Nhà ở Xã Hội Là Gì? Đối Tượng Và Quy định Nhà Nước Về Nhà ở Xã Hội

Nhà ở xã hội là gì? Hiện nay, trên thị trường bất động sản, các căn hộ chung cư cũng như nhà ở đang có mức giá ngày càng tăng cao. Điều này khiến nhiều người đứng trước nguy cơ không có đủ nguồn tài chính để có thể sở hữu một căn nhà cho riêng mình. Từ đó, các dự án nhà ở xã hội được triển khai và đang phát triển rộng rãi nhằm đưa ra giải pháp tối ưu cho những người dân này. Cùng giathuecanho.com tìm hiểu về loại hình bất động sản này trong bài viết dưới đây nhé.

  1. I. Nhà ở xã hội là gì?
  2. II. Đặc điểm của nhà ở xã hội
  3. III. Ưu nhược điểm của nhà ở xã hội
    1. 1. Ưu điểm
      1. Giá rẻ
      2. Thanh toán nhẹ
      3. Chất lượng công trình ổn
      4. Hệ thống tiện ích
      5. Thiết kế đa dạng
    2. 2. Nhược điểm
  4. IV. Đối tượng nào được thuê mua nhà ở xã hội
    1. 1. Thuê mua nhà ở xã hội là gì?
    2. 2. Đối tượng được mua nhà ở xã hội theo quy định pháp luật
  5. V. Điều kiện mua nhà ở xã hội
    1. Về nhà ở
    2. Về cư trú
    3. Về thu nhập
  6. VI. Lợi ích của hình thức thuê mua nhà ở xã hội
    1. Đối với người thuê mua
    2. Đối với chủ đầu tư dự án
  7. VII. Giá bán ở nhà xã hội
  8. VIII. Có nên mua nhà ở xã hội không?
  9. IX. Hồ sơ và thủ tục mua nhà ở xã hội
    1. 1. Hồ sơ mua nhà ở xã hội
    2. 2. Thủ tục mua nhà ở xã hội
  10. X. Ưu đãi cho vay mua nhà ở xã hội
    1. 1. Đối tượng được cho vay mua nhà ở xã hội
    2. 2. Mức lãi suất và thời hạn cho vay
  11. XI. Cần chuẩn bị gì trước khi mua nhà ở xã hội?
  12. XII. Lưu ý khi mua nhà ở xã hội
  13. XIII. Giải đáp những câu hỏi thường gặp về nhà xã hội
    1. 1. Nhà ở xã hội có được cấp sổ đỏ không?
    2. 2. Thời gian sử dụng nhà xã hội là bao lâu?
    3. 3. Có được mua bán nhà xã hội hay không?
    4. 4. Nhà xã hội có được thế chấp không?
  14. XIV. Danh sách nhà ở xã hội TP.HCM
  15.  Lời kết

I. Nhà ở xã hội là gì?

Nhà ở xã hội là mô hình thuộc quyền sở hữu của những cơ quan nhà nước (có thể là trung ương hoặc địa phương). Hay các loại hình nhà ở được quản lý và sở hữu bởi cơ quan nhà nước, các tổ chức phi lợi nhuận.

Nhà xã hội này sẽ được xem như một giải pháp hữu hiệu nhất hỗ trợ họ để có một căn nhà đẹp với giá rẻ nhất. Từ đó, họ có thể an tâm để xây dựng sự nghiệp và cống hiến hết mình cho công việc.

Thế nào là nhà ở xã hội

Thế nào là nhà ở xã hội

Theo nghị định 100 về nhà ở xã hội, có hai loại nhà ở sau đây:

  • Nhà ở xã hội là nhà chung cư:Đây là loại nhà thường thấy ở các thành phố lớn. Căn hộ được thiết kế và xây dựng theo kiểu khép kín, bảo đảm tiêu chuẩn xây dựng với diện tích sàn mỗi căn giao động từ 25m2 đến tối đa là 70 m2. Tuy nhiên, UBND cấp tỉnh có thể quy định tăng thêm diện tích nhưng không được quá 77m2, tùy thuộc vào tình hình từng địa phương cụ thể, và số lượng căn hộ này không quá 10% tổng số căn hộ trong dự án.
  • Nhà ở xã hội là nhà liền kề thấp tầng:Loại hình này thường xuất hiện ở những khu vực có diện tích đất rộng như ở nông thôn. Các căn hộ thường là nhà từ 1 tầng trở xuống, được xây dựng liền kề nhau với tổng diện tích nhà ở không quá 10 m2.

