Nhà Hậu Lê - Người Kể Sử
Có thể bạn quan tâm
- Trang Chủ
- Dòng Lịch Sử
- Hồng Bàng & Văn Lang
- Âu Lạc & Nam Việt
- Bắc thuộc lần I
- Trưng Nữ Vương
- Bắc thuộc lần II
- Nhà Lý & Nhà Triệu
- Bắc thuộc lần III
- Thời kỳ xây nền tự chủ
- Nhà Ngô
- Nhà Đinh
- Nhà Tiền Lê
- Nhà Lý
- Nhà Trần
- Nhà Hồ
- Nhà Hậu Trần
- Bắc thuộc lần IV
- Nhà Hậu Lê
- Nam Bắc Triều
- Trịnh Nguyễn Phân Tranh
- Nhà Tây Sơn
- Nhà Nguyễn
- Pháp Thuộc
- Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà
- Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Tư Liệu
- Quân Sự
- Tác Phẩm
- Bang Giao
- Biểu đồ thời gian
- Nhân Vật
- Anh Hùng Dân Tộc
- Danh nhân văn hóa
- Di Tích
- Ngày Nay
- Sách
- Video
- Q&A
- Lịch sử lớp 12
- Lịch sử lớp 11
- Lịch sử lớp 10
- Lịch sử lớp 9
- Lịch sử lớp 8
- Lịch sử lớp 7
- Lịch sử lớp 6
- Lê Thái Tổ - Lê Lợi
- Lê Thái Tông - Lê Nguyên Long
- Lê Nhân Tông - Lê Bang Cơ
- Lê Thánh Tông - Lê Tư Thành
- Lê Hiến Tông - Lê Sanh
- Lê Túc Tông - Lê Thuần
- Lê Uy Mục - Lê Tuấn
- Lê Tương Dực - Lê Oanh
- Lê Chiêu Tông - Lê Y
- Lê Cung Hoàng - Lê Xuân
Lê Thái Tổ - Lê Lợi
Lê Thái Tổ (1428-1433) sinh ngày 6 tháng Tám năm Ất Sửu - 10/9/1385, là con trai thứ 3 của ông Lê Khoáng và bà Trịnh Thị Thương, người ở hương Lam Sơn, huyện Lương Giang, trấn Thanh Hoá. Ngay từ khi còn trẻ, Lê Lợi đã tỏ ra là người thông minh, dũng lược, đức độ hơn người, dáng người hùng vĩ, mắt sáng, miệng rộng, mũi cao, trên vai phải có nốt ruồi đỏ lớn, tiếng nói như chuông, bậc thức giả biết ngay là người phi thường. Lớn lên, ông làm chức Phụ đạo ở Khả Lam, ông chăm chỉ dùi mài đọc sách và binh pháp, nghiền ngẫm thao lược, tìm mời những người mưu trí, chiêu tập dân lưu tán, hăng hái dấy nghĩa binh, mong trừ loạn lớn. Mùa xuân năm Mậu Tuất - 1418, Lê Lợi đã cùng những hào kiệt đồng chí hướng như Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Lê Văn An, Lê Văn Linh, Bùi Quốc Hưng, Lưu Nhân Chú v.v... phất cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, xưng là Bình Định Vương, kêu gọi nhân dân đồng lòng đứng lên đánh giặc cứu nước. Suốt 10 năm nằm gai nếm mật, vào sinh ra tử, Lê Lợi đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi.Lê Thái Tông - Lê Nguyên Long
