Nhà Công Tử Bạc Liêu – Điểm Tham Quan Không Thể Bỏ Qua Khi đến ...
Có thể bạn quan tâm
- Du Lịch Miền Tây
Nói tới Bạc Liêu, người ta không chỉ nhắc tới Cao Văn Lầu cùng nghệ thuật Đờn Ca Tài Tử, mà còn nhiều lắm những giai thoại về Ba Huy (Công tử Bạc Liêu), nổi danh ăn chơi nức tiếng một thời. Du lịch Bạc Liêu, sẽ thật thiếu sót nếu bạn không dành thời gian tham quan nhà Công tử Bạc Liêu để tận mắt chiêm ngưỡng kiến trúc bề thế của căn nhà lớn nhất lục tỉnh miền Tây xưa.
Nhà Công tử Bạc Liêu có kiến trúc Tây Âu sang trọng
Nhà Công tử Bạc Liêu hiện tọa lạc tại số 13 Điện Biên Phủ, phường 3, TP Bạc Liêu, nằm cạnh bờ sông Bạc Liêu. Ngôi nhà mang kiến trúc phương Tây sang trọng, được xây dựng từ năm 1917 đến năm 1919 thì hoàn thành. Ngôi nhà sở hữu kiến trúc bề thế nhất lục tỉnh miền Tây thời điểm lúc đó nên được người dân nơi đây gọi với cái tên “nhà lớn”.
Ngôi nhà được xây dựng từ năm 1917 đến năm 1919 thì hoàn thành
Dinh thự do ông Trần Trinh Trạch, tức Hội đồng Trạch, cha Công tử Bạc Liêu xây khi công tử mới 19 tuổi. Ông Trần Trinh Trạch là chủ sở hữu của 74 sở điền, với 110.000 ha đất trồng lúa, gần 100.000 ha ruộng muối. Khi đó toàn tỉnh Bạc Liêu lúc bấy giờ có 13 lô ruộng muối thì 11 lô là của ông. Ông Trạch có 7 người con, 4 gái, 3 trai. Trong 3 người con trai, Trần Trinh Huy ăn chơi khét tiếng và nổi tiếng mê gái. Được biết, tổng số tài sản mà công tử Bạc Liêu được thừa hưởng và “tiêu hao” vào ăn chơi xa xỉ ước tính lên tới trên 5 tấn vàng.
Ngôi biệt thự do kĩ sư người Pháp thiết kế
Ngôi biệt thự do kĩ sư người Pháp thiết kế, hầu hết vật liệu xây dựng được mang từ Paris về. Nhiều chi tiết, vật liệu, đồ nội thất trong nhà được nhập khẩu từ Pháp, từ các bù long, ốc vít cho đến các chi tiết xây dựng đều có đóng dấu chìm mẫu tự P thể hiện xuất xứ.
Ngay khi bước chân vào ngôi nhà, du khách sẽ bị cuốn hút bởi những đường nét thiết kế tỉ mỉ, tinh tế, toát lên vẻ sang trọng và hào hoa. Những chiếc đèn màu vàng tỏa ánh sáng lung linh tạo cảm giác ấm cúng và lịch lãm. Trên mỗi cây cột của ngôi nhà đều được trang trí nhiều hoa văn đẹp mắt.
Hầu hết vật liệu xây dựng được mang từ Paris về
Tầng một (tầng trệt) của dinh thự gồm 2 phòng ngủ, phòng khách cùng hai đại sảnh rộng cùng với cầu thang lớn dẫn lên lầu. Trên lầu cũng có 2 phòng ngủ và hai đại sảnh rộng, thoáng, hút nắng, gió, khiến cho dinh thự luôn thông thoáng, mát mẻ.
Bộ Trường kỷ ngũ sơn nổi bật trong phòng tiếp khách
Những bộ ghế cổ quý cẩn xà cừ hầu như có thể thấy khắp các góc nhà.
Cầu thang lên tầng hai được làm bằng đá cẩm thạch, chia làm 3 đoạn, mỗi đoạn 9 bậc tượng trưng cho sự trường tồn, vĩnh cửu. Cầu thang gỗ dẫn lên sân thượng trước đây là nơi ông hội đồng Trạch, cha của Công tử Bạc Liêu dùng để phơi tiền.
