qua ống đựng bột CuO nung nóng là
A. CuO từ màu đen chuyển sang màu trắng.
B. CuO không thay đổi màu.
C. CuO từ màu đen chuyển sang màu đỏ.
D. CuO từ màu đen chuyển sang màu xanh.
Xem đáp ánĐáp án CDo khí NH3 có khả năng khử oxít của các kim loại đứng sau nhôm => NH3 khử CuO tạo ra Cu => hiện tượng là chất rắn màu đen chuyển sang màu đỏ
NH3 +CuO → Cu + N2 +H2O
đen đỏ
Câu 2. Để tách riêng NH3 ra khỏi hỗn hợp gồm N2 , H2, NH3 trong công nghiệp người ta đã
A. Cho hỗn hợp qua nước vôi trong dư.
B. Cho hỗn hợp qua bột CuO nung nóng.
C. nén và làm lạnh hỗn hợp để hòa lỏng NH3.
D. Cho hỗn hợp qua dung dịch H2SO4 đặc.
Xem đáp ánĐáp án CĐể tách riêng NH3 ra khỏi hỗn hợp gồm N2, H2, NH3 trong công nghiệp người ta đã nén và làm lạnh hỗn hợp để hòa lỏng NH3.
Câu 3. Muối được làm bột nở trong thực phẩm là
A. (NH4)2CO3.
B. Na2CO3.
C. NH4HSO3.
D. NH4Cl.
Xem đáp ánĐáp án AMuối được làm bột nở trong thực phẩm là (NH4)2CO3.
Câu 4. Nhận xét nào sau đây không đúng về muối amoni?
A. Muối amoni bền với nhiệt.
B. Các muối amoni đều là chất điện li mạnh.
C. Tất cả các muối amoni đều tan trong nước.
D. các muối amoni đều bị thủy phân trong nước.
Xem đáp ánĐáp án ATất cả các muối amoni đều tan và là những chất điện li mạnh.
(NH4)xA → xNH4+ + Ax-
Nếu muối amoni của axit mạnh (A là gốc axit của một axit mạnh) thì thủy phân tạo môi trường axit.
NH4+ + H2O ↔ NH3 + H3O+
Muối amoni còn dễ bị phân hủy bởi nhiệt → NH3 và axit tương ứng.
Vậy Dung dịch của các muối amoni luôn có môi trường bazơ
Câu 5. Chỉ sử dụng dung dịch HNO3 loãng, có thể nhận biết được những chất rắn riêng biệt nào sau đây: ZnCO3, Fe3O4, CuO, Al2O3?
A. ZnCO3, Fe3O4, CuO, Al2O3.
B. ZnCO3, Fe3O4, Al2O3.
C. Fe3O4, CuO, Al2O3.
D. ZnCO3, CuO, Al2O3.
Xem đáp ánĐáp án ADùng HNO3 có thể nhận biết được cả 4 chất.
Trích mẫu thử và đánh số thứ tự
Chất rắn tan dần, có khí không màu thoát ra chính là ZnCO3
ZnCO3 + 2HNO3 → Zn(NO3)2 + CO2 ↑ + H2O
+ Chất rắn tan dần có khí không màu hóa nâu trong không khí thoát ra, dung dịch thu được màu vàng nâu đó chính Fe3O4
3Fe3O4 + 28HNO3 → 9Fe(NO3)3 (vàng nâu) + NO + 14H2O
2NO (không màu) + O2 → 2NO2 (nâu đỏ)
+ Chất rắn tan dần, sau phản ứng thu được dung dịch màu xanh
CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 (xanh) + H2O
+ Chất rắn tan dần, sau phản ứng thu được dung dịch không màu
Al2O3 + 6HNO3 → 2Al(NO3)3 (không màu) + 3H2O
Câu 6. Trong những nhận xét dưới đây về muối amoni, nhận xét nào là đúng?