Lê Thái Tông (1433-1442) tên huý là Nguyên Long, sinh ngày 20 tháng 11 năm Quý Mão - 1423, là con thứ hai của Lê Lợi và bà Phạm Thị Ngọc Trần, lên ngôi vua ngày 8 tháng 9 năm Qúy Sửu - 1433, lấy niên hiệu là Thiệu Bình. "Đại Việt sử ký toàn thư" ghi: "Vua thiên tư sáng suốt nối vận thái bình: bên trong ức chế quyền thần, bên ngoài đánh dẹp Di địch. Trọng đạo sùng Nho, mở khoa thi chọn hiền sĩ, xử tù, xét án phần nhiều tha thứ khoan hồng. Cũng là bậc vua tài giỏi nối giữ cơ đồ. Song đam mê tửu sắc, đến nỗi thình lình băng ở bên ngoài cũng là tự mình chuốc lấy hoạ..." Lê Thái Tông lên ngôi vua mới 11 tuổi, còn quá trẻ lại phải đối phó với tình hình triều đình khá phức tạp. Mâu thuẫn và chia rẽ giữa hai lực lượng: một bên là các công thần khai quốc, đứng đầu là Đại tư đồ Lê Sát, Lê Ngân; một bên là những quan lại khoa bảng. Mặc dù vậy Thái Tông vẫn đủ bản lĩnh để không cho các đại thần hoàn toàn thao túng.Lê Nhân Tông - Lê Bang Cơ
Lê Nhân Tông (1442-1459) tên huý là Bang Cơ, con thứ của Lê Thái Tông, sinh ngày 9 tháng 6 năm Tân Dậu - 1441. Ngày 16 tháng 11 năm Tân Dậu - 1441 được lập là Hoàng Thái tử, ngày 12 tháng 8 năm Nhâm Tuất - 1442 lên ngôi vua đổi niên hiệu là Thái Hoà. Lúc đó Lê Nhân Tông mới 2 tuổi, Thái hậu Tuyên Từ phải buông rèm nhiếp chính. Tháng 11 năm Quý Dậu - 1453, vua 12 tuổi, Thái hậu trả quyền chính cho vua rồi lui về ở cung riêng. Vua đổi niên hiệu là Diên Ninh, đại xá cho thiên hạ. Người đời bấy giờ ca ngợi tài năng và đức độ của vua. "Đại Việt sử ký toàn thư" ghi: "Vua tuổi còn thơ ấu đã có thiên tư sáng suốt, vẻ người tuấn tú, đàng hoàng, dáng điệu nghiêm trang, sùng đạo Nho, nghe can gián, thương người làm ruộng, yêu nuôi muôn dân, thực là bậc vua giỏi, biết giữ cơ đồ, không may bị cướp ngôi, giết hại. Thương thay!". Trước kia, Dương Thị Bí là mẹ Nghi Dân có tội với Lê Thái Tông, nên Nghi Dân không được lập làm thái tử, mới ngầm chứa mưu gian nhòm ngó ngôi báu, cùng bọn đồng đảng là Phạm Đồn, Phan Ban, Trần Lăng cầm đầu bọn vô lại côn đồ, đêm ngày 3 tháng 10 năm Kỷ Mão - 1459 bắc thang chia làm ba đường, trèo thành cửa Đông, lẻn vào cung cấm giết chết vua Lê Nhân Tông và Tuyên Từ Hoàng thái hậu. Lê Nhân Tông bị giết chết lúc mới 19 tuổi, làm vua được 17 năm. Nghi Dân tự lập làm vua, nhưng chỉ 8 tháng sau lại bị các đại thần là Nguyễn Xí, Đinh Liệt xướng nghĩa giết bọn phản nghịch, giáng Nghi Dân xuống tước hầu, rồi lập Hoàng tử Tư Thành lên làm vua, đó là Lê Thánh Tông.Lê Thánh Tông - Lê Tư Thành
Lê Thánh Tông (1460-1497) tự là Tư Thành có tên huý là Hạo, con trai út của Lê Thái Tông và bà Ngô Thị Ngọc Giao - con gái Thái Bảo Ngô Từ. Sống giữa chốn dân gian từ nhỏ đến năm lên 4 tuổi. Mẹ Nhân Tông khi đó đang buông rèm nghe chính sự, cho đón Tư Thành về ở trong cung rồi phong làm Bình Nguyên vương hằng ngày cùng vua Nhân Tông và các vương hầu khác học tập tại toà Kính Diên. Tư Thành chăm chỉ học tập, dáng dấp đoan chính, thông tuệ hơn