Nhà Máy Nước Sông Đà Bị ô Nhiễm Và Tính Cấp Thiết Của Việc Kiểm ...
Có thể bạn quan tâm
Những ngày vừa qua, câu chuyện nhà máy nước sông Đà bị ô nhiễm nặng nề làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sinh hoạt của cư dân sinh sống tại Hà Nội và các khu vực lân cận gây xôn xao rất nhiều trong dư luận. Cho đến hiện nay, tuy nước sông Đà đã được cấp phép đưa vào sử dụng lại sau khi khắc phục sự cố nhưng vấn đề kiểm nghiệm nước ăn uống, sinh hoạt trong từng hộ gia đình vẫn luôn là nhu cầu vô cùng quan trọng và cấp thiết nhất là trong bối cảnh hiện nay.
Nhà máy nước Sông Đà được đưa vào sử dụng lại – Nước sạch đã thực sự sạch hay chưa?
Thời gian gần đây, cuộc sống của hàng nghìn người dân khu vực quận Thanh Xuân, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm... bị đảo lộn vì họ luôn phải sống trong trạng thái lo lắng về việc nguồn nước ăn uống, sinh hoạt bị ô nhiễm do một xe tải chở dầu nhớt thải đổ trộm vào khe núi xã Phú Minh, Kỳ Sơn (Hòa Bình), sau đó dầu lan vào kênh dẫn của Nhà máy nước sạch sông Đà, khiến nước sau khi xử lý có mùi lạ.
Ngày 15/10, Hà Nội họp báo cho hay kết quả xét nghiệm xác định mùi lạ liên quan đến chất Styren, chất này có tỷ lệ cao hơn 1,3 - 3,6 lần so với mức bình thường. Lúc này, thành phố đưa ra khuyến cáo mọi người dân sử dụng nước thuộc vùng do Công ty cổ phần Viwaco, Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Đông cung cấp, "chỉ nên dùng nguồn nước này để tắm giặt, không sử dụng để nấu ăn, uống".
Theo báo Tuổi trẻ đưa tin, styren là hợp chất hữu cơ độc hại, tồn tại dưới dạng chất lỏng, dễ bay hơi, không tan trong nước hoặc tan rất ít, vị hơi ngọt và có mùi hôi tương tự như xăng dầu. Kết quả nghiên cứu trên người và động vật chỉ ra rằng nếu hàm lượng styren quá cao có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ thần kinh với những biểu hiện đặc trưng như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn… Nếu tiếp xúc lâu dài tùy vào các mức độ khác nhau có thể ảnh hưởng đến hệ sinh sản, thậm chí làm chuyển hóa tế bào, gây ung thư.
Sau một thời gian tìm hiểu và xử lý, vào ngày 22/10, Hà Nội công bố "nước sông Đà có thể ăn uống”.Tuy nhiên, theo người dân trình báo lại thì cho đến hiện nay nguồn nước cung cấp từ nhà máy nước sông Đà vẫn chưa thật sự sạch, nước còn đục và có màu lạ dẫn đến việc rất nhiều hộ dân phải mua nước đóng chai từ siêu thị về để sử dụng trong ăn uống hằng ngày.
Nhà máy nước sông Đà bị ô nhiễm nghiêm trọng sau sự cố đổ xăng dầu ngày 8/10 gây hoang mang dư luận (nguồn VNXpress)
Kiểm nghiệm nước ăn uống, sinh hoạt để tự kiểm chứng nguồn nước sử dụng cho gia đình
Chưa bao giờ như cầu kiểm nghiệm nước ăn uống, sinh hoạt lại trở thành vấn đề cấp thiết như hiện nay. Sự việc nhà máy nước sông Đà bị ô nhiễm như một tiếng chuông cảnh báo về chất lượng nguồn nước sạch đang sử dụng. Có thể thấy, không chỉ riêng nhà máy nước sông Đà, mà còn rất nhiều nguồn nước “tưởng sạch nhưng vẫn chưa sạch”.
Cụ thể, theo thống kê sơ bộ cho thấy, chất lượng nước của một số trạm cấp nước quy mô nhỏ tại khu đô thị mới, khu chung cư hay tại các giếng khoan khai thác quy mô nhỏ lẻ còn hạn chế, chỉ số Clo dư thấp, nhiễm Asen, Amoni, chỉ tiêu vi sinh, Amoni, Pecmanganat, độ đục, mùi và một số chỉ tiêu khác không đạt yêu cầu cộng với công nghệ xử lý nước tại một số nhà máy nước chưa đồng bộ và hoàn chỉnh khiến cho chỉ tiêu kiểm nghiệm nước ăn uống, sinh hoạt không đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn hiện hành. Bên cạnh đó, mạng lưới đường ống cấp nước đô thị trải qua nhiều giai đoạn đầu tư đã cũ, bị rò rỉ có thể có sự xâm nhập của chất thải khiến nguồn nước cấp ô nhiễm trầm trọng hơn.
