Nhà Máy Sản Xuất đường ăn Từ Cây Mía Với Cây Mía Là

Số liệu về tỷ lệ phân chia lợi nhuận trong chuỗi liên kết sản xuất mía - đường nêu trên, là kết quả nghiên cứu mới nhất về ngành mía đường của Forest Trends, được công bố tại Hội thảo trực tuyến Hướng tới Phát triển bền vững ngành mía đường Việt Nam, do Forest Trands tổ chức ngày 21/1/2022.

Đề dẫn hội thảo, ông Tô Xuân Phúc - thuộc Forest Trends, cho biết: Qui mô ngành mía đường Việt Nam đang bị giảm sút mạnh cả đầu vào (diện tích và sản lượng mía) cũng như chế biến (sản lượng đường) và số nhà máy đường hoạt động. Đường sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu thị trường, còn lại phải nhập khẩu, đặc biệt kể từ khi hội nhập ATIGA (1/1/2020), lượng đường nhập khẩu từ ASEAN vào Việt Nam tăng rất mạnh do chỉ có mức thuế từ 0-5% (chưa kể đường nhập lậu), gây áp lực cạnh tranh rất lớn đến sản xuất đường trong nước.

Suy giảm ngành mía đường, nguyên nhân chính là do năng lực cạnh tranh yếu, chi phí sản xuất đường trắng còn cao hơn Philipine từ 43,3-105,6 USD/tấn; cao hơn của Thái Lan từ 116-241,6 USD/tấn… Năng suất mía bình quân của Việt Nam tuy cao hơn của Thái Lan, nhưng lại thấp hơn của Indonesia, Philipine và thua kém Thái Lan về chính sách, thể chế phát triển mía đường…

Thu hoạch mía. Ảnh minh họa

Theo Forest Trand, tồn tại chính của ngành mía đường Việt Nam hiện nay, là sản xuất mía manh mún, nhỏ lẻ, chi phí tăng. Hộ trồng mía là nhóm quan trọng nhất trong khâu sản xuất mía (bao gồm hộ, hợp tác xã, nông trường) liên kết với nhà máy đường thông qua các hợp đồng, song mối liên kết này còn lỏng lẻo, thiếu tính ràng buộc pháp lý, dễ bị phá vỡ bất cứ lúc nào. Đặc biệt, chia sẻ lợi ích giữa các khâu trong chuỗi sản xuất mía - đường đang mất cân đối nghiêm trọng, trong khi người trồng mía cung ứng khoảng 80,6% mía để sản xuất ra đường, thì lợi ích được hưởng lại thấp nhất (chưa đến 11% lợi nhuận trung bình từ mía và đường). Lợi nhuận thu được từ cây mía trên cùng diện tích và loại đất thua kém các cây trồng khác (lúa, sắn…) đã khiến người nông dân nhiều nơi bỏ mía. Các nhà máy đường có sự cạnh tranh không lành mạnh tạo ra môi trường tiêu cực, thiếu minh bạch. Việc xác định chất lượng cây mía (chữ đường - CCS) trong thu mua mía của nông dân chưa tạo được niềm tin bởi do chính các nhà máy thực hiện, không có bên thứ 3 độc lập giám định, thiếu tính khách quan. Đây là vấn đề khiến nhiều người nông dân trồng mía rất bức xúc trong những năm vừa qua và hiện nay.

CCS không đơn giản là đo lường chất lượng của cây mía, mà chỉ số CCS cao hay thấp là căn cứ quyết định giá mua mía của các nhà máy đối với cây mía của người nông dân, nó gắn với lợi nhuận, thu nhập của người nông dân. Ông Hồ Thành Biên - đại diện người trồng mía tỉnh Tây Ninh, chia sẻ tại hội thảo: Thế yếu của người trồng mía là không biết CCS thật như thế nào. Ông Biên cho biết, đem mía cho đơn vị chuyên môn độc lập phân tích, so sánh với CCS do nhà máy đường đánh giá, kết quả do bên thứ ba đánh giá cao hơn từ 1,8 đến 4,6 CCS/tấn mía. Tuy nhiên, các nhà máy đường không thừa nhận kết quả đánh giá từ bên thứ ba. Khoảng 60% hộ nông dân trồng mía hiện nay không tin vào CCS do các nhà máy đường đánh giá, nhưng vẫn phải chấp nhận do nông dân không có công cụ, phương tiện, vị thế có thể kiểm soát việc đo lường chất lượng, không có tiếng nói quyết định về giá cả. Chênh lệch chỉ số CCS cao, thiệt hại rất lớn đối với người trồng mía, lợi ích nhà máy đường hưởng.

