Nhà Sản Xuất C2 Muốn Phục Hồi 70% Doanh Thu Cao Nhất Từng Có Tại ...

Tập đoàn URC (Universal Robina Corporation) của Philippines đang muốn phục hồi lại thị phần tại Việt Nam trong năm nay, sau vụ bê bối an toàn thực phẩm vào năm 2016 khiến doanh số bán hàng và giá cổ phiếu của hãng bị sụt giảm.

CEO của URC là Lance Gokongwei nói với các cổ đông tại một cuộc họp ngày 28/6 rằng URC sẽ hướng đến mục tiêu phục hồi lại 60-70% mức doanh thu cao nhất mà hãng từng đạt được tại Việt Nam, đủ để tạo ra lợi nhuận trước thuế dương. Doanh thu của URC tại Việt Nam từng có lúc lên tới 20 triệu USD/tháng.

c2

Năm ngoái, lợi nhuận ròng của cả tập đoàn URC giảm 7% xuống còn 13,1 tỷ peso (259 triệu USD)

Sản phẩm nước tăng lực Rồng đỏ và trà đóng chai C2 của URC bị cáo buộc có hàm lượng chì vượt mức cho phép của Việt Nam vào năm ngoái, khiến công ty này phải thu hồi một lượng lớn sản phẩm vào tháng 5/2016.Doanh thu của URC trong tháng 6 và tháng 7/2016 sụt giảm chỉ còn 15% mức đỉnh điểm, so với mức 94% trước khủng hoảng. Doanh số bán hàng tại Việt Nam của URC trong quý I/2017 chỉ bằng 45% so với mức đỉnh điểm.

Bài liên quan Mỹ siết chặt nhập khẩu hạt điều từ Việt Nam vì an toàn thực phẩmMỹ siết chặt nhập khẩu hạt điều từ Việt Nam vì an toàn thực phẩm

URC đang tìm cách lấy lại hình ảnh cũng như thương hiệu của mình. Công ty đã ra mắt một bộ nhận dạng thương hiệu mới và các chứng nhận bảo đảm chất lượng từ các tổ chức độc lập.

Ông Gokongwei cho biết: "Chúng tôi đã thuê một vị chủ tịch có nhiều kinh nghiệm để chúng tôi có thể kết nối tốt hơn với chính quyền địa phương".

Tuy nhiên, ông Gokongwei cho biết thêm rằng thật "khó nói" khi nào URC sẽ hồi phục lại thị phần như trước đây. Chúng tôi không đưa ra kì vọng và biết rằng sẽ rất khó khăn".

Vụ tai tiếng về hàm lượng chì trong các sản phẩm ở Việt Nam là sự cố lớn nhất về an toàn thực phẩm lớn nhất ở thị trường nước ngoài của URC từ trước đến nay, theo một quan chức của công ty cho biết.

URC bị Bộ Y tế phạt gần 6 tỷ đồng do kinh doanh hai mặt hàng nhiễm chì kể trên cùng một số vi phạm khác.

Năm ngoái, lợi nhuận ròng của cả tập đoàn URC giảm 7% xuống còn 13,1 tỷ peso (259 triệu USD). Doanh thu của URC cũng chỉ tăng 1% lên 112,6 tỷ peso vì công ty cũng vấp phải sự cạnh tranh ngày càng gia tăng ngay tại Philippines, đặc biệt là về các mặt hàng đồ ăn nhẹ và cà phê hòa tan.

Trong quý I/2017, doanh thu của công ty tăng 8% lên 30,7 tỷ peso trong khi lợi nhuận ròng giảm 4% xuống còn 3,4 tỷ peso.

Cổ phiếu của URC đã giảm khoảng 20% so với một năm trước, đây là mức sụt giảm thuộc hàng mạnh nhất trong số các công ty vốn hóa lớn ở Philippines.

Công ty TNHH URC Việt Nam thuộc tập đoàn URC bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 2003. Doanh nghiệp hiện có hai nhà máy được đánh giá đạt tiêu chuẩn quốc tế hoạt động tại Bình Dương và Hà Nội.

Ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất, phân phối nước giải khát và các sản phẩm mứt, bánh, kẹo. Dòng sản phẩm C2 chính là mặt hàng thế mạnh của công ty.

Kết quả một cuộc khảo sát thị trường cho thấy, thị phần của C2 trong ngành hàng trà uống liền đã tuột dốc không phanh trong năm 2016.

Urc

Thị phần C2 của URC trong ngành hàng trà uống liền đã tuột dốc không phanh trong năm 2016

Vào tháng 3/2016, C2 chiếm gần 38% thị phần, vượt mặt cả những đối thủ sừng sỏ như Trà Xanh 0 độ, Trà thảo mộc Dr.Thanh (Tân Hiệp Phát) và Trà ô-long TEA+ (Pepsi). Nhưng thị phần C2 đã sụt giảm lần lượt xuống mức 23% và 17% trong các quý II và III/2016.

Đến cuối năm cuối năm 2016, thị phần ngành trà uống liền đã được phân chia lại rõ nét, khi Trà xanh 0 độ vươn lên vị trí số một tuyệt đối với gần 41%, C2 xếp thứ hai với hơn 16% và không còn khoảng cách lớn với trà ô-long TEA+ (gần 14%) và Dr.Thanh (gần 13%).

Ngoài sự xuất hiện của mặt hàng TEA+ Matcha với 2-3% thị phần, sự góp mặt của các đối thủ khác như Wonderfarm, Tribeco, Chương Dương, Vinamilk… trong ngành hàng này ổn định ở mức chưa đáng kể và còn khoảng cách khá xa so với nhóm dẫn đầu.

(Theo Nikkei)

Từ khóa » C2 Của Công Ty Nào