Theo kết quả giám sát của Trung tâm Y tế dự phòng Tp. Hồ Chí Minh, chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt kể cả nước chưa qua xử lý và đã xử lý đều có vấn đề. Các mẫu nước tại họng thu nước đều có hàm lượng Amoni vượt tiêu chuẩn cho phép. Các mẫu nước lấy tại sông Đồng Nai - nơi được trạm bơm Hóa An, Nhà máy nước Bình An xử lý - đều có hàm lượng nitrit cao. Nước tại họng thu từ Nhà máy nước Thủ Đức và Tân Hiệp có giá trị thông số Coliform khá cao.
Khi đoàn kiểm tra Bộ Y tế tiến hành kiểm tra tại ba nhà máy nước lớn nhất, có công suất trên 1.000m3 là Thủ Đức, Bình Chánh và Phong Phú (Bình Lợi 3) đều phát hiện không đạt chỉ tiêu Clo dư ngay từ gốc; lượng Mn, Fe đều cao hơn mức cho phép.
Ngoài ra, một loạt trạm cấp nước dưới 1.000m3 đều có vấn đề như trạm cấp nước ở quận 8 phát hiện lượng vi khuẩn Coliform cao gấp 10 lần cho phép; trạm cấp nước ở quận Bình Tân, Nhà Bè, Cần Giờ... phát hiện có vi khuẩn E. coli. Trong khi đó, chất lượng nước máy ở các hộ dân được kiểm tra không đạt tiêu chuẩn lý hoá do có hàm lượng CaCO3, NO3... vượt mức quy định.
Ở khu vực nông thôn, tình trạng ô nhiễm nguồn nước cũng không ngừng gia tăng. Theo thống kê, có 76% số dân đang sinh sống ở nông thôn, nơi cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử lý nên thấm xuống đất hoặc rửa trôi làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao. Việc lạm dụng các chất bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp dẫn đến các nguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm nghiêm trọng. Việc sự dụng nước ngầm có chứa hàm lượng Fe và Mn và độ cứng khá cao không qua xử lý cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt của con người.
Nhiều hộ gia đình chủ yếu sử dụng nước giếng, nước tự xử lý chứa thành phần các chất không được kiểm soát, không đạt tiêu chuẩn.
Không có nguồn nước nào là thực sự sạch
Từ thực tế trên cho thấy, KHÔNG CÓ NGUỒN NƯỚC NÀO LÀ THỰC SỰ SẠCH, do đó, mọi người muốn tự bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình cần tiến hành kiểm nghiệm nước ăn uống, sinh hoạt tại các trung tâm y tế kiểm nghiệm để tự đánh giá mức độ an toàn của nguồn nước đang sử dụng từ đó có phương hướng khắc phục, xử lý kịp thời.
Kiểm soát ô nhiễm thực phẩm với dịch vụ của Eurofins Sắc Ký Hải Đăng
Với phương châm “KIỂM NGHIỆM ĐỂ ĐỒNG HÀNH CÙNG SỨC KHỎE CỦA MỌI NGƯỜI”, Eurofins Sắc Ký Hải Đăng đã không ngừng đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng kiểm nghiệm để cho ra đời những kết quả chính xác, trung thực nhất.
Eurofins Sắc Ký Hải Đăng kiểm nghiệm đối với cả vi sinh và hóa lý, đáp ứng được các chỉ tiêu để đánh giá và kiểm nghiệm nước ăn uống, kiểm nghiệm nước sinh hoạt, kiểm nghiệm nước uống đóng chai và kiểm nghiệm nước đá dùng liền theo tiêu chuẩn phổ biến nhất hiện nay là: Tiêu chuẩn QCVN 02:2009/BYT áp dụng cho nước dùng trong sinh hoạt; Tiêu chuẩn QCVN 01:2009/BYT áp dụng cho nước dùng trong ăn uống; Tiêu chuẩn QCVN 6-1:2010/BYT áp dụng cho nước dùng trong kinh doanh dây chuyền sản xuất nước tinh khiết, nước đóng bình, đóng chai; Tiêu chuẩn QCVN 6-2:2010/BYT áp dụng cho nước uống không cồn, bao gồm nước rau quả, nectar rau quả và đồ uống pha chế sẵn không cồn.