người, được vua Nhân Tông rất yêu quý. Lê Thánh Tông sinh ngày 20 tháng 7 năm Nhâm Tuất - 1442. Ngày 6 tháng 6 năm Canh Thìn - 1460, các quan đại thần phế truất Nghi Dân, rước Tư Thành - lúc đó 18 tuổi - lên ngôi vua. Lê Thánh Tông hết lòng chăm lo việc nước: mở khoa thi, kén chọn hiền tài, khuyến khích sản xuất nông nghiệp, mở mang ngành nghề, mở rộng giao lưu buôn bán, ban hành chế độ quân điền, coi trọng việc bảo vệ biên giới quốc gia. Bản đồ biên giới quốc gia Đại Việt được hoàn thành dưới triều Lê Thánh Tông. Bộ luật Hồng Đức nổi tiếng mang niên hiệu vua Lê Thánh Tông còn lại cho đến nay là một trong những bộ luật hoàn chỉnh và có nhiều điểm tiến bộ nhất dưới thời phong kiến nước ta. Bộ Đại việt sử ký toàn thư do sử quan Ngô Sĩ Liên biên soạn năm Kỷ Hợi - 1479 dưới sự chỉ đạo của vua Lê Thánh Tông. Lê Thánh Tông còn lập ra Hội Tao Đàn gồm 28 ông tiến sĩ giỏi văn thơ nhất nước thời đó gọi là "Tao Đàn nhị thập bát tú" do nhà vua làm nguyên suý.Lê Hiến Tông - Lê Sanh
Lê Hiến Tông (1498-1504) tên huý là Huy, con trưởng của Lê Thánh Tông, mẹ là Trường Lạc Thánh Từ Hoàng Thái hậu Nguyễn Thị Hằng, con gái thứ hai của Trình quốc công Đức Trung. Hiến Tông sinh ngày 10 tháng 8 năm Tân Tỵ - 1461. Ông mất ngày 23 tháng 5 năm Giáp Tý - 1504, ở ngôi được 6 năm, thọ 44 tuổi.Lê Túc Tông - Lê Thuần
Lê Túc Tông (6/6/1504-7/12/1504) tên huý là Thuần, là con trai thứ 3 của Lê Hiến Tông, mẹ là Trang Thuận Hoàng Thái hậu Nguyễn Thị Hoàn, quê ở Bình Lăng, Thiên Thi, Hưng Yên. Lê Túc Tông ham học hỏi, thân người hiền, vui điều thiện, đúng là một vị vua giỏi giữ nghiệp thái bình. Lê Túc Tông lên ngôi vua ngày 6 tháng 6 năm 1504. Tháng 11 năm 1504 mắc bệnh nặng, biết không qua khỏi mới mời các quan triều thần đến để chỉ định người anh thứ 2 là Lê Tuấn lên ngôi vua. Ngày 7 tháng 12 năm 1504 vua Túc Tông mất, ở ngôi được 6 tháng, thọ 17 tuổi.Lê Uy Mục - Lê Tuấn
Lê Uy Mục (1505-1509) tên huý là Tuấn, sinh ngày 5 tháng 5 năm 1488, mẹ là Chiêu Nhân Hoàng Thái hậu Nguyễn Thị Cận, người làng Phù Chẩn, huyện Đông Ngàn, Bắc Giang, lên ngôi vua ngày 22 tháng 1 năm 1505. Lê Uy Mục từ khi lên ngôi vua ham rượu chè, gái đẹp, thích giết người, tin dùng người họ mẹ. Sự tàn bạo quá đáng của Lê Uy Mục đã gây bất bình trong dân chúng và triều thần. Tháng 11 năm 1509, Giản Tu Công Oanh tự xưng là Cẩm Giang Vương ở Tây Đô (Thanh Hoá) đưa quân về chiếm Đông Kinh (Hà Nội) bắt được và bức Lê Uy Mục tự tử tháng 12/1509.Lê Tương Dực - Lê Oanh