II. Đặc điểm của nhà ở xã hội

Để tìm hiểu rõ hơn về loại hình bất động sản này, những đặc điểm nhà xã hội dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ.

  • Quy mô và số lượng nhà  xã hội được quyết định bởi nhu cầu thuê và mua nhà xã hội của những đối tượng có liên quan cũng như sự phù hợp với điều kiện kinh tế của địa phương.
  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan sẽ chịu trách nhiệm hàng đầu về các dự án nhà xã hội trên địa bàn.
  • Về nguồn vốn phát triển nhà xã hội: dựa vào tiền bán, cho thuê và cho thuê mua nhà ở thuộc quyền sở hữu của nhà nước trên địa bàn tỉnh. Trích từ 30% – 50% tiền sử dụng đất của các dự án phát triển nhà ở thương mại và dự án khu đô thị mới trên địa bàn, ngân sách địa phương và huy động từ các nguồn vốn khác nhau.
Nhà ở cho người thu nhập thấp

Nhà ở cho người thu nhập thấp

Nhà ở xã hội được quản lý bởi nhà nước và nhằm mục đích hỗ trợ tài chính cho các đối tượng xã hội cụ thể. Lập kế hoạch cho dự án nhà xã hội phải dựa trên nhu cầu, số lượng và diện tích khu vực, và phải làm các thủ tục cần thiết để cơ quan chính quyền phê duyệt.  Do đó, pháp luật Việt Nam đã đưa ra các quy định nhà xã hội rất cụ thể như sau:

  • Nhà xã hội tại đô thị phải là chung cư hoặc tính vào loại đặc biệt phải là nhà ở có 5 – 6 tầng.
  • Diện tích mỗi căn nhà không quá 70m2 sàn, được hoàn thiện theo cấp, hạng nhà nước nhưng không được dưới 30m2 sàn.
  • Đảm bảo những tiêu chuẩn về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy định từng loại đô thị.
  • Các khu đô thị phân theo loại thì nhà xã hội không được xây dựng quá 6 tầng. Riêng ở khu đô thị cao cấp thì khu chung cư phải được xây dựng 6 tầng

III. Ưu nhược điểm của nhà ở xã hội

1. Ưu điểm

Giá rẻ

Đây là điểm nổi bật của loại hình nhà ở xã hội này. Mặc dù được xây dựng ở các khu đô thị và thường là chung cư nhưng giá thành lại rẻ hơn nhiều so với những loại hình căn hộ khác. Giá nhà ở rẻ, phí quản lý chung cư nhà xã hội cũng thấp.

Thanh toán nhẹ

Bên cạnh việc thanh toán 1 lần, người mua có thể chia thành nhiều lần với khoản thanh toán ít hơn. Ngoài ra còn được hỗ trợ cho vay vốn với mức lãi suất ưu đãi, thời hạn trả nợ từ 1 đến 5 năm.

Chất lượng công trình ổn

Không phải giá thành rẻ thì chất lượng cũng tương tự. Ở đây, trước khi thực hiện, dự án xây dựng phải thông qua các tiêu chí về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để đảm bảo căn hộ có chất lượng tốt.

Hệ thống tiện ích

Hệ thống nhà cửa cũng được các nhà đầu tư chú trọng để tạo ra một không gian sống tiện ích cho người trong gia đình. Những tiện ích mà căn hộ mang lại còn phụ thuộc vào mức giá, diện tích của từng căn , nhưng vẫn đảm bảo được mục đích sử dụng.

Nhà ở xã hội quận 7

Nhà ở xã hội quận 7

Thiết kế đa dạng

Loại hình nhà ở được thiết kế theo nhiều phong cách đa dạng, mới mẻ mang thiên hướng hiện đại. Mỗi gia chủ có thể tự mình thiết kế theo sở thích bản thân, trang trí nội thất gia đình tiện ích phù hợp với tình hình gia đình.

Nội thất tiện nghi bên trong nhà ở xã được trợ cấp

2. Nhược điểm

Thứ nhất, thủ tục hồ sơ khá phức tạp. Thời gian chờ mua nhà thường rất lâu và tốn thời gian. Bên cạnh đó, bạn phải đảm bảo đáp ứng được các quy định mà luật đề ra.

Thứ hai, do có sự khác biệt so với các loại nhà ở thương mại khác, bạn sẽ không có được một môi trường sống, tiện ích, nội thất tiện nghi, xa hoa hoàn hảo như trong những khu chung cư cao cấp.