Ngoài đẩy lùi mối lo về chất lượng nước uống, nước sinh hoạt Eurofins Sắc Ký Hải Đăng còn nhận kiểm nghiệm kim loại nặng các dụng cụ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn như ca, cốc uống, dụng cụ dẫn nước, chứa nước…
Quy trình kiểm nghiệm nước tại Eurofins Sắc Ký Hải Đăng
Eurofins Sắc Ký Hải Đăng tự hào là thành viên của tập đoàn Eurofins Scientific, một tập đoàn khoa học hàng đầu thế giới trong lĩnh vực kiểm nghiệm thực phẩm, môi trường và dược phẩm.
Eurofins Sắc Ký Hải Đăng với hệ thống phòng thí nghiệm hiện đại và đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật viên có trình độ cao, luôn cập nhật những luật lệ, quy định về dinh dưỡng trong nước cũng như quốc tế để tư vấn và hỗ trợ phương pháp phân tích phù hợp nhất đến khách hàng. Các phòng thí nghiệm của chúng tôi đã đạt được các chứng nhận, chỉ định từ tổ chức công nhận BOA và các cơ quan chức năng có thẩm quyền của nhà nước như Bộ Y Tế, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Bộ Công Thương, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, luôn sẵn sàng hỗ trợ các đơn vị xuất khẩu hàng hoá Nông sản và Thực phẩm.
Truy cập bài viết dịch vụ của chúng tôi để biết thêm thông tin
Dịch vụ Kiểm nghiệm thực phẩm |
Xem thêm các tin liên quan khác
- Từ sự việc pate Minh Chay và tầm quan trọng của kiểm nghiệm thực phẩm trong đời sống hằng ngày
- Một số vi sinh vật có hại trong thực phẩm sử dụng hằng ngày
-
Thực phẩm bẩn - Giải pháp nào cho thời kỳ "bùng nổ"?
-
3 chú ý quan trọng khi lựa chọn phòng kiểm nghiệm thực phẩm được chỉ định
-
Kiểm nghiệm thực phẩm trước khi vào siêu thị. Yếu tố quyết định hành vi mua sắm của khách hàng
-
Bộ Nông nghiệp Mỹ đưa ra hướng dẫn: Thịt bảo quản đông lạnh được bao lâu?
-
Khó truy xuất nguồn gốc nông sản tại chợ đầu mối
-
Mất kiểm soát thuốc bảo vệ thực vật
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Eurofins Sắc Ký Hải Đăng
- Lô E2b-3, Đường D6, Khu công nghệ cao, Tp. Thủ Đức, Tp.HCM
- Lầu M, 141 Nguyễn Du, Quận 1, Tp.HCM
- Lầu 4 - khu nhà B, số 103 Đường Vạn Phúc, Q. Hà Đông, Hà Nội
- Phòng 319, Vườn ươm công nghệ cao Việt Nam – Hàn Quốc, Đường số 8, KCN. Trà Nóc 2, Q. Ô Môn, TP. Cần Thơ
Hotline: (+84) 28 7107 7879 - Nhấn phím 1(gặp Bộ phận kinh doanh)
Email:VN_CS@eurofins.com
Từ khóa » Nguồn Nước Sông đà
-
Ba đối Tượng đổ Dầu Làm ô Nhiễm Nguồn Nước Sạch Sông Đà Lĩnh án
-
Nước Sông Đà Nhiễm Bẩn đường đi Của Dầu Thải Tới Nguồn Nước
-
Nhìn Lại Nhà Máy Nước Sạch Sông Đà Sau Một Năm Xảy Ra Sự Cố
-
Hành Trình Truy Dấu ô Nhiễm Nguồn Nước Sông Đà - Tiền Phong
-
Nước Sạch Sông Đà - Tin Tức Mới Nhất 24h Qua - VnExpress
-
Sự Cố Nguồn Nước Sạch Sông Đà Nhiễm Dầu: Khởi Tố Vụ án Gây ô ...
-
Cận Cảnh Nguồn Nước Sông Đà đầy Dầu Nhớt Thải Khiến Dân Hà Nội ...
-
Ba Kẻ đổ Dầu Thải Vào Nguồn Nước Sông Đà Lĩnh Hơn 12 Năm Tù Giam
-
Từ Vụ Nước Sạch Sông Đà: Quá Nhiều Lỗ Hổng An Ninh Nguồn Nước
-
Khởi Tố Vụ án Hình Sự đổ Dầu Thải Vào Nguồn Nước Sông Đà
-
Viwasupco Giảm Lượng Cấp Nước Sạch Do Nguồn Nước Sông Đà ...
-
SỰ KIỆN: Ô Nhiễm Nguồn Nước Sạch Sông Đà - Reatimes
-
Xử Lý ô Nhiễm Nguồn Nước Sông Đà - VTV Go
-
Nguồn Nước Sông Đà ô Nhiễm - Báo Sức Khỏe & Đời Sống