Trong năm 2021, Bộ Công Thương đã áp thuế phòng vệ thương mại đối với đường nhập khẩu từ Thái Lan (thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp), điều này đã giúp cho giá đường có lợi cho sản xuất ở trong nước. Tuy nhiên, ông Biên cho biết, lợi ích từ áp thuế phòng vệ thương mại nhà máy hưởng nhiều, nhưng lại chưa chia sẻ lợi ích đáng kể cho nông dân, vẫn mua mía với giá chưa tương xứng.

Sản phẩm đường tinh luyện. Ảnh minh họa

“Trong chuỗi liên kết sản xuất mía - đường, ai cũng biết nông dân là then chốt, nhưng lợi nhuận được hưởng thì bèo bọt. Nhà nước cần có Luật Mía đường qui định về tỷ lệ phân chia lợi nhuận, đánh giá chữ lượng đường khách quan, minh bạch, chính xác, điều chỉnh các mối quan hệ trong chuỗi sản xuất mía - đường hài hòa... Nếu không có giải pháp hiệu quả cho vấn đề này, ngành mía đường sẽ tiếp tục phát triển thụt lùi, liên kết giữa nhà máy đường với nông dân trồng mía chỉ là một cuộc chơi bất bình đẳng, có thể đỗ vỡ bất cứ lúc nào” - ông Biên phát biểu.

Tham luận từ góc độ thực tiễn liên kết nhà máy đường và nông dân, ông Võ Văn Lương - Giám đốc Nghiên cứu phát triển Công ty TNHH Mía đường Nghệ An (NASUCO), cho biết: NASUCO liên kết với khoảng 15.000 hộ nông dân, thực hiện chính sách hỗ trợ đầu vào cho nông dân vay vốn lãi suất ưu đãi để canh tác mía, cung ứng vật tư, hỗ trợ nông dân về khoa học kỹ thuật… theo hướng giảm chi phí cho nông dân. Đồng thời, NASUCO thu mua mía cho nông dân với giá thị trường, đúng với giá trị thật, đánh giá CCS bằng thiết bị hồng ngoại đảm bảo chính xác, không bớt CCS của nông dân. Ngay cả khi khó khăn, NASUCO vẫn mua mía cho nông dân với giá phù hợp để người dân có thể sống được bằng cây mía, nhờ vậy diện tích vùng nguyên liệu mía của NASUCO đang có xu hướng tiếp tục tăng.

Tuy nhiên, ông Võ Văn Lương cũng cho rằng, không loại trừ một số nhà máy quảng cáo chính sách với nông dân thì tốt, nhưng khi thực hiện thì lại khác. Các nhà máy này ít đầu tư cho nông dân, mua mía theo giá cảm quan, đánh giá CCS thấp không đúng với giá trị thật khiến người nông dân thiệt hại... Theo ông Võ Văn Lương, để liên kết bền vững giữa nhà máy với nông dân, các nhà máy cần hỗ trợ tốt nhất cho nông dân đầu vào bằng bằng giống, vốn, khoa học kỹ thuật... và thu mua đầu ra đúng với giá trị thực, minh bạch, trung thực, chia sẻ hài hòa lợi ích với nông dân.

Đại diện cho cơ quan quản lý nhà nước, bà Võ Thị Lý - Cục Chế biến và Thương mại nông sản (Bộ NN&PTNT), cho rằng, minh bạch đánh giá CCS là một vấn đề trong chuỗi liên kết sản xuất mía - đường đã được nói đến nhiều. Đây là việc cần phải làm để đảm bảo công bằng, chính xác, khách quan, minh bạch. Cơ quan chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã và đang nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phù hợp cho vấn đề này.

