Nhà đầu Tư "oằn Lưng" Cõng Phí Giao Dịch Chứng Khoán Phái Sinh

Nhà đầu tư "oằn lưng" cõng phí giao dịch chứng khoán phái sinh Dương Thuỳ 06/03/2020 05:00

Phí và thuế giao dịch trong chứng khoán phái sinh nói riêng và chứng khoán cơ sở nói chung đang là câu chuyện nóng ran trên sàn chứng khoán.

Mức thuế phí cộng với Quản lý Tài sản trong giao dịch chứng khoán phái sinh đang làm nhà đầu tư đau đầu

Các loại thuế, phí trong giao dịch chứng khoán phái sinh đang làm các nhà đầu tư "đau đầu"

Thuế, phí quá lớn

Ông Nguyễn Văn Chung- Nhà đầu tư trên sàn MBS cho biết, với tài khoản NAV 21,8 triệu đồng sau 1 năm giao dịch chứng khoán phái sinh, thì kết quả làm cho anh thấy thực sự sốc.

Sốc không phải vì kết quả lãi thấp hay cao, mà là bởi vì Trung tâm Lưu ký chứng khoán (VSD) thu quá nhiều thuế, phí đối với 1 tài khoản nhỏ lẻ. Với tổng tiền là 21,8 triệu đồng, sau 1 năm, tiền lãi sau khi đã trừ các loại thuế, phí là 8,6 triệu đồng (lãi gần 39,5%). Tổng tiền phí mà Công ty Chứng khoán MBS thu là 781.345 đồng (4,25%). Tuy nhiên, tổng tiền phí mà VSD thu hơn 6 triệu đồng (27,54%)- mức quá cao. Như vậy, tổng mức thuế, phí mà các nhà đầu tư phải trả lên tới hơn 7,63 triệu đồng, chiếm 35% giá trị NAV ban đầu. Theo đó, số lãi thu được chẳng đáng là bao.

"Sau một năm, mà mất 27,54% tiền thuế, phí thì thực sự rất ít nhà đầu tư mặn mà với giao dịch chứng khoán phái sinh", ông Nguyễn Văn Chung nhấn mạnh và cho biết thêm, nếu không có cái khoản phí quản lý tài sản vô lý của VSD thì lãi của tài khoản có NAV nhỏ này đã lên tới 61,4%.

Được biết, trước đó vào đầu năm 2019, VSD đã quy định thu phí dịch vụ quản lý tài sản ký quỹ chứng khoán phái sinh với mức tối thiểu 400.000 đồng/tài khoản/tháng, điều này gây ra không ít khó khăn cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ tham gia giao dịch chứng khoán phái sinh.

Chờ quyết định của Bộ Tài chính

Nhiều công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ cũng kiến nghị giảm 50% phí và giá các dịch vụ đang được cung cấp hiện nay. 

Không chỉ có cuộc cạnh tranh gay gắt về phí giao dịch, cuộc chiến khốc liệt về lãi suất cho vay giao dịch ký quỹ (margin) khiến mức độ cạnh tranh trong khối công ty chứng khoán thêm “nóng”, trong bối cảnh miếng bánh thị phần vẫn eo hẹp.

Để giải quyết những vấn đề vướng mắc này, ông Phạm Hồng Sơn – Phó Chủ tịch UBCK cho biết đang xem xét việc nới dòng tiền vào thị trường với việc cho phép giao dịch ký quỹ cổ phiếu trên sàn UPCoM. "Sở GDCK Hà Nội (HNX) sẽ báo cáo trình UBCK ngay trong tuần tới về đề xuất cho phép giao dịch ký quỹ đối với một số cổ phiếu tốt trên sàn UPCoM. Tuy nhiên, để được chính thức phê duyệt, kiến nghị này sẽ phải chờ sự đồng ý của Bộ Tài chính", ông Sơn cho biết.

Có thể bạn quan tâm

  • Chủ tịch UBCK Nhà nước: Sẽ điều chỉnh phí giao dịch phái sinh nếu quá nhiều loại phí

    Chủ tịch UBCK Nhà nước: Sẽ điều chỉnh phí giao dịch phái sinh nếu quá nhiều loại phí

    04:30, 23/02/2019

  • "Bùng nổ" chứng khoán phái sinh năm 2020

    04:00, 28/01/2020

  • Chứng khoán phái sinh: Thử thách quanh 900 điểm

    Chứng khoán phái sinh: Thử thách quanh 900 điểm

    11:12, 20/01/2020

  • Chứng khoán phái sinh: Điểm kích dòng tiền xuất hiện

    Chứng khoán phái sinh: Điểm kích dòng tiền xuất hiện

    10:05, 13/01/2020

  • Chứng khoán phái sinh: Cơ hội canh mua

    Chứng khoán phái sinh: Cơ hội canh mua

    10:00, 06/01/2020

Hiện trên sàn UPCoM có khá nhiều cổ phiếu lớn với chất lượng không thua kém sàn niêm yết, trong đó có nhiều doanh nghiệp vốn hóa tỷ đô, như ACV, VEAM, GVR, MCH, BCM, BSR... Ngoài ra còn khá nhiều doanh nghiệp có quy mô với nền tảng cơ bản tốt đang giao dịch như MML, VTP, CTR…

Riêng với giao dịch chứng khoán phái sinh, ông Phạm Hồng Sơn cho biết UBCK ủng hộ việc nới thời gian đáo hạn margin và sẽ giao bộ phận chuyên môn rà soát lại quy định pháp lý về vấn đề này; đồng thời sẽ có ý kiến với VSD xem xét giảm phí cho nhà đầu tư, đặc biệt biểu phí trên thị trường phái sinh nhằm hỗ trợ nhà đầu tư cũng như cải thiện thanh khoản thị trường trong thời gian tới…

Từ khóa » Phí Quản Lý Tài Khoản Mbs