Nhà Cổ Tấn Ký - Hướng Dẫn Viên Việtnam

Lịch sử

Ngôi nhà được xây dựng vào năm 1741, nơi đây đã có tới 7 thế hệ dòng họ Lê sinh sống. Đến đời thứ 2, các cụ lấy tên hiệu là Tấn Ký để kinh doanh, buôn bán nông sản. Mặt trước ngôi nhà thông ra phố Nguyễn Thái Học để mở hiệu buôn, mặt sau thông ra phía bờ sông, trên phố Bạch Đằng để thuận tiện cho việc nhập hàng hóa.

Bản trích dịch Văn bia tại mộ ông Lê Tấn Ký, người thành lập Hiệu buôn Tấn Ký tóm lượt câu chuyện lay động lòng người về cậu bé Công mồ côi nhờ ý chí tự lập mà trở thành người có danh vọng, thương yêu, giúp đỡ người nghèo, được nhân dân trong vùng quý mến.

Kiến Trúc

Nguyên liệu chính để xây ngôi nhà là gỗ quý, đá Thanh Hoá và gạch Bát Tràng, luôn tạo cho du khách cảm giác thoáng mát dù ở giữa mùa hè, nhưng mùa đông lại ấm áp, yên bình.

Ngay khi bước chân đến trước ngôi nhà du khách sẽ nhìn thấy Các cột hiên hình vuông lắp ghép với các thanh gỗ đây tạo thành mảng tường mặt tiền vừa giữ chức năng che chắn mưa gió cho ngôi nhà vừa làm cho ngôi nhà kín đáo hơn Mí cửa gắn 2 con mắt là “hình xoáy âm dương lá đề”, đôi mắt của ngôi nhà cũng giống như đôi mắt của con người vậy, nó là thần thái của ngôi nhà cổ, là niềm mong ước thương mãi phát đạt và đầm ấm đời sống gia đình”. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh của những đôi mắt cửa là hai cái núm gỗ tròn chạm hình âm dương, bát quái hay mặt hổ, rồng được gắn trước các nhà hàng, cửa hiệu trong phố cổ

Cũng giống như những ngôi nhà khác trong hệ thống phố cố Hội An, nhà cổ Tấn Ký thuộc kiến trúc nhà ống, được chi làm 3 gian với các chức năng khác nhau và không có cửa sổ: : Mặt tiền nhà cổ Tấn Ký là nơi để mở cửa hiệu buôn bán, không gian giếng trời ở giữa đóng vai trò cung cấp ánh sáng, và không khí thông thoáng cho cả căn nhà, mặt sau thông với bến sông để làm nơi xuất, nhập hàng hóa.  

Hiện nhà cổ Tấn Ký còn lưu giữ được nhiều hoành phi, liễn đối, trong đó có nhiều bức tuyệt đẹp như: “Tích đức lưu tôn” (dạy bảo con cháu giữ đức tốt cho thế hệ sau); “Tâm thường thái” (giữ tâm luôn yên tĩnh).

Mái của phòng khách ngôi nhà được làm bằng gỗ mít, theo lối kiến trúc “mái vì võ cua” giúp mở rộng không gian phòng khách. Nhiều họa tiết hoa văn được chạm trổ tinh xảo, mang đầy ý nghĩa nhân văn như: Cuộn thơ, cây bút, hòm sách,… mà chủ nhân mong ước cháu con muôn đời có nhiều kiến thức.

Nhà cổ Tấn Ký là sự kết hợp giữa phong cách kiến trúc Nhật Bản, Trung Hoa với Việt Nam, được thiết kế theo kiến trúc “chồng rường giã thủ” gồm có 2 thanh ngang chồng lên nhau, tượng trưng cho thiên – nhân, cùng với 5 thanh dọc giống như 5 ngón tay, tượng trưng cho ngũ hành, mang tới sự hài hoà giữa con người và thiên nhiên.