Cầu thang được làm bằng đá cẩm thạch
Cầu thang gỗ dẫn lên sân thượng
Đến nay, công trình đã hơn năm tuổi nhưng những giá trị kiến trúc, nghệ thuật tại dinh thự của cậu Ba Huy, không những không bị “lạc hậu” so với thời thế mà trái lại, càng trở nên quý giá và được đánh giá cao.
Phần nhà bếp của căn nhà được cải tạo thành quầy bán vé cho khách quan. Trong nhà còn trưng bày nhiều đồ vật gắn liền với giai thoại của “Hắc công tử”. Đây chiếc ôtô được ông Trần Trinh Trạch mua năm 1930 tại Sài Gòn để đón con trai là Công tử Bạc Liêu đi du học Pháp trở về.
Chiếc xe hơi chỉ có số ít quý tộc bên Pháp mới dám mua thời đó
Tham quan nhà công tử Bạc Liêu hiện nay bạn sẽ được chiêm ngưỡng những hiện vật quý giá còn sót lại như: 2 chiếc giường nóng và giường lạnh, bộ trường kỷ được làm từ 1 tấm gỗ nguyên, bộ bàn xoay “Tam lân” (bàn tròn mặt bằng đá, chân quỳ tam giác có chạm 3 con lân), bộ “Tượng bành” (có hình chiếc bành đặt trên lưng voi), sạp “Tam thành” (3 vách) là nơi ngủ của Trần Trinh Khương, em trai của Công tử Bạc Liêu), giường ngủ của ông bà Hội đồng Trạch, giường cho khách hút thuốc phiện, bàn đánh bài, bình hoa ,… đều là những vật dụng rất có giá trị.
Chiếc giường ngủ
Bàn xoay “Tam lân”
Tuy trải qua thời gian có mất mát nhiều, nhưng những gì còn lại cũng đủ chứng minh cho một cuộc sống hào hoa và vương giả của chủ nhân căn nhà.
Tất cả đều là những vật dụng rất có giá trị
Hầu hết đồ vật trong nhà Công tử Bạc Liêu được bảo tồn nguyên vẹn. Nhiều đồ dùng như máy nghe nhạc, điện thoại bàn thậm chí vẫn còn hoạt động.
Đồ dùng sinh hoạt được bảo tồn nguyên vẹn
Chiếc ti vi cổ
Máy nghe nhạc
Một nơi mọi người dừng lại lâu nhất là bàn thờ ông Trần Trinh Huy và bà vợ đầu. Người ta bảo không ai đếm được Công tử Bạc Liêu có bao nhiêu bà vợ nhưng người vợ đầu tiên là bà Ngô Thị Đen được cưới hỏi đàng hoàng, con của một ông bá hộ giàu có trong vùng. Những người còn lại là vợ lẽ của ông, trong đó có một phụ nữ quốc tịch Pháp.
Trong ảnh là Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy và những người vợ của ông
Tới tham quan dinh thự Công tử Bạc Liêu, ngoài việc được nghe giới thiệu về những nét kiến trúc, sự ra đời của ngôi nhà, các vật dụng, đồ dùng liên quan, du khách còn được hướng dẫn viên kể lại nhiều giai thoại về chủ nhân của nó (cậu Ba Huy).
Ông Trần Trinh Đức con trai Công Tử Bạc Liêu giao lưu với khách tham quan
Theo các giai thoại này thì Công tử Bạc Liêu, là người Việt Nam sở hữu riêng máy bay đầu tiên cả nước; đi thăm ruộng bằng máy bay đầu tiên; người tổ chức đấu xảo sắc đẹp (tiền thân các cuộc thi sắc đẹp sau này) đầu tiên tại Nam kỳ… Là người Bạc Liêu, sở hữu nhiều đất đai, sở muối (đất làm muối), khai thác than, phố lầu cho thuê nhiều nhất nên rất giàu có. Điển hình là chuyện thi đốt tiền nấu chè với Bạch công tử hay “công tử Bạc Liêu đốt tiền nấu trứng tỏ ra mình giàu” đã đi vào lời nhạc…
Công tử Bạc Liêu cùng với những giai thoại của mình đều đã trở thành hoài cổ, dĩ vãng. Ngày nay, dinh thự hay còn gọi với cái tên dân giã Nhà Công tử Bạc Liêu đã trở thành điểm đến yêu thích của du khách trong và ngoài nước. Và cũng chính những giai thoại về sự ăn chơi, lối sống phóng túng, xa hoa của Công tử Bạc Liêu lại càng khiến cho du khách phương xa thêm tò mò, hiếu kỳ muốn được một lần mục sở thị nơi ăn chốn ở của công tử xứ Bạc Liêu.