A. Muối amoni là tinh thể ion, phân tử gồm cation amoni và anion hiđroxit
B. Tất cả các muối amoni đều dễ tan trong nước, khi tan điện li hòa toàn thành cation amoni và anion gốc axit.
C. Dung dịch muối amoni tác dụng với dung dịch kiềm đặc, nóng cho thoát ra chất khí làm quỳ tím hóa đỏ
D. Khi nhiệt phân muối amoni luôn luôn có khí amoniac thoát ra
Xem đáp ánĐáp án BA sai vì muối amoni là tinh thể ion, phân tử gồm cation amoni và anion gốc axit
C sai vì khí làm quì hóa xanh
D sai vì khi nhiệt phân muối amoni chưa chắc ra khi amoniac.
Thí dụ: NH4NO2 → N2 + 2H2O
Câu 7. Axit nitric và axit photphoric cùng phản ứng với nhóm các chất sau:
A. CuCl2, NaOH, K2CO3, NH3
B. NaOH, K2O, NH3, Na2CO3
C. KCl, NaOH, K2SO4, NH3
D.CuSO4, MgO, KOH, NH3
Xem đáp ánĐáp án BAxit nitric và axit photphoric cùng phản ứng với nhóm các chất: NaOH, K2O, NH3, Na2CO3
Câu 8. Muối NH4Cl tác dụng được với dung dịch chất nào sau đây
A. NaOH, HNO3
B. HNO3, AgNO3
C. NaOH, AgNO3
D. NaNO3, HNO3
Xem đáp ánĐáp án CPhương trình phản ứng minh họa
NH4Cl + NaOH → NH3 + H2O + NaCl
NH4Cl + NaCO3 → 2NaCl + CO2 + H2O + 2NH3
........................................
>> Tham khảo thêm phương trình phản ứng:
- NH3 + HNO3 → NH4NO3
- NH3 + Cl2 → N2 + NH4Cl
- NH3 + O2 → NO + H2O
- NH3 + HCl → NH4Cl
- NH3 + H2O → NH4OH
- NH3 + AlCl3 + H2O → Al(OH)3 + NH4Cl
- NH4Cl + AgNO3 → NH4NO3 + AgCl
- NH4Cl + NaOH → NH3 + H2O + NaCl
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn NH3 + CuO → Cu + N2 + H2O. Để có thể nâng cao kết quả trong học tập mời các bạn tham khảo một số tài liệu: Hóa học lớp 10, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và học tập môn học THPT, VnDoc mời các bạn truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thể cập nhật được những tài liệu mới nhất.
Từ khóa » Nh3 Cuo Cu N2 H2o
-
Write The Complete Balanced Equation Of CuO + NH3→Cu + N2 + H2O . ...
-
How To Balance NH3 + CuO = Cu + N2 + H2O - YouTube
-
NH3 + CUO = CU + N2 + H2O - Trình Cân Bằng Phản ứng Hoá Học
-
NH3 + CuO = Cu + N2 + H2O - Chemical Equation Balancer
-
The Complete Balanced Equation Is: CuO + NH3 → Cu + N2 + H2O
-
3 CuO + 2 NH3 → 3 Cu + N2 + 3 H2O - Balanced Equation
-
Balance The Given Equation: Nh3 + Cuo Cu +N2 +H2o
-
CuO NH3 = Cu H2O N2 | Cân Bằng Phương Trình Hóa Học
-
How To Balance The Equation Nh3 Cuo Cu N2 H2o - Aakash Digital
-
Balance The Following Equation: NH3+CuO→Cu+N2+H2O
-
Cu(NO3)2 + NO + H2O Cân Bằng Phương ứng Oxi Hóa Khử Bằng ...
-
Balance The Following Reaction By Oxidation Number Method. CuO + ...
-
CuO NH3 = Cu H2O N2 - Chemical Equation Balance
-
Solved 8. Balance The Following Chemical Equation: NH3 Cuo - Chegg