Thứ ba, thông thường các dự án khu chung cư xã hội loại này đặt tại các vị trí xa trung tâm thành phố, sẽ gây khó khăn cho việc đi lại trong công việc.

Thứ tư, không được chuyển nhượng bán lại chênh lệch như căn hộ thương mại. Thông thường việc chuyển nhượng sẽ gặp nhiều trục trặc, thời gian dài.

Thứ năm, diện tích của nhà thường nhỏ, chỉ thích hợp cho những hộ gia đình nhỏ từ 3 – 4 người. Như thế sẽ đảm bảo diện tích không gian sinh sống cho các thành viên trong gia đình.

Dự án chung cư nhà ở xã hội quận 10

Dự án chung cư nhà ở xã hội quận 10

IV. Đối tượng nào được thuê mua nhà ở xã hội

1. Thuê mua nhà ở xã hội là gì?

Theo điều 58 luật nhà ở Việt Nam 2014 quy định về việc thuê mua Nhà xã hội, khi thuê mua Nhà, người mua phải trả trước 20% giá trị nhà ở thuê mua và phần còn lại được gia hạn theo thời gian do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định, nhưng trong khoảng thời gian từ 5 đến không vượt quá 20 năm. Khi hết hạn thuê mua, người mua nhà mới có thể làm các thủ tục cần thiết để cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Bởi vậy, trong suốt thời gian đó, người thuê mua nhà không được quyền chuyển nhượng nhà cho người khác.

2. Đối tượng được mua nhà ở xã hội theo quy định pháp luật

Theo điều 49, luật Nhà ở về đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội thì những người thuộc diện sau đây sẽ là đối tượng được mua nhà xã hội:

  • Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;
  • Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn;
  • Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu;
  • Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;
  • Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;
  • Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định tại khoản 5 Điều 81 của Luật này;
  • Học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập;
  • Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.

V. Điều kiện mua nhà ở xã hội

Bên cạnh điều kiện người thuê mua phải thuộc các đối tượng ở trên, để được phép hưởng phúc lợi xã hội, có quyền có nhà xã hội hay còn gọi là nhà ở bình dân thì cần phải đáp ứng các quy định sau:

Về nhà ở

Chưa có sở hữu nhà ở và chưa thuê mua  hoặc chưa thuê nhà ở xã hội, chưa được hưởng các chính sách phúc lợi của nhà nước về nhà ở, đất dưới mọi hình thức tại nơi mình sinh sống. Nếu đã sở hữu nhà riêng thì quy định diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình dưới 8m2, hoặc nhà ở đang bị hư hỏng, dột nát hay nhà ở tạm.

Về cư trú

Yêu cầu phải có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà xã hội. Hoặc có giấy đăng ký tạm trú tại tỉnh, thành phố này từ một năm trở lên.

Về thu nhập

Các đối tượng thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân, có nghĩa là mức thu nhập dưới 9 triệu/ tháng theo trong hợp đồng lao động. Riêng đối với các gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo thì có sổ hộ nghèo, cận nghèo.

Đối tượng được mua nhà ở xã hội

Đối tượng được mua nhà ở xã hội

Tóm lại, để mua được một nhà xã hội thì phải đáp ứng đủ 2 điều kiện cần và đủ bên trên. Nghĩa là phải thuộc đối tượng chính sách và các điều kiện về nhà ở, cư trú, thu nhập. Ngoài ra cũng mất một khoảng thời gian để hoàn tất các thủ tục, hồ sơ để sở hữu nhà ở.

VI. Lợi ích của hình thức thuê mua nhà ở xã hội

Đối với người thuê mua

Đây là hình thức mua nhà tương tự trả góp, là giải pháp hữu ích cho các đối tượng gặp khó khăn về mặt tài chính. Theo đuổi bạn chỉ cần bỏ ra một số vốn ban đầu thấp, khoảng 20% giá trị thực , số còn lại được trả trong thời hạn quy định với mức lãi suất thấp. Đây là điểm đặc biệt đối với loại hình NOXH này.

Sau khi hết thời hạn thuê mua tối thiểu 5 năm thì bạn hoàn toàn có quyền mua lại căn hộ đó khi đã tích góp đầy đủ tiền hoặc có quyền lựa chọn không mua nữa, chọn một loại hình nhà khác khi đủ tiềm lực về kinh tế.

Đối với chủ đầu tư dự án

Để có đủ vốn cho một công trình xây dựng, bên cạnh việc kêu gọi vốn từ các chủ đầu tư khác, thì việc huy động vốn từ người thuê mua cũng là một cách hiệu nghiệm.