Lê Tương Dực (1509-1516) tên huý là Oanh, là cháu nội của vua Lê Thánh Tông, con thứ hai của Kiến Vương Lê Tân và bà Huy từ Hoàng Thái hậu Trịnh Thị Tuyên, người làng Thuỷ Chú, huyện Lôi Dương (tức Thọ Xuân, Thanh Hoá), sinh ngày 25 tháng 6 năm 1495. Sau khi giết Lê Uy Mục, Oanh tự lập làm Vua. Bản thân Lê Tương Dực cũng lao vào con đường ăn chơi truỵ lạc. Tháng 5/1514 nghe sàm tấu của Hiệu uý Hữu Vĩnh giết chết 15 Vương Công, cho gọi các cung nhân của triều trước vào cung để gian dâm. Trịnh Duy Sản nhiều lần can ngăn, Vua không nghe, còn đem Sản ra đánh bằng trượng. Tháng 4/1516, Trịnh Duy Sản sai đâm chết Tương Dực.Lê Chiêu Tông - Lê Y
Lê Chiêu Tông (1516-1522) tên huý là Ý, có tên nữa là Huệ, cháu bốn đời của Lê Thánh Tông, con trưởng của Cẩm Giang Vương Lê Sùng và bà Hoàng Thái hậu Trịnh Thị Loan, người xã Phi Bạo, huyện Thanh Chương (Nghệ An). Sau khi giết Tương Dực, Trịnh Duy Sản và Lê Nghĩa Chiêu đón Lê Ý về tôn làm vua Lê Chiêu Tông lúc đó mới 11 tuổi. Dưới triều Lê Chiêu Tông, giặc giã nổi lên như ong, dân chúng khổ sở về cảnh loạn lạc, đầu rơi máu chảy. Mạc Đăng Dung là một trong những người phò lập vua, bằng tài năng quân sự nổi bật đã khôn khéo thâu tóm quyền hành. Quyền uy của Mạc Đăng Dung ngày một lớn. Bố con Mạc Đăng Dung ngày càng có mưu đồ thoán đoạt. Trước tình hình đó, Lê Chiêu Tông mưu ngầm với Trịnh Tuy tìm cách triệt hạ thế lực của họ Mạc. Mưu bị bại lộ, vua phải bỏ chạy khỏi kinh thành. Mạc Đăng Dung đã cùng triều thần lập Lê Xuân, em của Lê Chiêu Tông lên làm vua vào ngày 1 tháng 8 năm Nhâm Ngọ - 1522.Lê Cung Hoàng - Lê Xuân
Lê Cung Hoàng (1522-1527) tên húy là Xuân được Mạc Đăng Dung lập lên làm vua khi 15 tuổi. Năm 1524, Mạc Đăng Dung tự mình thăng tước Bình Chương quân quốc trọng sự Thái phó Nhân quốc công. Tháng 10 năm 1525, Mạc Đăng Dung tự làm Đô tướng dẫn tất cả thuỷ, lục quân vào đánh Thanh Hoá, bắt được vua Lê Chiêu Tông đem về kinh sư giam cầm và đến tháng 12/1526 thì đem giết chết. Sau khi giết chết Lê Chiêu Tông, Mạc Đăng Dung rút quân về đóng ở Cổ Trai, nhưng vẫn chế ngự triều đình. Tháng 4/1527, Cung Hoàng sai Trung sứ Đỗ Hiếu Đế đến làng Cổ Trai tấn phong cho Đăng Dung làm An Hưng Vương. Mặc dù được vua ân sủng hậu đãi và giao phó trọng trách, nhưng Mạc Đăng Dung vẫn kiên quyết chớp thời cơ giành ngôi hoàng đế về cho họ Mạc. Ngày 15 tháng 6 năm Đinh Hợi - 1527, Mạc Đăng Dung đem quân từ Cổ Trai vào kinh đô Thăng Long ép vua phải nhường ngôi, bắt Vua và Thái hậu tự tử. Như vậy Lê Cung Hoàng ở ngôi được 5 năm, thọ 21 tuổi. Kể từ Lê Thái Tổ lên ngôi năm 1428 đến Lê Cung Hoàng bị giết vào năm 1527, trải qua 10 đời Vua, cả thảy đúng 99 năm. Các nhà sử học gọi là triều Lê Sơ.