Đến đây, du khách còn có cơ hội nghỉ dưỡng trong những căn phòng kiến trúc Pháp sang trọng, đầy đủ tiện nghi, trải nghiệm cuộc sống trở thành những bà hoàng, công tử sang trọng tại khách sạn công tử Bạc Liêu.
Tour Du Lịch Miền Tây 1 Ngày
Tour Cần Thơ 1 ngày: Chợ Nổi Cái Răng – Bình Thủy – Cồn Sơn
690,000₫/ kháchTour Cần Thơ 1 ngày: Chợ Nổi Cái Răng – KDL Mỹ Khánh Trải Nghiệm Làm “Điền Chủ”
990,000₫/ kháchTour Cồn Sơn Cần Thơ nửa ngày đón tại Bến Tàu
250,000₫/ kháchTour Cần Thơ 1 ngày: Chợ Nổi Cái Răng – Bình Thủy – Cồn Sơn
690,000₫/ kháchCó thể bạn sẽ thích
5,800,000₫/ kháchTour Miền Tây từ TP HCM 5 ngày 4 đêm: Tiền Giang – Bến Tre – Đồng Tháp – Sóc Trăng – Bạc Liêu – Cà Mau – Cần Thơ
Quý khách đã sẵn sàng cho một chuyến phiêu lưu đầy thú vị, khám phá những điều kỳ diệu mà miền Tây Nam Bộ mang lại? Hãy cùng Thám Hiểm MeKong bắt...
Tour Miền Tây 5 ngày 4 đêm từ TP HCM: Mỹ Tho – Bến Tre – Trà Vinh – Sóc Trăng – Bạc Liêu – Cà Mau – Cần Thơ
5,950,000₫/ kháchTour Miền Tây 4 ngày 3 đêm: Cần Thơ – Sóc Trăng – Bạc Liêu – Cà Mau – An Giang – Rừng Tràm Trà Sư
4,100,000₫/ kháchTour Miền Tây 3 ngày 2 đêm: Cần Thơ – Sóc Trăng – Bạc Liêu – Cà Mau
3,080,000₫/ kháchTour Miền Tây từ TP HCM 4 ngày 3 đêm: Sóc Trăng – Bạc Liêu – Cà Mau – U Minh Hạ – Cần Thơ
Từ khóa » Nói Về Công Tử Bạc Liêu
-
Công Tử Bạc Liêu Giàu Cỡ Nào? - Báo Lao động
-
Công Tử Bạc Liêu | Cuộc đời Với SỰ TÍCH Và GIAI THOẠI Truyền Kỳ
-
Tiểu Sử CÔNG TỬ BẠC LIÊU | Đàm Đạo Lịch Sử | #48 - YouTube
-
Tiểu Sử 4 Đời CÔNG TỬ BẠC LIÊU Ăn Chơi Phóng Túng Nhất Mọi ...
-
Giai Thoại Về Công Tử Bạc Liêu Và Ngôi Nhà Bậc Nhất Nam Kỳ
-
Trần Trinh Huy – Wikipedia Tiếng Việt
-
Công Tử Bạc Liêu – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tiểu Sử Công Tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy - Ăn Chơi Quá Mức, Khánh ...
-
Con Công Tử Bạc Liêu Qua đời, Dở Dang ước Muốn 'lọc Sạn' Giai ...
-
Sự Thật Bất Ngờ Về Công Tử Bạc Liêu
-
Con Trai Công Tử Bạc Liêu Từ Cuộc Sống Vàng Son đến Ra đi Trong ...
-
Sở Hữu Gia Sản Khổng Lồ, Công Tử Bạc Liêu để Lại Gì Cho Con Cháu
-
Con Dâu Công Tử Bạc Liêu Tiếp Tục Công Việc Bán Sách - Zing News
-
Ông Trần Trinh Đức, Con Trai Của Công Tử Bạc Liêu Qua đời - VOV