Theo đó, các chủ đầu tư sẽ nhận được nguồn vốn từ các đối tượng thuê mua nhà và giao nhà khi hoàn thiện. Tuy nhiên, bên cho thuê vẫn là chủ sở hữu của căn hộ đó, và chỉ chuyển đổi quyền sở hữu sau thời hạn tối thiểu quy định khi bên kia quyết định mua.

Tóm lại, hình thức thuê mua nhà ở xã hội là giải pháp mang tính an toàn cao, có ít rủi ro đối với cả hai bên hợp đồng. Bên cho thuê được đảm bảo đầu ra có đối tượng thuê mua. Còn bên thuê được sở hữu căn hộ cho riêng mình với giá thấp, thời hạn thanh toán dài.

VII. Giá bán ở nhà xã hội

Việc xác định giá nhà ở xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thông thường giá bán được tính dựa trên diện tích sàn nhà ở. Do đó, NOXH có diện tích càng lớn thì số tiền mua cũng lớn theo. Giá trên 1 m2 diện tích sàn dựa trên các tính toán đủ các chi phí hợp lý để thu hồn vốn đầu tư, thuế GTGT, lãi vay,… và đảm bảo mức lợi nhuận không được quá 10% tổng chi phí xây dựng.

Hiện nay, giá nhà xã hội được quy định không quá 15 triệu đồng/m2. Theo đó, giá mỗi căn hộ sẽ giao động từ 580 triệu đồng đến gần 1 tỷ đồng. Người mua có thể chuẩn bị đầy đủ số tiền trên hoặc ít nhất 20% trên tổng giá trị căn hộ để được sở hữu với hình thức thuê mua.

VIII. Có nên mua nhà ở xã hội không?

Có lẽ đây là thắc mắc của không ít người trước khi có ý định sử dụng mô hình cư trú này. Thực tế cho thấy, mua nhà xã hội được nhiều người lựa chọn. Đối với các đối tượng thuộc quy định của nhà nước, với mức thu nhập thấp mà được sở hữu một căn nhà ở bình dân với các thiết bị tiện nghi, đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt của gia đình thì khá hợp lý. Bởi lẽ điều này sẽ tốt hơn so với việc đi thuê các dãy nhà trọ với mức giá tương tự.

Có nên mua nhà ở xã hội không

Có nên mua nhà ở xã hội không

Tuy nhiên bạn vẫn nên xem xét, đánh giá các yếu tố liên quan khác như vị trí địa lý, diện tích nhà ở,… trước khi quyết định có nên mua nhà xã hội hay không.

IX. Hồ sơ và thủ tục mua nhà ở xã hội

Đây là bước quan trọng để sở hữu nhà ở. Do thuộc quyền sở hữu và quản lý của nhà nước nên hồ sơ và các thủ tục mua sẽ phức tạp và phải chờ đợi lâu.

1. Hồ sơ mua nhà ở xã hội

  • Đơn đăng ký mua nhà xã hội (được cấp theo mẫu có sẵn).
  • Đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân – 3 bản đã được công chứng.
  • Chứng minh thư nhân dân của người mua (cả vợ và chồng) – 3 bản đã được công chứng.
  • Ảnh (3×4) các thành viên trong gia đình – 3 ảnh/thành viên.
  • Các loại giấy tờ ưu tiên khác như các hồ sơ minh chứng về đối tượng và thực trạng nhà ở, điều kiện cư trú, thu nhập.

2. Thủ tục mua nhà ở xã hội

Bước 1: Người mua nộp hồ sơ và các giấy tờ cần thiết cho chủ đầu tư dự án.

Bước 2: Chủ đầu tư tiến hành xem xét hồ sơ, lập danh sách các đối tượng được mua/thuê nhà xã hội do mình quản lý. Sau đó sẽ phản hồi kết quả tới người mua. Trong trường hợp hoàn trả lại hồ sơ, phải ghi rõ lý do.

Bước 3: Chủ đầu tư gửi danh sách người được mua cho sở Xây dựng để tiến hành xác thực lại một lần nữa. Sau 15 ngày kể từ khi gửi danh sách xác thực, nếu Sở Xây dựng không có ý kiến gì, chủ đầu tư sẽ thông báo cho người mua. Đồng thời, tiến hành đàm phán, thỏa thuận và ký kết hợp đồng.