- Bạn đang ở:
- Trang chủ
- Dòng Lịch Sử
- Nhà Hậu Lê
Nhà Hậu Lê (1427-1789) do Lê Thái Tổ lập ra, được phân biệt với nhà Tiền Lê (980-1009) do Lê Đại Hành lập ra cuối thế kỷ 10. Nhà Hậu Lê gồm có 2 giai đoạn:
- Nhà Lê sơ (1428-1527): kéo dài 100 năm, bắt đầu từ khi khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, Lê Lợi gạt bỏ vua bù nhìn Trần Cảo, tự làm vua, lập ra triều đại mới và kết thúc khi quyền thần Mạc Đăng Dung phế bỏ vua Lê Cung Hoàng lập ra nhà Mạc.
- Nhà Lê trung hưng(1533-1789): kéo dài 256 năm, bắt đầu từ khi Thượng tướng quân Nguyễn Kim lập tông thất Lê Duy Ninh lên ngôi, tức Lê Trang Tông tại Ai Lao để khôi phục nhà Hậu Lê; kết thúc khi Lê Chiêu Thống chạy sang lưu vong tại Trung Quốc dưới thời Thanh Cao Tông.
Cách gọi nhà Hậu Lê bao gồm cả hai giai đoạn Lê sơ và Lê trung hưng. Đặc biệt, thời Lê Trung hưng tuy kéo dài nhưng các Hoàng đế nhà Lê mất thực quyền, chỉ tồn tại trên danh nghĩa. Thời kỳ đầu gọi là Nam Bắc triều, nhà Lê và nhà Mạc chia đôi nước Đại Việt.
Lê Thái Tổ - Lê Lợi
Banner được lưu thành công. Nhà Hậu LêLê Thái Tổ (1428-1433) sinh ngày 6 tháng Tám năm Ất Sửu - 10/9/1385, là con trai thứ 3 của ông Lê Khoáng và bà Trịnh Thị Thương, người ở hương Lam Sơn, huyện Lương Giang, trấn Thanh Hoá. Ngay từ khi còn trẻ, Lê Lợi đã tỏ ra là người thông minh, dũng lược, đức độ hơn người, dáng người hùng vĩ, mắt sáng, miệng rộng, mũi cao, trên vai phải có nốt ruồi đỏ lớn, tiếng nói như chuông, bậc thức giả biết ngay là người phi thường.
Lớn lên, ông làm chức Phụ đạo ở Khả Lam, ông chăm chỉ dùi mài đọc sách và binh pháp, nghiền ngẫm thao lược, tìm mời những người mưu trí, chiêu tập dân lưu tán, hăng hái dấy nghĩa binh, mong trừ loạn lớn.
Mùa xuân năm Mậu Tuất - 1418, Lê Lợi đã cùng những hào kiệt đồng chí hướng như Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Lê Văn An, Lê Văn Linh, Bùi Quốc Hưng, Lưu Nhân Chú v.v... phất cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, xưng là Bình Định Vương, kêu gọi nhân dân đồng lòng đứng lên đánh giặc cứu nước.
Suốt 10 năm nằm gai nếm mật, vào sinh ra tử, Lê Lợi đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi.
Chi tiết: Lê Thái Tổ - Lê Lợi
Lê Thái Tông - Lê Nguyên Long
Banner được lưu thành công. Nhà Hậu LêLê Thái Tông (1433-1442) tên huý là Nguyên Long, sinh ngày 20 tháng 11 năm Quý Mão - 1423, là con thứ hai của Lê Lợi và bà Phạm Thị Ngọc Trần, lên ngôi vua ngày 8 tháng 9 năm Qúy Sửu - 1433, lấy niên hiệu là Thiệu Bình.
"Đại Việt sử ký toàn thư" ghi: "Vua thiên tư sáng suốt nối vận thái bình: bên trong ức chế quyền thần, bên ngoài đánh dẹp Di địch. Trọng đạo sùng Nho, mở khoa thi chọn hiền sĩ, xử tù, xét án phần nhiều tha thứ khoan hồng. Cũng là bậc vua tài giỏi nối giữ cơ đồ. Song đam mê tửu sắc, đến nỗi thình lình băng ở bên ngoài cũng là tự mình chuốc lấy hoạ..."