Giải quyết “nút thắt” về đánh giá CCS thông qua giám định từ bên thứ 3, không chỉ làm minh bạch, chính xác chất lượng mía và giá trị cây mía của người nông dân, giúp nông dân tin tưởng, yên tâm sản xuất, mà cũng còn góp phần “minh oan” cho những nhà máy đường làm ăn chân chính. Tuy nhiên, theo bà Võ Thị Lý, giải quyết vấn đề này bằng chính sách, bằng các qui định của pháp luật cần phải xem xét phù hợp về phương thức thực hiện, đảm bảo sự đồng thuận giữa các bên có liên quan (nông dân, nhà máy, hiệp hội mía đường...).

Để dập tắt xăng dầu cháy người ta sẽ:

Sự cố tràn dầu do chìm tàu chở dầu là thảm họa môi trường vì:

Trong các vật liệu sau, vật liệu nào dẫn điện tốt?

Dãy nào sau đây gồm các vật dụng được làm từ kim loại:

Vật liệu gỗ có những tính chất nào sau đây:

Để làm dây dẫn điện, người ra sử dụng kim loại đồng. Vì:

Dãy nào dưới đây gồm các vật liệu:

Vật liệu nào sau đây được xem là thân thiện với môi trường:

Em hãy hoàn thành bảng sau bằng cách nối các ý ở cột A với các ý ở cột B:

Khi khai thác quặng sắt, ý nào sau đây là không đúng?

Nguyên liệu nào sau đây được sử dụng trong lò nung vôi?

Nhà máy sản xuất rượu vang dùng quả nho để lên men. Vậy nho là:

Phát biểu nào dưới đây là đúng?

Vì sao mưa acid có thể làm hư hại các tượng đá vôi để ngoài trời?

Dãy nào dưới đây gồm các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên:

Cây mía là nguyên liệu chính để sản xuất:

Đá vôi không được dùng để:

Mô hình 3R có nghĩa là gì?

Vật liệu nào sau đây không thể tái chế?

Đáp án nào dưới đây không chỉ tính chất của vật liệu thủy tinh:

Đáp án nào dưới đây không chỉ tính chất của vật liệu cao su:

Vật liệu gốm có tính chất nào sau đây:

Vật liệu nhựa có tính chất nào sau đây:

Em hãy cho biết sự cần thiết phải phân loại rác thải sinh hoạt hằng ngày?

Cách làm nào dưới đây không hợp lý khi xử lý đồ dùng bỏ đi trong gia đình?

Vật thể nào sau đây được xem là nguyên liệu?

Khi dùng gỗ  để sản xuất giấy thì người ta sẽ gọi gỗ là:

Khai thác đá vôi gây tác hại đến môi trường như thế nào?

Quặng bauxite (chứa nhôm oxide) dùng để sản xuất:

Quặng apatite được dùng để sản xuất:

Quặng hematite được dùng để sản xuất:

Để sản xuất ra rổ, rá, chiếu, mành,… người ta sử dụng nguyên liệu gì?

Loại nguyên liệu nào sau đây hầu như không thể tái sinh?

Nguyên liệu chính để sản xuất gạch không nung là gì?

Tại sao gạch không nung thường được thiết kế có các lỗ hổng?

Sử dụng gạch không nung mang lại lợi ích gì cho môi trường.

Nguyên liệu chính để chế biến đường ăn là:

Nguyên liệu chính để sản xuất ra gạch là:

Nguyên liệu chính để sản xuất ra xăng là:

Đá vôi được dùng để sản xuất:

Sản phẩm được sản xuất từ dầu thô là:

Cây ngô là nguyên liệu để sản xuất:

Dãy nào dưới đây gồm các sản phẩm được làm từ gỗ:

Lúa là nguyên liệu dùng để sản xuất:

Em hãy tích vào ô trống trước mỗi đáp án chỉ tính chất của vật liệu gỗ:

Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong phát biểu sau:

Từ khóa » Nhà Máy Sản Xuất đường ăn Từ Mía. Vậy Mía Là