Bước 4: Sau khi ký kết hợp đồng, chủ đầu tư có trách nhiệm công khai danh sách người mua tại các sàn giao dịch bất động sản, trụ sở làm việc hay trang thông tin nhà ở của chủ đầu tư.

Dự án nhà ở xã hội Bộ Công an

Dự án nhà ở xã hội Bộ Công an

X. Ưu đãi cho vay mua nhà ở xã hội

1. Đối tượng được cho vay mua nhà ở xã hội

  • Người có công với cách mạng;
  • Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;
  • Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;
  • Cơ quan nhà nước như cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang nhân dân.

2. Mức lãi suất và thời hạn cho vay

Mức lãi suất cho vay đối với nhà xã hội từ 4,8% đến 5%. Được cho vay trong thời hạn 15 năm. Hiện nay cũng có nhiều gói vay nhà xã hội mới với lãi suất ưu đãi giúp hỗ trợ việc mua nhà ở xã hội.

XI. Cần chuẩn bị gì trước khi mua nhà ở xã hội?

  • Cập nhập thông tin về quỹ đất dành cho nhà xã hội mà thành phố/ địa phương công bố;
  • Theo dõi các thông tin về dự án trên các cổng thông tin phù hợp;
  • Hỏi thăm kinh nghiệm mua nhà xã hội;
  • Chuẩn bị các hồ sơ đáp ứng điều kiện mua nhà xã hội theo quy định;
  • Chuẩn bị nguồn vốn cần thiết;
  • Đăng ký mua nhà xã hội sớm để được hưởng nhiều ưu đãi.

XII. Lưu ý khi mua nhà ở xã hội

  • Tham khảo thông tin về dự án cẩn thận, tìm hiểu thông qua website, sàn giao dịch có uy tín. Đặc biệt cần tìm hiểu kĩ về mức độ uy tín của chủ đầu tư, tiến độ dự án,… để tránh rủi ro khi mua nhà xã hội
  • Xem xét giá bán của NOXH có chênh lệch với nhà ở thương mại hay không;
  • Không nên mua lại nhà xã hội;
  • Nên lựa chọn những căn hộ phù hợp với điều kiện gia đình, mục đích sử dụng;
  • Cần quan tâm đến các tiện ích mà bên cho thuê mua cung cấp.

XIII. Giải đáp những câu hỏi thường gặp về nhà xã hội

1. Nhà ở xã hội có được cấp sổ đỏ không?

Theo quy định mới nhất của luật Việt Nam, sau khi người mua thanh toán đủ 100% tổng giá trị căn hộ thì người cho thuê phải nhanh chóng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

2. Thời gian sử dụng nhà xã hội là bao lâu?

Nếu thuê mua nhà ở theo thời hạn thì thời gian tối thiểu sử dụng là 5 năm. Có thể kéo dài khi quyết định mua nhà. Thông thường, người mua nhà có quyền có nhà ở sử dụng tối đa 50 năm.

3. Có được mua bán nhà xã hội hay không?

NOXH mua bán được. Tuy nhiên phải tuân thủ theo quy định của nhà nước để tránh hiện tượng lợi dụng để đầu cơ trục lợi. Có thể chuyển nhượng nhà ở tối thiểu sau 5 năm. Nếu không sẽ bị phạt rất nặng.

4. Nhà xã hội có được thế chấp không?

Theo quy định về nhà xã hội, người mua không được phép thực hiện thế chấp nhà xã hội hay chuyển nhượng nhà ở dưới mọi hình thức trong tối thiểu 5 năm, tính từ thời điểm trả hết tiền nhà theo hợp đồng mua bán.

XIV. Danh sách nhà ở xã hội TP.HCM

Hiện nay có rất nhiều dự án được xây dựng ở các vùng ngoại ô thành phố Hồ Chí Minh như nhà xã hội quận 8, nhà xã hội Thủ Đức,… giúp hỗ trợ những người dân nghèo vào Sài Gòn kiếm sống. Dưới đây, giathuecanho.com xin giới thiệu danh sách nhà xã hội TP.HCM

Dự án nhà ở xã hội năm 2020

Dự án nhà ở xã hội năm 2020

 Lời kết

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi. Qua đó, chúng ta cũng có thể thấy rằng đây là một chính sách rất tốt dành cho các cán bộ công chức nhà nước. Đây là điều mà nhà nước cần mở rộng triển khai để giúp xã hội phát triển hơn nữa.

Từ khóa » đất Quy Hoạch Nhà ở Xã Hội Là Gì