Lê Thái Tông lên ngôi vua mới 11 tuổi, còn quá trẻ lại phải đối phó với tình hình triều đình khá phức tạp. Mâu thuẫn và chia rẽ giữa hai lực lượng: một bên là các công thần khai quốc, đứng đầu là Đại tư đồ Lê Sát, Lê Ngân; một bên là những quan lại khoa bảng. Mặc dù vậy Thái Tông vẫn đủ bản lĩnh để không cho các đại thần hoàn toàn thao túng.
Chi tiết: Lê Thái Tông - Lê Nguyên Long
Lê Nhân Tông - Lê Bang Cơ
Banner được lưu thành công. Nhà Hậu LêLê Nhân Tông (1442-1459) tên huý là Bang Cơ, con thứ của Lê Thái Tông, sinh ngày 9 tháng 6 năm Tân Dậu - 1441. Ngày 16 tháng 11 năm Tân Dậu - 1441 được lập là Hoàng Thái tử, ngày 12 tháng 8 năm Nhâm Tuất - 1442 lên ngôi vua đổi niên hiệu là Thái Hoà. Lúc đó Lê Nhân Tông mới 2 tuổi, Thái hậu Tuyên Từ phải buông rèm nhiếp chính.
Tháng 11 năm Quý Dậu - 1453, vua 12 tuổi, Thái hậu trả quyền chính cho vua rồi lui về ở cung riêng. Vua đổi niên hiệu là Diên Ninh, đại xá cho thiên hạ. Người đời bấy giờ ca ngợi tài năng và đức độ của vua.
"Đại Việt sử ký toàn thư" ghi: "Vua tuổi còn thơ ấu đã có thiên tư sáng suốt, vẻ người tuấn tú, đàng hoàng, dáng điệu nghiêm trang, sùng đạo Nho, nghe can gián, thương người làm ruộng, yêu nuôi muôn dân, thực là bậc vua giỏi, biết giữ cơ đồ, không may bị cướp ngôi, giết hại. Thương thay!".
Trước kia, Dương Thị Bí là mẹ Nghi Dân có tội với Lê Thái Tông, nên Nghi Dân không được lập làm thái tử, mới ngầm chứa mưu gian nhòm ngó ngôi báu, cùng bọn đồng đảng là Phạm Đồn, Phan Ban, Trần Lăng cầm đầu bọn vô lại côn đồ, đêm ngày 3 tháng 10 năm Kỷ Mão - 1459 bắc thang chia làm ba đường, trèo thành cửa Đông, lẻn vào cung cấm giết chết vua Lê Nhân Tông và Tuyên Từ Hoàng thái hậu.
Lê Nhân Tông bị giết chết lúc mới 19 tuổi, làm vua được 17 năm.
Nghi Dân tự lập làm vua, nhưng chỉ 8 tháng sau lại bị các đại thần là Nguyễn Xí, Đinh Liệt xướng nghĩa giết bọn phản nghịch, giáng Nghi Dân xuống tước hầu, rồi lập Hoàng tử Tư Thành lên làm vua, đó là Lê Thánh Tông.
Chi tiết: Lê Nhân Tông - Lê Bang Cơ
Lê Thánh Tông - Lê Tư Thành
Banner được lưu thành công. Nhà Hậu LêLê Thánh Tông (1460-1497) tự là Tư Thành có tên huý là Hạo, con trai út của Lê Thái Tông và bà Ngô Thị Ngọc Giao - con gái Thái Bảo Ngô Từ. Sống giữa chốn dân gian từ nhỏ đến năm lên 4 tuổi. Mẹ Nhân Tông khi đó đang buông rèm nghe chính sự, cho đón Tư Thành về ở trong cung rồi phong làm Bình Nguyên vương hằng ngày cùng vua Nhân Tông và các vương hầu khác học tập tại toà Kính Diên. Tư Thành chăm chỉ học tập, dáng dấp đoan chính, thông tuệ hơn người, được vua Nhân Tông rất yêu quý.
Lê Thánh Tông sinh ngày 20 tháng 7 năm Nhâm Tuất - 1442. Ngày 6 tháng 6 năm Canh Thìn - 1460, các quan đại thần phế truất Nghi Dân, rước Tư Thành - lúc đó 18 tuổi - lên ngôi vua.