Khi dựng ngôi nhà này, người thợ mộc Kim Bồng ngày xưa đã phối hợp ba phong cách Việt – Nhật – Hoa rất điêu luyện. Căn đầu tiên được thiết kế theo nhà ba gian đúng theo kiểu thức truyền thống của người Việt, trần nhà lợpngói âm dương. Căn này cũng là điểm nhấn của ngôi nhà với hàng loạt vi kèo, xuyên, trính (thanh gỗ dọc nối các cột) được chạm trổ tinh xảo với những hình thù như: kiến trúc đầu cá đuôi rồng, trái bí đỏ, quả lựu mà chủ nhân muốn gửi gắm sự vượt khó thành đạt, cháu con đông đúc. Rồi những kiến trúc chạm khắc quả đào (trường thọ), con dơi (hạnh phúc),… biểu trưng khát vọng trường tồn.

“Trong ngôi nhà này, lối kiến trúc người Hoa lại nằm trên vì kèo “vỏ cua”. Những thanh vì vòm có dáng cong này còn được gọi là “thanh ngọc như ý” với hình chạm trổ dải lụa vấn quanh hai thanh kiếm đặc trưng của người Hoa xưa!”, ngoài ra còn có kết cấu trính “chồng rường giả thủ” ngay vị trí dưới giao điểm hai chiếc kèo. Lối kiến trúc này là sự kết hợp 3 thanh ngang trính biểu trưng cho thiên, địa, nhân và 5 cột đội dọc biểu trưng cho ngũ hành với mong ước an lành

Điểm đặc biệt của ngôi nhà này là được dựng nên mà không sử dụng đến một chiếc đinh. Các tấm và thanh gỗ được khớp với nhau hoàn toàn bằng mộng mà vẫn “tự đứng” vững. Chính không gian đầy ấn tượng này đã “hút” các đoàn làm phim, truyền hình đến thực hiện các cảnh quay..

Khu vực bên trong gian đầu tiên có nơi trưng bày cổ vật và thuyền buồm, biểu tượng thương cảng Hội An sầm uất từ 400 năm trước. 

Ngôi nhà mang kiến trúc hình ống đặc trưng của đô thị cổ, khắp nơi đều không có cửa sổ, nơi đón ánh sáng duy nhất của ngôi nhà là “giếng trời” ở khu vực giữa gian nhà. 

Không chỉ có “giếng trời” điều hòa ánh sáng, giữa gian nhà còn có giếng cổ quanh năm có nguồn nước ngọt, mát trong lành.

Thông tin thú vị

Nhà cổ Tấn Ký từng hứng chịu những trận lụt lịch sử, trong đó đỉnh điểm là năm 1964, nước ngập cao tới trần tầng một. Thế nhưng những ngôi nhà cổ vẫn còn nguyên vẹn, như thách thức với thời gian.

Ngôi nhà còn lưu giữ một bộ liễn đối “Bách Điểu” được giới khảo cổ xem là độc nhất vô nhị Việt Nam. Liễn đối Bách Điểu được viết bằng 100 nét, mỗi nét là một con chim cất cánh.

Thau đồng dùng đựng nước rửa tay, vật dụng sinh hoạt thể hiện sự giàu sang, quý phái của dòng họ Lê trưng bày ở nhà cổ Tấn Ký.

Trong nhiều cổ vật ở nhà cổ Tấn Ký có chiếc “Chén Khổng Tử”, báu vật vô giá gắn với tích xưa về Khổng Tử, khuyên con người phải biết kiềm chế hành vi, giữ mình ở trạng thái trung hòa, không thái quá. Theo một chuyên gia Nhật Bản được gia đình họ Lê nhờ xác định niên đại, chiếc chén “Khổng Tử” có từ 550-600 năm về trước.

“Phải mất 10 năm trữ gỗ, 3 năm đục đẽo, ngôi nhà mới được dựng xong vào năm 1741 cuối thế kỷ 18. Vật liệu trang trí nội thất ngôi nhà chủ yếu là các loại gỗ quý, được trạm trổ rất tinh xảo; các hình rồng, hoa quả…”.

Share this:

  • Twitter
  • Facebook
  • Reddit
  • WhatsApp
Like Loading...

Related

Từ khóa » Thuyết Trình Về Nhà Cổ Tấn Ký Hội An