Lê Thánh Tông hết lòng chăm lo việc nước: mở khoa thi, kén chọn hiền tài, khuyến khích sản xuất nông nghiệp, mở mang ngành nghề, mở rộng giao lưu buôn bán, ban hành chế độ quân điền, coi trọng việc bảo vệ biên giới quốc gia. Bản đồ biên giới quốc gia Đại Việt được hoàn thành dưới triều Lê Thánh Tông.
Bộ luật Hồng Đức nổi tiếng mang niên hiệu vua Lê Thánh Tông còn lại cho đến nay là một trong những bộ luật hoàn chỉnh và có nhiều điểm tiến bộ nhất dưới thời phong kiến nước ta.
Bộ Đại việt sử ký toàn thư do sử quan Ngô Sĩ Liên biên soạn năm Kỷ Hợi - 1479 dưới sự chỉ đạo của vua Lê Thánh Tông.
Lê Thánh Tông còn lập ra Hội Tao Đàn gồm 28 ông tiến sĩ giỏi văn thơ nhất nước thời đó gọi là "Tao Đàn nhị thập bát tú" do nhà vua làm nguyên suý.
Chi tiết: Lê Thánh Tông - Lê Tư Thành
Lê Hiến Tông - Lê Sanh
Banner được lưu thành công. Nhà Hậu LêLê Hiến Tông (1498-1504) tên huý là Huy, con trưởng của Lê Thánh Tông, mẹ là Trường Lạc Thánh Từ Hoàng Thái hậu Nguyễn Thị Hằng, con gái thứ hai của Trình quốc công Đức Trung.
Hiến Tông sinh ngày 10 tháng 8 năm Tân Tỵ - 1461. Ông mất ngày 23 tháng 5 năm Giáp Tý - 1504, ở ngôi được 6 năm, thọ 44 tuổi.
Chi tiết: Lê Hiến Tông - Lê Sanh
Lê Túc Tông - Lê Thuần
Banner được lưu thành công. Nhà Hậu LêLê Túc Tông (6/6/1504-7/12/1504) tên huý là Thuần, là con trai thứ 3 của Lê Hiến Tông, mẹ là Trang Thuận Hoàng Thái hậu Nguyễn Thị Hoàn, quê ở Bình Lăng, Thiên Thi, Hưng Yên.
Lê Túc Tông ham học hỏi, thân người hiền, vui điều thiện, đúng là một vị vua giỏi giữ nghiệp thái bình.
Lê Túc Tông lên ngôi vua ngày 6 tháng 6 năm 1504. Tháng 11 năm 1504 mắc bệnh nặng, biết không qua khỏi mới mời các quan triều thần đến để chỉ định người anh thứ 2 là Lê Tuấn lên ngôi vua. Ngày 7 tháng 12 năm 1504 vua Túc Tông mất, ở ngôi được 6 tháng, thọ 17 tuổi.
Chi tiết: Lê Túc Tông - Lê Thuần
Trang 1 / 2
- 1
- 2
CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ
- Hồng Bàng & Văn Lang
- Âu Lạc & Nam Việt
- Bắc thuộc lần I
- Nhà Triệu
- Trưng Nữ Vương
- Bắc thuộc lần II
- Nhà Lý & Nhà Triệu
- Nhà Tiền Lý
- Nhà Triệu
- Nhà Hậu Lý
- Bắc thuộc lần III
- Thời kỳ xây nền tự chủ
- Họ Khúc
- Nhà Ngô
- Nhà Đinh
- Nhà Tiền Lê
- Nhà Lý
- Nhà Trần
- Nhà Hồ
- Nhà Hậu Trần
- Bắc thuộc lần IV
- Nhà Hậu Lê
- Nam Bắc Triều
- Nhà Lê Trung Hưng
- Nhà Mạc
- Trịnh Nguyễn Phân Tranh
- Nhà Lê Trung Hưng
- Chúa Trịnh
- Chúa Nguyễn
- Nhà Tây Sơn
- Nhà Nguyễn
- Pháp Thuộc
- Nhà Nguyễn
- Những cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp
- Đảng Cộng Sản Việt Nam
- Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà
- Kháng chiến chống Pháp
- Kháng chiến chống Mĩ
- Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Tư Liệu
- Trận Điện Biên Phủ trên không năm 1972
- Chiến tranh biên giới Tây Nam năm 1975 - 1978
- Chiến dịch Mùa Xuân năm 1975
- Hải chiến Trường Sa năm 1988
- Chiến dịch Đường 14 - Phước Long năm 1974 - 1975
- Chiến dịch Tây Nguyên năm 1975
- Trận Mậu Thân tại Huế năm 1968
- Bảng đối chiếu các triều đại Việt Nam và các triều đại Trung Quốc
- Bình Ngô đại cáo - bản tuyên ngôn độc lập thứ hai
- Lãnh thổ Việt Nam qua từng thời kỳ
- Trận Đồi Thịt Băm năm 1969
- Chiến dịch Đắk Tô năm 1972
- Nam quốc sơn hà - Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên
- Tuyên ngôn độc lập Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
- Trận Bản Đông năm 1971
- Trận Rạch Gầm – Xoài Mút năm 1785
- Lịch sử Chữ viết tiếng Việt
- Hịch tướng sĩ - Dụ chư tỳ tướng hịch văn
- Danh sách Trạng nguyên Việt Nam
- Hội nghị Paris, mặt trận ngoại giao năm 1968-1972
Anh Hùng Dân Tộc Tiêu Biểu
- Nguyễn Trãi
- Trần Nhân Tông
- Nguyễn Huệ
- Hùng Vương
- Lý Nam Đế
- Lý Thái Tổ
- Trần Hưng Đạo
- Hồ Chí Minh
- Hai Bà Trưng
- Ngô Quyền
Tư Liệu Lịch Sử
- Vấn đề biên giới Việt-Trung thời Mạc
- Ngoại giao Việt Nam thời Tây Sơn
- Biểu đồ các nhân vật lịch sử theo dòng thời gian
- Danh sách Trạng nguyên Việt Nam
- Ngoại giao Việt Nam thời Nguyễn
- Trận Điện Biên Phủ trên không năm 1972
- Trận Ngọc Hồi - Đống Đa năm 1789
- Trận Cẩm Sa năm 1775
- Trận Rạch Gầm – Xoài Mút năm 1785
- Lãnh thổ Việt Nam qua từng thời kỳ
Di Tích Lịch Sử
- Khu di tích Pác Bó
- Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng
- Cố đô Hoa Lư
- Chiến khu Tân Trào
- Văn Miếu - Quốc Tử Giám
- Thành nhà Hồ
- Thành cổ Quảng Trị
- Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Lý
- Đền Trần (Thái Bình)
- chùa Thầy
- Giới thiệu
- Quyền riêng tư
- Liên hệ
- Địa Danh
- Trang Facebook
- DanhMucBDS.com
- HocTotNguVan.com
Từ khóa » Hậu Lê Có Bao Nhiêu đời Vua
-
Triều đại Hậu Lê – Lê Trung Hưng (1533 - 1789) - Huyện Thọ Xuân
-
Nhà Hậu Lê – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nhà Lê Sơ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đúng, Triều Hậu Lê Trải Qua 26 đời Vua - VnExpress
-
Triều Hậu Lê Của Nước Ta
-
Tiểu Sử 10 Triều Vua Nhà Lê Sơ Và 16 Vị Vua Triều Lê Trung Hưng
-
Giải Mã Nhà HẬU LÊ, Triều Đại Dài Nhất Lịch Sử Việt Nam Với Sự ...
-
Đúng, Triều Đại Hậu Lê Trải Qua Bao Nhiêu Đời Vua? * Thời Nhà ...
-
“Kỷ Lục” Buồn Nhà Hậu Lê: 9 Vua Bị Giết đau đớn | Phong Thủy
-
Những Cái Nhất Của Nhà Hậu Lê
-
Triều đại Hậu Lê - Lê Sơ (1428 - 1527) | Khu Di Tích Lam Kinh
-
Nhà Hậu Lê Tồn Tại Bao Nhiêu Năm Trải Qua Mấy đời Vua ( Lê Sơ Nha ...
-
Lực Lượng Vũ Trang Thời Hậu Lê (1418 - 1788)